Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

CAM THẢO ĐẤT

1. Tên khoa học

Scoparia dulcis L. [1]

2. Tên khác

Cam thảo nam, Dã cam thảo [1]

3. Họ thực vật

Họ Hoa mõm chó - Scrophulariaceae [1]

4. Đặc điểm thực vật

          Cây thảo cứng, mọc thẳng, gốc hóa gỗ, phân thành nhiều nhánh. Thân nhẵn, hình trụ, hơi có cạnh. Lá mọc vòng 3 cái một hay mọc đối, cuống ngắn, hình mác hay bầu dục, hẹp dần ở gốc, đầu tù hoặc hơi nhọn, mép lá nửa phía trên khía răng tù. Hoa trắng 3-5 cái, mọc ở kẽ lá, cuống hoa dài, mảnh như sợi tóc; lá dài, hẹp ngang. Quả nang nhỏ, gần hình cầu. Hạt rất nhỏ, nhăn nheo [2].

5. Phân bố, sinh thái

Gặp ở hầu hết các tỉnh của Việt Nam [1]

6. Bộ phận dùng

Cả cây [1]

7. Công dụng

Chữa sởi, tê phù, cảm cúm, lỵ trực tràng, làm thuốc hạ nhiệt, điều kinh, giảm ho [1]

8. Thu hái

Mùa xuân [2]

9. Chế biến

Phơi hoặc sấy khô [2]

10. Thành phần hóa học

10.1. Các hợp chất chứa nitơ

         Các hợp chất chứa nitơ thường rất phổ biến trong thực vật, trong số đó các alkaloid là các hợp chất quan trọng nhất. Trong Cam thảo đất, hiện tại đã có 18 hợp chất chứa nitơ được tìm thấy [3].

Các hợp chất chứa nitơ10.2. Flavonoid

         Flavonoid là một trong các nhóm chất quan trọng nhất của Cam thảo đất, trong đó chủ yếu là các flavone, flavonol và một số flavonoid khác [3].

    • Flavone

                  Hiện nay đã xác định được cấu trúc của 31 hoạt chất thuộc nhóm flavonoid loại flavone [3].

flavone

  R1 R2 R3 R4 R5 R6
5,7,8,3′,4′,5′-Hexahydroxy-flavone glucuronide H Glc OH OH OH OH
Isovitexin Glc OH H H OH H
5,7-Dihydroxy-3′4′,6,8-tetramethoxyflavone OCH3 OH OCH3 OCH3 OCH3 H
    • Flavonol

Bên cạnh đó, cũng đã xác định được 09 hoạt chất thuộc nhóm flavonol [3].

flavonol

  R1 R2
Rutin Glc-rha OH
Quercetin OH OH
Kaempferol OH H
    • Các hợp chất flavonoid khác

                 Ngoài hai nhóm flavonoid đã kể trên, còn có một số hợp chất flavonoid khác đã được phân lập ra từ Cam thảo đất, có thể kể đến là catechin và naringin [3].

hợp chất flavonoid khác

10.3. Diterpenoid

Hiện tại, đã có 28 hợp chất diterpenoid được phân lập từ Cam thảo đất [3].

diterpenoid

  R
Dulcinodal-13-one H
4-epi-7α-Hydroxydulcinodal-13-one OH

10.4. Triterpenoid

Cho đến thời điểm hiện tại, đã có 10 triterpenoid được tìm thấy trong Cam thảo đất [3].                                 

triterpenoid

10.5. Steroid

         Các nghiên cứu về steroid trong Cam thảo đất còn khá ít, do đó ở hiện tại, chỉ mới có 3 steroid được phân lập trong Cam thảo đất là daucosterol, stigmasterol, β-Sitosterol [3].

steroid

10.6. Phenolic

Đã có 9 hợp chất phenolic được tìm thấy trong Cam thảo đất, có thể kể đến là caffeic acid, ferulic acid, sinapic acid và p-coumaric acid [3].

phenolic

  R1 R2 R3
Caffeic acid OH OH H
Ferulic acid OCH3 OH H
Sinapic acid OCH3 OH OCH3
p-Coumaric acid H OH H

10.7. Các hợp chất không đóng vòng khác

Ngoài các hợp chất đã kể trên, còn có khoảng 07 hợp chất không đóng vòng khác được tìm thấy trong Cam thảo đất [3]. 

hợp chất không đóng vòng khác

11. Tác dụng dược lý

11.1. Tác dụng chống đái tháo đường

        Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, các bệnh nhân đái tháo đường type 2 thể vừa và nhẹ được cho ăn các bát cháo 40 g có chứa 13 – 15 g lá cam thảo đất. Kết quả thu được, không chỉ có HbA1c được giảm đi từ 7,9 xuống còn 6,5% sau 12 tuần so với nhóm đối chứng (7,0%) mà còn không gây ra bất kỳ độc tính nào [3, 4].

11.2. Tác dụng hạ lipid máu

       Trong mô hình in vivo, cao chiết nước từ Cam thảo đất ở liều 200 mg/kg đã cho thấy khả năng làm giảm các chỉ số LDL (123,5 xuống còn 54,6 mg/dL), VLDL (18,4 xuống còn 13,2 mg/dL), triglycerid (90,2 xuống còn 66,2 mg/dL), acid béo tự do (143,0 xuống còn 90,0 mg/dL) và phospholipid (165,7 xuống còn 26,4 mg/dL); đồng thời tăng nồng độ HDL từ 23,7 lên 48,7 mg/dL [3, 5].

11.3. Tác dụng kháng viêm

         Trong mô hình in vivo, việc sử dụng cao chiết trong ethanol 70% của Cam thảo đất ở liều 0,5 và 1 g/kg trên chuột bị viêm do λ-carrageenan theo đường uống cho thấy tác dụng ức chế tình trạng viêm ở chân [3, 6].

11.4. Tác dụng bảo vệ gan

        Một thử nghiệm in vivo trên mô hình chuột bị tổn thương gan cấp tính do CCl4 ghi nhận tác dụng bảo vệ gan của Cam thảo đất. Sử dụng cao chiết ethanol ở liều 0,5 - 1 g/kg làm mức độ hoại tử gan giảm lần lượt là 1,8 ± 0,4 và 1,0 ± 0,7 đơn vị/ g mô (units/ g tissue) so với nhóm sử dụng CCl4 (p < 0,05) [3, 7].

11.5. Tác dụng chống oxy hóa

        Trong mô hình in vitro sử dụng phương pháp phân tích các chất phản ứng với thiobarbituric acid (TBARS – thiobarbituric acid reactive substance), cao chiết ethanol của Cam thảo đất ở liều 0,5 g/kg đã giúp làm giảm chỉ số malondialdehyde xuống mức bình thường [3, 8].

11.6. Tác dụng tăng/ hạ huyết áp

         Một thử nghiệm in vivo trên chuột được gây mê ghi nhận tác dụng tăng huyết áp, nhịp tim khi sử dụng cao chiết nước và cao chiết methanol từ lá của Cam thảo đất ở liều 40, 80 và 160 mg/kg so với nhóm chứng (p < 0,05) [3, 9].

12. Tài liệu tham khảo

[1] Danh lục cây thuốc Việt Nam (2016), NXB Khoa học và Kỹ thuật, trang 131.

[2] Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam (2006), tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, trang 334-335.

[3] Royal Society    of    Chemistry    Advances   (2021)   11:    31235-31259.    DOI: 1039/D1RA05090G

[4] Alternative Medicine (2015), 15: DOI: 10.1186/s12906-015-0935-6

[5] Journal of Medicinal Food (2006), 9(1): 102–107. DOI: 1089/jmf.2006.9.102

[6] African Journal of Biotechnology (2007), 6(10): 1192-1196. DOI: 5897/AJB2007.000-2160

[7] The American Journal of Chinese Medicine (2010), 38(4): 761-775. DOI: 1142/S0192415X10008226

[8] Biomedical and Pharmacology Journal (2011) 4(1), 11-19. DOI: 13005/bpj/254