Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

CÂY Ổi

1. Tên khoa học

Psidium guajava L. [1]

Tên đồng nghĩa: Psidium guajava var. pumilum Vhal, P.pomiferum Lour. [1]

2. Tên khác

Chưa tìm thấy tài liệu

3. Họ thực vật

Họ Sim – Myrtaceae [1]

4. Đặc điểm thực vật

          Cây nhỡ. Thân có vỏ mỏng, trơn nhẵn. Lá mọc đối, hình trái xoan hoặc hình trứng, gốc tròn, đầu tù hơi nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt có gân nổi rõ. Hoa màu trắng, cuống có lông mịn. Quả mọng, hình cầu hoặc hình trứng. Khi chín màu vàng, ruột màu đỏ, trắng hoặc vàng. Hạt rất nhiều, hình bầu dục [2].

5. Phân bố, sinh thái

Cây trồng ở nhiều nơi, nay gặp cả dạng mọc hoang dại hóa [1]

6. Bộ phận dùng

Lá, lá non, búp, vỏ thân, vỏ rễ, quả xanh, quả chín, vỏ quả [1]

7. Công dụng

         Chữa đau bụng đi ngoài; rôm sẩy, lở ngứa; đi ngoài, rửa vết thương, vết loét; tiêu chảy, giải độc ba đậu, làm thuốc nhuận tràng; thuốc làm săn, giảm đau, sát khuẩn [1]

8. Thu hái

Khi quả mềm [2]

9. Chế biến

Dùng tươi [2]

10. Thành phần hóa học

10.1. Các hợp chất phenolic

          Phenolic cũng là một nhóm thành phần có hoạt tính sinh học chính trong Ổi. Từ lá Ổi tươi đã phân lập ra được các hợp chất: Chlorogenic acid (149,79 – 157,17 mg/100 g), p – hydroxybenzoic acid (25,47 – 26,73 mg/100 g), vanillic acid (19,34 – 24,10 mg/100 g), syringic acid (14,07 – 16,54 mg/100 g) và p – coumaric acid (13,22 – 15,38 mg/100 g) [3, 4].

Phenolic

    R1 R2 R3
p–hydroxybenzoic acid   H H H
Vanillic acid   OCH3 H H
Syringic acid   OCH3 OCH3 H

Các hợp chất phenolic

Từ lá ổi khô phân lập được ellagic acid (hàm lượng 2,081 – 2,151 mg/g) [3, 5].

Ellagic acid

10.2. Flavonoid

          Flavonoid là một trong những hoạt chất chính có trong Ổi. Từ lá Ổi tươi phân lập được các chất: rutin (123,90 – 126,45 mg/100 g), quercetin (17,69 – 20,74 mg/100 g) và kaempferol (9,81 – 13,16 mg/100 g) [3, 4].

Flavonoid

  R1 R2 R3
Rutin Rutinose H OH
Quercetin OH H OH
Kaempferol OH H H

Từ lá Ổi khô phân lập được các chất: Avicularin (6,250 – 12,396 mg/g), guaijaverin (8,027 – 11,924 mg/g), catechin (7,147 – 7,216 mg/g), hyperin (2,858 – 7,192 mg/g), quercitrin (5,134 – 6,522 mg/g), morin (3,788 – 5,505 mg/g), reynoutrin (3,126 – 4,730 mg/g), gallocatechin (3,624 – 3,894 mg/g) và isoquercitrin (2,109 – 3,274 mg/g) [3, 5].

Avicularin

      R1 R2     R3 R4
Avicularin     α-ʟ-arabinofuranoside H     OH H
Guaijaverin     α-ʟ-arabinopyranoside H     H OH
Hyperin     β-ᴅ-galactopyranoside H     H OH
Quercitrin     α-ʟ-rhamnopyranoside H     H OH
Morin     H OH     H H
Reynoutrin     β-ᴅ-xylopyranoside H     H OH
Isoquercitrin     β-ᴅ-glucofuranoside H     OH H

Catechin

10.3. Tinh dầu 

          Từ lá và quả ổi phân lập được các tinh dầu: iso-caryophyllene (33,53%), β- caryophyllene (16,9 – 17,6%), viridiflorene (13,00%), farnesene (11,65%), dl-limonene (9,84 – 11%), selin-7(11)-en-4-α-ol (8,3%), β-caryophyllene-oxide (6,5 – 6,7%), α-selinene (6,5 – 6,6%), β-selinene (6,3 – 6,4%), 1,8-cineole (5,4%), δ-cadinene (4,9 – 5,3%) [6, 7].

tinh dầu11. Tác dụng dược lý

11.1. Tác dụng viêm ruột do rotavirus ở trẻ sơ sinh

          Trong một thử nghiệm lâm sàng, cao chiết nước từ Ổi có tác dụng làm giảm thời gian bị tiêu chảy và tỷ lệ chuyển đổi âm tính của kháng nguyên rotavirus trên người. Tỷ lệ hồi phục trong 3 ngày và thời gian dừng tiêu chảy của nhóm điều trị so với nhóm chứng lần lượt là 87,1% so với 58,1%; và 25,1 ± 9,5 giờ so với 38,7 ± 15,2 giờ [8].

11.2. Tác dụng viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm

           Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi có đối chứng giả dược ở 100 bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột truyền nhiễm, sử dụng cao chiết từ lá Ổi bằng đường uống cho thấy tác dụng chống co thắt, giảm số lần đau bụng nhiều hơn so với nhóm dùng giả dược [8].

Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi ở 100 bệnh nhân bị tiêu chảy cấp, sử dụng cao chiết cồn từ của Ổi với liều 10 mL/8 giờ cho thấy giảm thời gian bị tiêu chảy [8].

11.3. Tác dụng tim mạch

           Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đơn, bổ sung Ổi vào chế độ ăn uống cho thấy tác dụng giảm chuyển hóa lipoprotein và hạ huyết áp với các chỉ số cholesterol, triglyceride và huyết áp giảm lần lượt là 9,9%; 7,7% và 9/8 mmHg; chỉ số HDL tăng 8% [8].

11.4. Tác dụng đau bụng kinh

           Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng giả dược ở 197 phụ nữ bị đau bụng kinh nguyên phát, sử dụng chiết xuất từ lá Ổi với liều 6mg/ngày làm giảm đáng kể cường độ đau (p < 0,001) so với nhóm dùng giả dược [8].

11.5. Tác dụng hạ đường huyết

            Trong một thử nghiệm lâm sàng, sử dụng viên nang chứa 500 mg Ổi cho 40 bệnh nhân cho thấy tác dụng hạ đường huyết trong tuần 3, 4, 5 lần lượt là 12,3%; 24,79% và 7% [8].

12. Tài liệu tham khảo

[1] Danh lục cây thuốc Việt Nam (2016), NXB Khoa học và Kỹ thuật, trang 704.

[2] Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam (2006), tập 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật, trang 499-504.

[3] Arabian Journal of Chemistry (2022), 15(5): DOI: 10.1016/j.arabjc.2022.103759

[4] Phytomedicine Plus (2021), 1(4): DOI: 10.1016/j.phyplu.2021.100045

[5] Journal of Functional Foods (2016), 22: 376-388. DOI: 1016/j.jff.2016.01.040

[6] Journal of Essential Oil Research (2013), 25(6): 475-481.DOI: 1080/10412905.2013.796498

[7] Journal of King Saud University – Science (2018), 31(4): 993-998. DOI: 1016/j.jksus.2018.07.021

[8] Journal of Ethnopharmacology (2008); 117 (1): 1-27. DOI: 1016/j.jep.2008.01.025