Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

1 Viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâu? Có nguy hiểm không?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Thùy

Chuyên khoa: Công Nghiệp Dược

Trong cuộc sống hiện đại, áp lực công việc, học tập và các mối quan hệ khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ. Thuốc ngủ trở thành lựa chọn phổ biến để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về thời gian tác dụng của thuốc ngủ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề “1 viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâu”.

1 viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâuTìm hiểu về tác dụng của một viên thuốc ngủ trong bao lâu

1 viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâu?

Thông thường, 1 viên thuốc ngủ sẽ có tác dụng trong vòng 6 – 10 tiếng, vì vậy người bệnh cần phải canh thời gian để ngủ, tránh uống thuốc quá muộn hoặc quá sớm. Vì nếu không theo đúng khoảng thời gian của thuốc, cơ thể sẽ luôn ở trong trạng thái mơ màng, mệt mỏi và rất buồn ngủ. Do đó, nhiều người thắc mắc uống thuốc ngủ có gọi dậy được không? Thì câu trả lời là Có, nhưng người dùng rất không tỉnh táo. Bên cạnh đó, thời gian tác dụng còn phù thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, liều lượng dùng và loại hoạt chất của thuốc. 

Sau khi uống thuốc từ 30 phút – 2 tiếng, thuốc sẽ bắt đầu phát huy tác dụng. Lúc này, các hoạt chất sẽ đi vào máu và theo đường máu lên não bộ và hệ thần kinh trung ương để kích thích giải phóng hormone gây buồn ngủ.

uống 1 viên thuốc ngủ có sao không1 viên thuốc ngủ sẽ có tác dụng trong vòng 6 đến 10 tiếng

Những loại thuốc ngủ phổ biến hiện nay

Sau khi biết, uống 1 viên thuốc ngủ thì ngủ được bao lâu, chúng ta cùng tìm hiểu những nhóm thuốc được dùng nhiều hiện nay. Dựa trên cấu trúc hóa học, thuốc ngủ thường được chia thành 3 nhóm gồm:

Dẫn xuất của benzodiazepines

Đây là nhóm thuốc ngủ có tác dụng mạnh giúp người người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ và giảm cảm giác lo âu, cải thiện khả năng ghi nhớ và học tập. Cơ chế hoạt động là làm tăng tác dụng của chất dẫn truyền GABA trong não, từ đó làm chậm quá trình hoạt động của não, giảm lo âu và có thể điều trị bệnh động kinh. Nhóm thuốc này bao gồm các hoạt chất như alprazolam, clonazepam, diazepam và lorazepam, thường gặp với các tên thương mại như seduxen, valium, lexomil,..

Chúng có thể được sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch hoặc uống. Sau 30 phút sẽ bắt đầu có tác dụng và hiệu quả trong khoảng 6 giờ. Thường được chỉ định trong các tình trạng liên quan tới thần kinh trung ương, căng thẳng, lo âu và mất ngủ. Đồng thời còn được sử dụng để kiểm soát cơn động kinh nhỏ. Thông thường các bác sĩ sẽ cân nhắc mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, bệnh đi kèm và tuổi tác để kê đơn thuốc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi sẽ gặp một số tác dụng phụ như trầm cảm, chóng mặt, mệt mỏi, cáu kỉnh. 

uống thuốc ngủ có gọi dậy được khôngDẫn xuất của benzodiazepines thường được sử dụng phổ biến 

Dẫn xuất của barbiturat

Là các thuốc phenobarbital (Gardenal), pentobarbital (Nembutal). Hiện nay loại thuốc này thường ít sử dụng để gây ngủ do có nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn dùng với mục đích gây mê hoặc chống co giật.

>> Uống 5 viên thuốc ngủ có sao không? 5 tác hại và cách xử lý

Thuốc ngủ “Z – drugs”

Đây là nhóm thuốc ngủ thế hệ mới do không có cấu trúc Benzodiazepin, nên thường được gọi là nhóm nonbenzodiazepin, có tác dụng nhanh, hiệu lực sau 30 phút uống và thời gian hiệu quả kéo dài tới 8 giờ. Người bệnh sẽ cảm thấy buồn ngủ, giảm lo âu và không cảm thấy uể oải hoặc choáng váng vào buổi sáng. Nhóm thuốc này thường được bác sĩ ưu tiên chỉ định do tác dụng phụ ít, khả năng dung nạp thuốc thấp. Loại thuốc này bao gồm Zolpidem, Ambien và Zopiclone. 

Melatonin

Đây là một loại thuốc tổng hợp giống với một loại hormone trong não. Tuyến tùng tiết ra melatonin để giúp điều chỉnh nhịp sinh học và kích thích giấc ngủ. Nó thường  được tiết ra vào ban đêm hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu để hỗ trợ cơ thể thư giãn và giúp mọi người dễ ngủ. Vì lượng melatonin tiết ra giảm dần theo tuổi tác, nên các bác sĩ thường kê loại thuốc này cho những người khó ngủ, những người làm việc muộn hoặc làm theo ca, người cao tuổi đang phải vật lộn với chứng mất ngủ.

>> Panadol xanh có gây buồn ngủ không? 3 điều ít ai biết

Những lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ

Hầu hết những loại thuốc ngủ kể trên nếu không sử dụng đúng cách hoặc dùng quá liều đều có thể gây ra tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc để biết cách uống, liều lượng dùng và các tác dụng phụ tiềm ẩn.
  • Thuốc ngủ có thể làm giảm nhận thức nên hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ về thời gian dùng thuốc. Mỗi loại thuốc sẽ có hiệu quả khác nhau, do đó không nên uống thuốc khi chưa muốn đi ngủ.
  • Sau khi uống thuốc, nếu vẫn còn có cảm giác buồn ngủ và chóng mặt, mệt mỏi vào ban ngày hoặc gặp tác dụng phụ trầm trọng nào, hãy ngừng uống và tới gặp bác sĩ ngay.
  • Không nên sử dụng đồ có cồn trong quá trình dùng thuốc, vì cồn có thể làm tăng tác dụng của thuốc và dẫn tới nguy cơ ngộ độc cao. Theo các nhà nghiên cứu, trong trường hợp không thể kiêng được thì chỉ nên dùng 1 – 2 chén nhỏ và cách trước khi dùng thuốc ít nhất 6 tiếng.
  • Không nên ăn quá no trước khi sử dụng thuốc. Bởi ăn quá nó sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể thêm nhiều năng lượng sẽ gây khó ngủ thơm. Do đó, với những người đang mất ngủ, chỉ nên ăn khoảng 80% so với mức vừa đủ.
  • Đối với những người đang gặp tình trạng stress cao, bồn chồn, lo lắng thì các bác sĩ sẽ tư vấn liều thay thế, hiệu sử dụng loại thuốc khác, nếu không sẽ không có hiệu quả.
  • Thuốc ngủ có thể tương tác với các loại thuốc không kê đơn chữa cảm cúm, dẫn tới tình trạng phản ứng nghịch và làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Sau một thời gian sử dụng, người bệnh có thể gặp tình trạng nhờn thuốc và cần phải sử dụng liều cao hơn để đạt hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân không được tự ý tăng mà cần thông báo cho bác sĩ để họ tư vấn liều phù hợp.

uống 1 viên thuốc ngủ thì ngủ được bao lâuNhững lưu ý quan trọng khi uống thuốc ngủ

Uống 1 viên thuốc ngủ có sao không? Tác dụng phụ là gì?

Tác dụng phụ của thuốc ngủ bắt đầu trở nên rõ ràng khi người bệnh bị phụ thuộc và không thể ngủ được nếu không có thuốc. Việc ngừng thuốc đột ngột hoặc cố gắng "cai nghiện" có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất ngủ.

Tác dụng phụ ngắn hạn bao gồm:

  • Mệt mỏi và buồn ngủ
  • Đau đầu
  • Lo ấu
  • Bối rối
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Khô miệng
  • Yếu cơ
  • Quyết định chậm, xử lý não chậm
  • Khó tiêu, đầy hơi trong dạ dày, đau bụng hoặc chướng bụng.

Tác dụng phụ lâu dài bao gồm:

Sử dụng thuốc ngủ trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng não, thay đổi cấu trúc giấc ngủ và dẫn đến tình trạng phụ thuộc thuốc ngủ, dung nạp thuốc và các tác dụng phụ khác, bao gồm:

  • Nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, đặc biệt là ở người cao tuổi.
  • Trí nhớ kém, thoái hóa não, bệnh Alzheimer.
  • Có thể dẫn đến trầm cảm.
  • Rối loạn chức năng tình dục.
  • Nguy cơ té ngã bất ngờ.
  • Suy hô hấp khi ngủ có thể dẫn đến tử vong.

Thông qua bài viết trên, hy vọng người đọc đã có thêm thông tin về “1 viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâu” và những lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng. Thời gian tác dụng của thuốc còn phù thuộc vào nhiều yếu tố như hoạt chất, liều lượng, tuổi tác và cơ địa mỗi người. Nên trước khi dùng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ cẩn thận.

>> Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/08/22

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.

Các sản phẩm liên quan

TPBVSK Dưỡng Não Thái Minh

125.000đ

Hộp 20 viên

*Hộp 80 viên 425.000đ (tiết kiệm 75k)

4.9 / 97 đánh giá