Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Bá Tử Nhân - Dưỡng tâm nhuận tràng hiệu quả bất ngờ

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Bá tử nhân là phần hạt của cây trắc bách diệp, một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong dân gian và mang đến nhiều hiệu quả bất ngờ. Điển hình như việc hỗ trợ điều trị tình trạng mất ngủ, nhức răng, táo bón, ho và tê thấp...Để có thể nắm rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách sử dụng dược liệu này, các bạn đọc hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

bá tử nhân dược liệuTìm hiểu về dược liệu bá tử nhân

Tìm hiểu về Bá tử nhân

Bá tử nhân là là hạt của cây trắc bạch diệp (cây trắc bá, cây bách, bá tử,...), chúng có tên khoa học là Platycladus orientalis (L.) Franco, họ Trắc bách (Cupressaceae). Cây bá tử thường phân bố ở khắp mọi nơi, nhưng tập trung nhiều vẫn ở Đông Bắc Trung Quốc, Myanmar và Triều Tiên.

Đặc điểm hình thái

Cây trắc bá là loài thực vật hạt trần, cao từ 6 - 8m, nhánh con mọc theo mặt phẳng đứng. Phần lá mọc đối nhau, hình vảy và tạo thành khóm. Dáng lá tương đối giống lá kim nhưng rộng và dẹp hơn.

cây bá tử nhânHình ảnh cây trắc bá

Quả cây có hình nón, được cấu tạo từ 6 - 8 vảy dài úp vào nhau, xếp đối xứng. Hạt hình trứng màu nâu sẫm và có một đường sẹo rộng màu nhạt nằm ở phía dưới. Hoa nở vào tháng 4, 5 còn quả sẽ đậu vào tháng 9, 10.

Vị thuốc Bá tử nhân chính là hạt của loài cây này, nó có hình bầu dục hẹp hoặc hình trắng. Dài tầm 7mm, đường kính 2 - 3 mm. Mặt ngoài màu vàng sẫm có chấm thêm đốm nâu. Hạt có mùi thơm nhẹ nhưng vị khá nhạt

Thành phần hóa học

Các hoạt chất quan trọng sẽ tập trung nhiều ở phần hạt, tuy nhiên trong lá và cành cũng sẽ chứa nhiều tinh dầu và chất nhựa khác nhau. Ví dụ như campho, fenchone, a - Cedrol, myricetin, quercetin. Bên cạnh đó, trong hạt có chứa nhiều chất béo, axit hữu cơ và saponozit.

Thu hái và chế biến

Hạt trắc bá được thu hái vào mùa thu hoặc mùa đông khi quả đã già. Người ta sẽ hái về rồi phơi khô, loại bỏ lớp vỏ ngoài, lấy hạt và phơi lại lần nữa. Cần bảo quản ở những nơi khô ráo, không ẩm ướt và nấm mốc.

>> Xem ngay: Nhục thung dung - Vị thuốc hữu hiệu cho phái mạnh

Vị thuốc bá tử nhân có công dụng gì đối với sức khỏe

Theo YHCT, cây bá tử nhân dược liệu có vị ngọt, tính bình, quy vào 2 kinh tâm và tỳ nên sẽ đem đến tác dụng dưỡng tâm an thần, bổ tâm tỳ, nhuận táo và thông đại tiện. Từ đó giúp chữa mất ngủ, táo bón, nôn ra máu, đổ mồ hôi trộm,...

Còn theo Y học hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh được một số tác dụng của dược liệu như sau:

Hỗ trợ điều trị táo bón

Bá tử nhân có tác dụng thông đại tiện, nhuận tràng trong trường hợp người bệnh bị âm hư hoặc phụ nữ sau khi đẻ.

Hỗ trợ giảm chứng mất ngủ

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên thành mạch máu cô lập, dùng 100% dung dịch của trắc bách diệp đã sao vàng đen, pha loãng với nước Ringer để chảy qua tai thỏ. Kết quả thí nghiệm cho thấy nồng độ thấp 0.2%, 0.5%, 0.8%, 1% đều có tác dụng co mạch, còn nồng độ cao như 5%, 10% thì sẽ có tác dụng giãn mạch. Điều này là tiền đề đề sản xuất ra thuốc điều trị mất ngủ, an thần hiệu quả.

vị thuốc bá tử nhânBá tử nhân có tác dụng an thần nhuận tràng

Hỗ trợ điều trị tử cung ra máu

Theo các nhà khoa học, nước sắc từ vị thuốc này có khả năng thúc đẩy quá trình đông máu. Thí nghiệm được tiến hành trên thỏ với liều 0.2g/kg, 0.4g/kg, 0.5g/kg và cho thấy tử cung co bóp mạnh hơn bình thường.

Đồng thời họ còn phát hiện nước sắc từ bá tử nhân còn có công dụng giống với vitamin K, chính là việc làm giảm thời gian Quick, tăng tỷ lệ prothrombin máu sau khi đã dùng thuốc chống đông.

Liều dùng và một số bài thuốc phổ biến

Liều dùng phổ biến của bá tử nhân trong bài thuốc dưỡng tâm an thần, nhuận tràng là 4 - 12g. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian kinh nghiệm mà người đọc có thể tham khảo thêm:

  • Bài thuốc dưỡng tâm an thần: 16g bá tử nhân, 16g toan táo nhân, 8g viễn chí và 8g ngũ vị tử. Đem tất cả dược liệu đi sắc uống, chia làm nhiều lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc hỗ trợ thông đại tiện và nhuận tràng: 16g bá tử nhân, 16g toan táo nhân, 8g viễn chí. Đem tất cả đi sắc uống thay trà.
  • Chữa di tinh mộng tinh: Bá tử nhân 30g, thục địa 20g, sơn thù 16g, hoài sơn 12g, nhục thung dung 12g, liên nhục 12g, ngũ vị tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Chữa âm hư, ra mồ hôi trộm: Bá tử nhân 30g, thục địa 20g, thiên môn đông 16g, đan sâm 12g, sinh địa hoàng 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lưu ý khi sử dụng Bá tử nhân

Khi sử dụng bá tử nhân, cần lưu ý chọn mua hạt có màu đen bóng, không mốc, không lép.

Vì nó có tính hàn, vì vậy những người có tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không nên sử dụng.

Đồng thời phụ nữ mang thai và cho con bú nên thận trọng khi dùng và tất cả người bệnh nên sử dụng dược liệu theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Trên đây là tổng hợp một số thông tin về vị thuốc Bá tử nhân mà người đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên vị thuốc nào cũng sẽ có tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng cách, do đó trong bất cứ trường hợp nào, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé. 

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/03/07

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.