Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)
Giỏ hàng
1. Tên khoa học
Allium odorum L. [1]
Tên đồng nghĩa: Allium uliginosum G. Don, A. tuberosum Rottler ex Spreng. [1]
2. Tên khác
Chưa tìm thấy tài liệu
3. Họ thực vật
Họ Hành - Alliaceae [1]
4. Đặc điểm thực vật
Cây thảo. Thân hành nhỏ, gầy, thường hợp thành túm, hính nón-trụ. Lá dày, hẹp và dẹt, mọc ốp vào nhau thành hai dãy, đầu lá tù; bẹ lá dài và mỏng. Cụm hoa là tán giả, mọc trên một cán dài hơn lá, hình trụ hoặc hơi 3 cạnh, có vạch dọc; hoa nhiều có cuống dài. Quả nang, hình trái xoan ngược hoặc hình cầu hơi dẹt; hạt nhỏ, màu đen. Toàn cây có mùi hăng đặc biệt [2].
5. Phân bố, sinh thái
Cây trồng ở nhiều nơi [1]
6. Bộ phận dùng
Lá và thân hành, hạt [1]
7. Công dụng
Chữa ho trẻ em, hen suyễn, tiêu hóa kém, giun kim, lỵ amip, mồ hôi trộm; bệnh dương ủy, di mộng tinh, đái són, đái dầm, đau lưng, mỏi gối, khí hư [1]
8. Thu hái
Quanh năm [2]
9. Chế biến
Dùng tươi [2]
10. Thành phần hóa học
Cho đến nay, 12 hợp chất đã được phân lập từ tinh dầu lá Hẹ với các hợp chất chính là 1-allyl-3-methyltrisulfane (29,14%), 1,3-dimethyltrisulfane (26,87%), 1-allyl- 2-methyldisulfane (23,13%) và 3-(Allyldisulfanyl)-1-propene (6,64%) [3].
11. Tác dụng dược lý
Trong mô hình in vitro, cao chiết nước của Hẹ cho thấy tác dụng ức chế hoạt động của Staphylococcus aureus và Escherichia coli với kích thước kính vòng vô khuẩn lần lượt là 0,6 cm và 0,57 cm [4].
Trong mô hình in vitro, cao chiết nước và cao chiết ethanol của Hẹ cho thấy tác dụng ức chế α-amylase với phần trăm ức chế tối đa lần lượt là 89,27% và 69,79%; giá trị IC50 lần lượt là 575,10 μg/mL và 253,63 μg/mL [5].
Trong mô hình in vitro, cao chiết nước và cao chiết ethanol của Hẹ cho thấy tác dụng chống oxy hóa thông qua phương pháp 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) đạt tối đa lần lượt là 65,88% và 84,85%; với giá trị IC50 lần lượt là 143,86 μg/mL và 56,12 μg/mL [5].
Trong mô hình in vitro, cao chiết nước và cao chiết ethanol của Hẹ cho thấy tác dụng chống oxy hóa thông qua phương pháp H2O2 đạt tối đa lần lượt là 57,97% và 67,73%; với giá trị IC50 lần lượt là 115,95 μg/mL và 73,08 μg/mL [5].
12. Tài liệu tham khảo
[1] Danh lục cây thuốc Việt Nam (2016), NXB Khoa học và Kỹ thuật, trang 423.
[2] Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam (2006), tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, trang 911-913.
[3] Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, (2019). 8(21): 24-29.
[4] Indian Journal of Natural Sciences, (2022). 13(72): 43579-43584. ISSN: 0976 – 0997
[5] Indo Global Journal of Pharmaceutical Sciences, (2021). 11(1): 56-61. DOI:10.35652/IGJPS.2021.111008