Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

MƠ TAM THỂ

1.   Tên khoa học

Paederia lanuginosa Wall. [1]

2.   Tên khác

Dây thối địt, Dắm chó, Ngưu bì đống, Khau tất ma (Tày), Co tốt ma (Thái) [2]

3.   Họ thực vật

Họ Cà phê – Rubiaceae [1]

4.   Đặc điểm thực vật

         Dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Thân non hơi dẹt, sau tròn, màu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu ngọn thành xim; hoa màu trắng, điểm tím nhạt, không cuống. Quả gần hình trứng, dẹt, nhẵn, màu nâu bóng [2].

5.   Phân bố, sinh thái

Cây trồng ở miền Nam Việt Nam [1]

6.   Bộ phận dùng

Lá [1]

7.   Công dụng

         Chữa kiết lỵ, đi ngoài ra máu mũi, hay đại tiện thất thường, giun kim và giun đũa; ngừa rối loạn tiêu hóa khi ăn với một số thực phẩm mới lạ [1]

8.   Thu hái

Toàn cây hái vào mùa hè. Rễ vào mùa thu hay thu đông [2]

9.   Chế biến

Thường dùng tươi [2]

10.   Thành phần hóa học

10.1.   Flavonoid

          Cho đến nay, bảy hợp chất flavonoid đã được phân lập từ Mơ tam thể với ba hợp chất chính là kaempferol 3-O-𝛽-glucoside, quercetin 3-O-𝛽-glucoside và kaempferol [3,4].

flavonoid

  R1 R2
Kaempferol 3-O-𝛽-glucoside O-𝛽-glc H
Quercetin 3-O-𝛽-glucoside O-𝛽-glc OH
Kaempferol OH H

10.2.   Phenolic acid

      Trong Mơ tam thể, hai hợp chất phenolic đã được phân lập là 4-O-caffeoylquinic acid (226,6 mg) và chlorogenic acid (136,4 mg) [4].

phenolic

11.   Tác dụng dược lý

Chưa có nghiên cứu.

12.   Tài liệu tham khảo

[1] Danh lục cây thuốc Việt Nam (2016), NXB Khoa học và Kỹ thuật, trang 765.
[2] Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam (2006), tập 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật, trang 301-304.
[3] Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng (2023). 21(8): 124-135. ISSN: 1859-1531
[4] The Japanese Society of Pharmacognosy (2011). 65(1): 52-53. ISSN: 1349-9114