Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO

1. Tên khoa học

Hedyotis diffusa Wild. [1]

Tên đồng nghĩa: Oldenlandia diffusa (Wild.) Roxb. [1]

2. Tên khác

An điền bò, An điền lan, Bòi ngòi bò, Lưỡi rắn trắng, Bạch hoa xà nhiệt thảo [1]

3. Họ thực vật

Họ Cà phê - Rubiaceae [1]

4. Đặc điểm thực vật

Cây thảo, mọc bò. Thân vuông màu nâu nhạt. Lá mọc đối, hình mác thuôn dài. Hoa màu trắng. Lá dài [2].

5. Phân bố, sinh thái

Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thừa Thiên – Huế, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu [1]

6.  Bộ phận dùng

Toàn cây [1]

7. Công dụng

Chữa viêm họng, viêm amygdal, viêm đường tiết niệu, dùng điều trị bổ trợ cho ung thư dạ dày, trực tràng, ung thư gan thời kỳ đầu, sốt, một số bệnh về gan mật và thận [1]

8. Thu hái

Mùa hạ, thu [2]

9. Chế biến

Phơi hoặc sấy khô [2]

10. Thành phần hóa học

10.1. Iridoid và triterpenoid

Iridoid là một trong những nhóm hợp chất quan trọng nhất của Bạch hoa xà thiệt thảo. Hàm lượng các iridoid được phân lập từ Bạch hoa xà thiệt thảo: asperulosidic acid (1,57 – 5,93 mg/g dược liệu), (E)-6-O-feruloyl scandosid methyl ester (1,54 – 3,82 mg/g), asperuloside (1,45 – 3,68 mg/g), deacetyl asperulosidic acid methyl ester (0,31 – 3,34 mg/g), (E)-6-O-p-coumaroyl scandoside methyl ester (1,82 – 3,23 mg/g) và geniposidic acid (1,182 mg/g) [3].

Iridoid

 

  R1 R2
Asperulosidic acid H CH3CO
Deacetyl asperulosidic acid methyl ester CH3 H

triterpenoidNgoài ra, một số hợp chất triterpenoid cũng được phân lập như ursolic acid (1,004 mg/g) và oleanolic acid (0,5 – 0,8 mg/g) [3].

ursolic acid và oleanolic acid

10.2. Flavonoid

Flavonoid là nhóm chính có trong Bạch hoa xà thiệt thảo, phần lớn các chất đều là dẫn chất aglycon flavonoid của kaempferol và quercetin. Hàm lượng của các chất được phân lập: rutin (4,92 – 15,78 mg/g), quercetin-3-O-β-ᴅ-glucopyranoside (0,98 – 10,23 mg/g), kaempferol-3-O-β-ᴅ-glucopyranoside (0,79 – 7,98 mg/g), quercetin-3-O- sambubioside (1,36 – 6,32 mg/g), kaempferol (0,75 – 2,15 mg/g) và quercetin (0,52 – 1,72 mg/g) [3].

Flavonoid

  R1 R2
Rutin OH Rutinose
Quercetin OH H
Quercetin-3-O-β-ᴅ-glucopyranoside OH β-ᴅ-Glc
Quercetin-3-O-sambubioside OH β-ᴅ-Xyl-(1→2)-ᴅ-Glc
Kaempferol H H
Kaempferol-3-O-β-ᴅ-glucopyranoside H β-ᴅ-Glc

10.3. Anthraquinone

Anthraquinone cũng là một nhóm thành phần có hoạt tính sinh học chính trong Bạch hoa xà thiệt thảo. Từ Bạch hoa xà thiệt thảo đã phân lập được 24 hợp chất anthraquinone trong đó có 2-hydroxy-3-methoxy-7-methyl anthraquinone (0,16 – 0,51 mg/g), 2-hydroxy-1-methoxy anthraquinone (0,22 – 0,49 mg/g) [3].

Anthraquinone

  R1 R2 R3 R4 R5 R6
2-Hydroxy-1-methoxyanthraquinone OCH3 OH H H H H
2-Hydroxy-3-methoxy-7-methyl anthraquinone H OH OCH3 H H CH3

10.4. Phenolic và các dẫn xuất

Hàm lượng của p-coumaric acid và ferulic acid lần lượt là 888,1 ± 0,74 µg/g và 86,99 ± 1,65 µg/g [3].

Phenolic

  R1 R2 R3
p-Coumaric acid H OH H
Ferulic acid OCH3 OH H

11. Tác dụng dược lý

11.1. Tác dụng chống ung thư

  • Tác dụng chống ung thư đại trực tràng

Trong mô hình in vitro, cao chiết ethanol của Bạch hoa xà thiệt thảo ở các hàm lượng từ 0,06 mg/mL đến 0,20 mg/mL có tác dụng ức chế tế bào CT - 26 với tỉ lệ ức chế từ 35,46% ± 3,59% đến 71,84% ± 3,12% [3].

  • Tác dụng chống ung thư bạch cầu

Trong mô hình in vivo, cao chiết nước của Bạch hoa xà thiệt thảo ở nồng độ 16 mg/kg và 32 mg/kg làm giảm kích thước khối u lần lượt là 31,4% và 45,7% [3].

  • Tác dụng chống ung thư gan

Trong mô hình in vivo, cao chiết nước của Bạch hoa xà thiệt thảo ở liều dùng 0,25; 0,5 và 1,0 mg/kg có tác dụng ức chế sự di căn của ung thư tế bào gan trong máu trên chuột H22 [3].

  • Tác dụng chống ung thư cổ tử cung

Trong mô hình in vivo, cao chiết nước của Bạch hoa xà thiệt thảo ở nồng độ 5,0 mL/kg có tác dụng ức chế tế bào ung thư cổ tử cung với trọng lượng khối u giảm 31,6% và kéo dài sống sót lên 46,6% trên chuột trụi lông so với nhóm chứng âm [4].

11.2. Tác dụng điều hòa miễn dịch

Trong mô hình in vivo, cao chiết cồn của Bạch hoa xà thiệt thảo thúc đẩy phản ứng miễn dịch trên chuột BALB/c khỏe mạnh; cao chiết polysaccharide và cao chiết flavonoid toàn phần có thể cải thiện chỉ số thanh thải, chỉ số thực bào, chỉ số tuyến ức chỉ số lá lách và tăng cường khả năng miễn dịch đặc hiệu, không đặc hiệu của chuột bị ức chế miễn dịch gây ra bởi cyclophosphamide [3].

11.3. Tác dụng chống oxy hóa

Trong mô hình in vitro, cao chiết nước của Bạch hoa xà thiệt thảo cho thấy tác dụng chống oxy hóa tốt với nồng độ SC50 là 0,153 mg/mL [3].

11.4. Tác dụng chống viêm

Trong mô hình in vivo, cao chiết nước của Bạch hoa xà thiệt thảo ở nồng độ 5,0 g/kg cho thấy tác dụng chống viêm thận với nồng độ TNF-α, IL-1β, IL-6 và MCP-1 giảm và nồng độ IL-10 tăng so với nhóm chứng âm [5].

12. Tài liệu tham khảo

[1] Danh lục cây thuốc Việt Nam (2016), NXB Khoa học và Kỹ thuật, trang

[2] Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam (2006), tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, trang 150-153.

[3] Molecules (2016), 21: 710-740. DOI: 3390/molecules21060710

[4] Cell Biochemistry and Biophysics (2015), 72: 783-789. DOI: 1007/s12013-015-0532-9

[5] International Journal of Molecular Sciences (2015), 16(11): 27252-27269. DOI: 10.3390/ijms 161126021