Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

KÊ HUYẾT ĐẰNG

1. Tên khoa học

Callerya reticulata (Benth.) Schot [1]

Tên đồng nghĩa: Milettia reticulata Benth., M. cognata Hance, M. purpurea Yatabe [1]

2. Tên khác

Dây máu gà, Mát mạng, Thàn mát mạng [1]

3. Họ thực vật

Họ Đậu – Fabaceae [1]

4. Đặc điểm thực vật

         Dây leo thân gỗ, to khỏe, hình trụ tròn hoặc dẹt. Thân lá non có lông tơ. Lá kép đa số 3 lá chét, lá giữa to hơn, cuống lá dài. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm – chùy. Quả đậu dẹt [2].

5. Phân bố, sinh thái

Lạng Sơn, Quảng Ninh; cây trồng ở nhiều địa phương [1]

6. Bộ phận dùng

Dây [1]

7. Công dụng

Chữa thiếu máu, kinh nguyệt không đều, bế kinh, di tinh, phong thấp, đau dạ dày [1]

8. Thu hái

Quanh năm, tốt nhất vào tháng 8 – 10 [2]

9. Chế biến

Phơi khô [2]

10. Thành phần hóa học

10.1. Phenolic đơn giản

          Hiện nay đã xác định được cấu trúc của 13 hợp chất phenolic đơn giản từ thân cây Kê huyết đằng. Hàm lượng phenolic toàn phần được ước tính từ 1,81% đến 2,60% trọng lượng khô [3].

Phenolic

  R1 R2 R3 R4
Protocatechuic acid OH OH COOH H
p-Hydroxybenzoic acid OH H COOH H
Salicylic acid OH COOH H H
m-Hydroxyphenol H OH OH H
p-Hydroxyquinone OH H OH H

10.2. Isoflavonoid

Tính đến thời điểm hiện tại, có gần 40 hợp chất được phân lập từ thân cây Kê huyết đằng. Trong đó, các isoflavone và flavonol chiếm hàm lượng cao (40 – 50% chất phân tích) trong cây [3].

Isoflavonoid

  R1 R2 R3 R4 R5 R6 R7
Daidzin H glc H OH H H H
Sphaerobioside OH glc6-rha H OH H H H
Genistin OH glc H OH H H H
Ononin H glc H OCH3 H H H
Daidzein H H H OH H H H

isoflavone

    R1 R2 R3 R4 R5 R6 R7 R8
Spasuberoside B 3R H H Oglc OCH3 H H H H
Sativan 3S H H OCH3 OCH3 H H H H
Dihydrocajanin 3S O H OH OH H OH H H
Spasuberoside A 3S, 4R OH H OH OCH3 H H glc H

flavonol

        R1   R2   R3
(6aR,11aR)-Methylnissolin 3-O-glucoside Oglc   H   OCH3
Medicarpin       OH   H   OCH3

10.3. Euflavonoid

Có khoảng 40 hợp chất euflavonoid được tìm thấy trong Kê huyết đằng [3].

euflavonoid

    R1 R2
(+)-Gallocatechin 2R, 3S OH OH
(+)-Catechin 2R, 3S H OH
(+)-Epicatechin 2S, 3S H OH
()-Epiafzelechin 2R, 3R H H

10.4. Các hợp chất khác

         Theo kết quả phân tích năm mẻ mẫu thân cây bằng phương pháp sắc lỏng hiệu năng cao-khối phổ (HPLC-MS) cho thấy các hợp chất khác trong cây chủ yếu là các procyanidin ước tính từ 1,81% đến 2,60% trọng lượng khô [3]. 

11. Tác dụng dược lý

11.1 Tác dụng trên hệ tuần hoàn

Trong mô hình in vivo, tiêm bắp 0,125 và 0,25 g/kg cao chiết Kê huyết đằng/ ngày trong 7 ngày cho thấy sự kéo dài thời gian thromboplastin từng phần được kích hoạt (APTT - activated partial thromboplastin time) lần lượt là 20,2 ± 0,9 s và 20,6 ± 1,1 s (p < 0,05) so với 2 thuốc đối chứng dương là heparin và clopidogrel [3, 4].

Trong mô hình in vitro, hoạt chất catechin có trong cây Kê huyết đằng khi sử dụng ở nồng độ 2 - 50 µM đã cho thấy khả năng điều hòa tăng hoạt động của các gen tham gia vào quá trình tạo máu là HBA, HBB, HBD, HBE và HBG (p < 0,0001) [3, 5].

11.2. Tác dụng trên tình trạng da

Trong mô hình in vivo, sử dụng cao chiết nước của Kê huyết đằng ở dạng gel bôi ngoài da với nồng độ là 10 và 20% làm giảm tắc nghẽn, tăng số lượng tế bào sợi, tạo mạch máu và biểu mô ngoại vi trong quá trình làm lành vết bỏng cấp độ 2 so với bạc sulfadiazine [3, 6].

11.3. Tác dụng kháng viêm

Trong mô hình in vivo, sử dụng cao chiết nước Kê huyết đằng ở liều 30 – 300 mg/kg đường uống trong 3 tuần cho thấy tác dụng làm giảm độ dày tai, vết viêm da và giảm số lượng các chất trung gian gây viêm so với dexamethasone [3, 7].

11.4. Tác dụng chống oxy hóa

Trong mô hình in vivo, sử dụng cao chiết methanol của Kê huyết đằng ở liều 30 – 300 mg/kg 3 lần 1 ngày trong 3 tuần trên các con chuột bị gây độc gan bởi CCl4 cho thấy tác dụng bảo vệ gan thông qua việc làm giảm nồng độ các men gan trong huyết thanh như GPT (16,6 – 69,5%); GOT (16,6 – 53,6%) và ALP (37,4 – 95,5%) so với nhóm chứng [3, 8].

11.5. Tác dụng chống ung thư

Trong mô hình in vivo, sử dụng cao chiết ethanol của Kê huyết đằng ở liều 0,4 – 0,8 g/kg đường uống đã làm giảm kích thước khối u đi 55,7% so với docetaxel [3, 9].

11.6. Tác dụng kháng khuẩn

Trong mô hình in vitro, sử dụng phối hợp giữa cao chiết Kê huyết đằng và streptomycin sulfate cho thấy giá trị MIC lần lượt nằm trong khoảng từ 20,42 – 30,62 mg/mL và 0,48 – 0,72 mg/mL, thấp hơn nhiều so với chỉ sử dụng mỗi cao chiết hay chỉ dùng streptomycin [3, 10].

11.7. Tác dụng kháng virus

Một thử nghiệm in vivo trên chuột bị nhiễm virus coxsackie B3 ghi nhận cao chiết nước của Kê huyết đằng ở liều 50 mg/kg và 100 mg/kg trong 15 ngày có khả năng làm giảm tỷ lệ tử vong của chuột bị nhiễm virus xuống còn 40% và 45% (p < 0,01) và giảm tỷ lệ tử vong trong 30 ngày xuống lần lượt là 45% và 50% (p < 0,01) [3, 11]

11.8. Tác dụng phòng ngừa biến chứng đái tháo đường

Trong mô hình in vivo, sử dụng cao chiết nước và ethanol với liều 100 mg/kg bằng đường tiêm bắp đã làm giảm hoạt tính của α-Glucosidase, giảm đường huyết sau bữa ăn, giảm hiệu ứng giả mạo insulin và giảm Gluconeogenesis (giảm PEPCK) so với acarbose [3, 12].

11.9. Các tác dụng khác

Trong mô hình in vivo, sử dụng cao chiết nước của cây với nồng độ 0,25-1% (w/w) bằng đường uống đã làm giảm sự tăng cân, giảm tích tụ mỡ và tăng sự ổn định đường huyết qua đường AMPK và MAPK [3, 13].

12. Tài liệu tham khảo

[1] Danh lục cây thuốc Việt Nam (2016), NXB Khoa học và Kỹ thuật, trang 475.
[2] Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam (2006), tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, trang 1054-1057.
[3] Sage Journals (2022), 17(12): 1-20. DOI: 10.1177/1934578X221142724
[4] Phytomedicine (2020), 77: 153285. DOI: 10.1016/j.phymed.2020.153285
[5] Journal of Ethnopharmacology (2019), 111938. DOI: 10.1016/j.jep.2019.111938.
[6] Tropical Journal of Pharmaceutical Research (2017), 16(10): 2365-2371. DOI: 10.4314/tjpr.v16i10.8
[7] Frontiers in Pharmacology (2022), 13: 1663-9812. DOI: 10.3389/fphar.2022.919230
[8] Natural Product Sciences (2008), 14(2): 127-130. Available at: https://koreascience.kr/article/JAKO200824067121771.pdf
[9] Oxidative Medicine and Cellular Longevity (2021) 2021: 5187569. DOI: 10.1155/2021/5187569.
[10] Journal of the World Aquaculture Society (2018), 49(6): 1002-1013 DOI: 10.1111/jwas.12516
[11] Chinese  Journal  of  Integrative  Medicine  (2011),  17(10):  764-769.  DOI: 10.1007/s11655-011- 0642-1
[12] Evidence-based Complementary and Alternative Medicine (2017), 2017: 6091923. DOI: 10.1155/2017/6091923
[13] International Journal of Molecular Sciences (2019), 20(20): 5150. DOI: 10.3390/ijms20205150.