Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)
Giỏ hàng
Cà muối, cà tím là những món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là trong ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, có nhiều tranh cãi về việc ăn cà và bệnh đau nhức xương khớp liên quan đến nhau. Vậy sự thật ăn cà có bị đau xương khớp không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Chưa có tài liệu khoa học chứng minh chính xác việc ăn cà bị đau xương khớp. Những người bị xương khớp truyền tai nhau rằng, ăn các loại rau họ cà có thể làm tăng cơn đau viêm khớp, nhai ít cũng đủ khiến tình trạng sưng khớp và cứng khớp trở nên nghiêm trọng. Quan niệm này xuất phát từ việc, Solanine trong rau họ cà có thể gây kích ứng ruột và viêm ruột, ăn thời gian lâu sẽ gây độc. Tình trạng viêm này dường như làm tăng triệu chứng đau khớp, vì mối quan hệ phức tạp giữa ruột và hệ thống cơ xương. Tuy nhiên, thực tế vẫn đang được nghiên cứu và chưa có kết luận cụ thể.
Ăn cà có bị đau xương không?
Bên cạnh đó, một nghiên cứu trong năm 2020 tập trung vào việc xây dựng chế độ ăn chống viêm cho những người bị viêm khớp khuyến cáo không nên ăn cà chua, khoai tây và cà tím vì chúng có khả năng gây ra nhiều vấn đề. Nhưng cũng có nghiên cứu cho thấy khoai tây tím – một loại cây họ cà có thể có hiệu quả trong việc giảm viêm. Từ đó thấy rằng, vẫn còn nhiều hạn chế và mâu thuẫn khi nói đến mối liên quan giữa bệnh viêm khớp và rau họ Cà. Hoặc cũng có thể không có mối liên hệ nào.
Đau xương khớp có ăn được cà tím không hay ăn cà tím có bị đau khớp không là thắc mắc của khá nhiều người. Câu trả lời là Có. Cà tím chứa hàm lượng canxi cao, giúp hệ xương khớp khỏe mạnh. Các nhà khoa học còn phát hiện, vỏ ngoài của quả cà có chứa thành phần phenolic, giúp duy trì mật độ chất xám trong xương. Từ đó cải thiện tình trạng đau nhức cơ xương khớp.
Bị đau xương khớp có thể ăn cà tím
Bên cạnh cà tím, đau xương khớp có nên ăn cà muối không cũng là mối quan tâm lớn. Theo các chuyên gia y tế, chưa có bất cứ tài liệu nào khẳng định ăn cà muối đau xương khớp. Mặc dù người bệnh có thể yên tâm ăn cà muối mà không lo gây đau lưng, xương khớp, nhưng ăn cà pháo có thể gây độc cho cơ thể, do nó chứa Solanin khi chưa chín. Tốt nhất nên nấu chín hoặc muối cà chín rồi sử dụng.
Với một số người, có thể xuất hiện tình trạng đau xương sau khi ăn cà chua, cà tím hoặc cà pháo thì có thể do nhạy cảm hoặc không dung nạp với thực phẩm khác. Hiệp hội khớp học (Arthritis Foundation) đã gợi ý: “Nếu người bệnh nghi ngờ mình có thể bị nhạy cảm với các loại cây họ cà, đừng tiêu thụ trong vòng 2 tuần. Sau đó, từ từ đưa chúng trở lại chế độ ăn uống hằng ngày. Tiếp đó, nghỉ khoảng 3 ngày giữa các lần ăn. Nếu những thực phẩm này có vẻ làm tăng các triệu chứng, hãy tránh chúng và thay thế bằng các nguồn dinh dưỡng quan trọng khác”.
Nhìn chung, một trong những cách tốt nhất để giảm các triệu chứng viêm và đau nhức xương khớp là ăn uống lành mạnh. Cố gắng tuân thủ chế độ ăn chống viêm hoặc theo kiểu Địa Trung Hải tập trung vào trái cây và rau tươi, chất béo lành mạnh, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt để giảm tình trạng đau viêm khớp
Người bệnh nên tránh các thực phẩm gây viêm cao như thịt đỏ, đường, đồ chiên cũng như thực phẩm chế biến và các dạng carbohydrate tinh chế khác. Hàng trăm nghiên cứu đã ghi nhận lợi ích của cách ăn uống này đối với bệnh viêm khớp. Đây là phương pháp ăn kiêng mà mọi người đều đồng ý. Ngoài ra, dầu cá, vitamin D và men vi sinh cũng được khuyến nghị dùng.
Qua những thông tin trên, chúng ta có thể thấy rằng việc "Ăn cà có bị đau xương không?" chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh, không kết luận chính xác được. Nên cà không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng đau nhức xương khớp. Những cơn đau này thường xuất phát từ các nguyên nhân khác như tuổi tác, chế độ ăn uống không hợp lý, ít vận động,...