Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

BÁCH BỘ

1. Tên khoa học

Stemona tuberosa Lour [1]

2.   Tên khác

Bách bộ củ, Củ ba mươi [1]

3.   Họ thực vật

Họ Bách bộ - Stemonaceae [1]

4.   Đặc điểm thực vật

Dây leo thân quấn. Rễ củ mập, nạc, hình trụ, mọc thành khóm dày. Thân nhẵn, hình trụ, màu lục nhạt, hơi phình ở mấu. Lá mọc đối hoặc so le, cuống dài, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn. Cụm hoa mọc ở kẽ lá. Quả nang, hình trứng thuôn [2].

5.   Phân bố, sinh thái

Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, được nhập trồng ở miền Nam Việt Nam, Đà Nẵng, Quảng Nam, An Giang [1]

6.   Bộ phận dùng

Rễ củ [1]

7.   Công dụng

Chữa ho, viêm khí quản, lao phổi, có tác dụng bổ phổi, tẩy giun móc, giun đũa, giun kim và trừ chấy rận [1]

8.   Thu hái

Tháng 6 – 8 [2]

9.   Chế biến

Phơi hoặc sấy khô [2]

10.   Thành phần hóa học

10.1.   Alkaloid

Từ rễ của cây Bách bộ, 78 alkaloid đã được phân lập, được chia làm hai nhóm khác nhau, bao gồm pyrroloazepine (gồm alkaloid loại stenine, stemoamid, tuberostemospironine và parvistemoline) và các alkaloid có cấu trúc khác [3].

10.1.1. Pyrroloazepine

a) Alkaloid loại stenine

Hiện nay đã xác định được cấu trúc của 30 hoạt chất thuộc nhóm alkaloid loại stenin từ rễ Bách bộ, với hoạt chất chính là tuberostemonine có hàm lượng nằm trong khoảng từ 0,607 - 16,598 mg/kg [3 – 5].

alkaloid loại stenin

  R1 R2 R3 R4 R5 R6
Tuberostemonine H β-H α-H α-H β-H β-H β-Me
Tuberostemonine J β-H α-H α-H β-H α-H α-Me
Tuberostemonine K α-H β-H α-H β-H β-H β-Me
Neutuberostemonine β-H β-H α-H β-H β-H β-Me
Tuberostemonine L β-H α-H α-H β-H α-H α-Me
Tuberostemonine β-H α-H α-H β-H α-H β-Me

b) Alkaloid loại stemoamid

Có tất cả 16 alkaloid loại stemoamid được phân lập từ rễ cây Bách bộ [3] với hai đại diện chính là stemoenonine và 9a-O-methylstemoenonine [6].

alkaloid loại stemoamid

c) Alkaloid loại tuberostemospironine

Hiện nay đã xác định được cấu trúc của 10 hoạt chất alkaloid loại tuberostemospironine từ rễ Bách bộ, với hoạt chất chính là croomin có hàm lượng trong khoảng 0,516 - 6,324 mg/kg và được coi là thành phần gây độc chính của chi Stemona [3, 5, 7].

alkaloid loại tuberostemospironine

d) Alkaloid loại parvistemolin

Chỉ có một alkaloid loại parvistemolin được phân lập từ rễ cây Bách bộ là neostemodiol với hàm lượng thu được là 0,00062% [3, 8].Neostemodiol

10.1.2. Các alkaloid khác

Ngoài các alkaloid kể trên, còn có 21 alkaloid khác cũng được phân lập từ cây Bách bộ, trong đó các chất stemonutuberone A, B và C [3, 9].

Các alkaloid khác

  R1 R2 R3 R4
Stemonatuberone A β-H β-H β-Me H
Stemonatuberone B α-H α-H α-Me H
Stemonatuberone C β-H α-H β-Me H
Sessilifoliamide H β-H β-H β-Me OH
Tuberostemonone β-H α-H β-Me α-H

10.2. Stilbenoid

10.2.1. Stilbenoid

Từ rễ của cây Bách bộ đã phát hiện 23 hoạt chất thuộc nhóm stillben [3].

Stilbenoid

  R1 R2 R3 R4 R5
3,5-dihydroxy-4-methylbibenzyl OH Me OH H H
3,5-dihydroxy-2’-methoxy-4-methylbibenzyl OH Me OH OMe H
3-hydroxy-2’,5-dimethoxy-2-methylbibenzyl OMe H OH OMe H

10.2.2. Phenanthren

Có ba hoạt chất thuộc nhóm phenanthren đã được phân lập trong cây Bách bộ là stemophenanthrene A, stemophenthrene B và stemophenanthrene C [3, 10].

Phenanthren

10.2.3. Tocopherol

Từ rễ của cây Bách bộ cũng phân lập được ba hợp chất tocopherol, bao gồm 3, 4- dehydro-δ-tocopherol (0,05 - 0,18 %) [9], (2S,4′R,8′R)-3,4-δ-dehydrotocopherol và (2R,4′R,8′R)-3,4-δ-dehydrotocopherol [3, 12].

tocopherol

10.3. Các chất khác

Ngoài các alkaloid và stilbenoid kể trên, còn có hai chất khác nữa được phân lập từ cây Bách bộ là methyl ferulate và stemonon A [3, 13].

methyl ferulate và stemonon A

11. Tác dụng dược lý

11.1. Tác dụng diệt côn trùng và chống ăn mòn

Trong mô hình in vivo, cao chiết dichloromethane của cây Bách bộ ở nồng độ 0,5% cho thấy tác dụng diệt ấu trùng với tỷ lệ tử vong tích lũy là 53,3 % so với nhóm đối chứng dương flumethrin [3, 14].

11.2. Tác dụng chống ho

Trong mô hình in vivo, khi tiêm phúc mạc 150 mg/kg cao chiết alkaloid toàn phần của cây Bách bộ vào chuột lang bị ho do kích thích acid citric đường hô hấp, số cơn ho đã được giảm đáng kể từ 24,5 ± 6,0 xuống còn 6,2 ± 2,6 (P < 0,05) so với nhóm đối chứng âm [3, 15].

11.3. Tác dụng chống viêm

Trong mô hình in vivo, việc cho các con chuột bị viêm phổi do khói thuốc lá uống 10 mg/kg/ngày cao chiết nước của Bách bộ trong vòng ba tuần đã làm giảm tình trạng viêm và giảm sản sinh các chất trung gian gây viêm so với dexamethasone [3, 16].

11.4. Tác dụng chống ung thư

Trong mô hình in vitro, cao chiết phân đoạn dichloromethane của cây Bách bộ với các nồng độ 25, 50 và 100 μg/mL làm ức chế sự phát triển, giảm tỷ lệ sống sót của tế bào khối u và gây ra sự chết tế bào với giá trị LC50 là 50 µg/ mL so với nhóm đối chứng dương camptothecin [3, 17].

11.5. Tác dụng kháng nấm

Trong mô hình in vitro, cao chiết trong nước của cây Bách bộ làm ức chế đáng kể chủng nấm C.albicans so với nhóm đối chứng dương jieeryin [3].

11.6. Tác dụng kháng virus

Trong mô hình in vitro, sử dụng cao chiết trong nước của cây Bách bộ ở nồng độ 2000 μg/mL cho thấy chỉ số điều trị (treatment index - TI) lần lượt là 5,79 ± 0,02 và 7,23 ± 0,03 trên tế bào của hai chủng virus HSV-1 và HSV-2 sau khi virus gắn vào tế bào chủ [3, 18].

12. Tài liệu tham khảo

[1] Danh lục cây thuốc Việt Nam (2016), NXB Khoa học và Kỹ thuật, trang 37.

[2] Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam (2006), tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, trang 118-122.

[3] Journal of Ethnopharmacology (2021), 265: 1-29. DOI: 1016/j.jep.2020.113112

[4] Chinese Chemical Letters (2014), 25(9): 1252-1255. DOI: 1016/j.cclet.2014.03.051

[5] Biomedical Chromatography (2007), 21(10): 1088-1094. DOI 1002/bmc.862

[6] Journal of Natural Products (2008), 71(6): 1107-1110. DOI: 1021/np070651+

[7] Phytochemistry Review (2019), 18: 463–493. DOI: 1007/s11101-019-09602-6

[8] Tetrahedron Letters (2013), 54(51): 6995 - DOI: 10.1016/j.tetlet.2013.10.014

[9] Magnetic Resonance in Chemistry (2014), 52(11): 719-728. DOI: 10.1002/mrc.4099

[10] Natural Product Research (2013), 27(24): 2328-2332. DOI: 1080/14786419.2013.832677

[11] Plant Biology (2017), 19(5): 835-842. DOI 1111/plb.12587

[12] Molecules (2015), 20(4): 5965-5974. DOI: 3390/molecules20045965.

[13] Fitoterapia (2018), 129: 150-153. DOI: 1016/j.fitote.2018.06.025

[14] Acta Horticulturae (2003), DOI: 10.17660/ActaHortic.2003.597.32.

[15] Planta Medica (2003), 69(10): 914-920. DOI: 1055/s-2003-4510

[16] Journal of Ethnopharmacology (2015), 160: 41-51. DOI: 1016/j.jep.2014.11.032

[17] Biologics (2007), 1(4): 455–463. DOI: 2147/btt.s12160307

[18] Journal of Medicinal Plants Research (2013), 7(2): 76-84. DOI: 5897/JMPR12.906.