Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Bạch cập là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, có công dụng gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Bạch cập dược liệu được biết đến với tính bình, vị đắng mang đến hiệu quả trong việc cầm máu, tan máu nhanh, bổ phế, đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương. Để hiểu rõ hơn về những công dụng này cùng tìm hiểu với Dược phẩm Thái Minh trong bài viết dưới đây!

I. Bạch cập là gì?

  • Tên thường gọi: bạch cập 
  • Tên gọi khác: liên bạch cập, bạch cấp, cam căn, bạch căn, võng lạt đa, hát tất da, trúc túc giao, từ lan, tử tuệ căn, tuyết như lai, nhược lan lan hoa…..
  • Tên khoa học: Beletia hyacinthina R. Br
  • Họ: orchidaceae (lan)

Được biết đến là loại lan địa sinh, sống nhiều năm, ưa ẩm vì thế chúng thường được trồng ở những khu vực có khí hậu mát mẻ. Rễ có nhiều vảy, mọc theo chiều ngang và chia thành 2 - 3 nhánh rễ. 

Lá hình mác mọc từ rễ lên, dài từ 18 - 40cm, rộng 3 -5cm, lá xuất hiện nhiều nếp nhăn dọc theo gân lá. Hoa tím mọc thành từng chùm ở ngọn cây, mỗi chùm gồm 3 - 6 lá, nhị hoa có các khối phấn, quả có hình thoi chia thành 6 cạnh.

Bạch cập là gìBạch cập là dược liệu quý cần được bảo tồn tại Việt Nam

 - Phân bố 

Thuộc loại cây cận nhiệt đới vì thế số lượng cây phân bố tự nhiên rất ít, ở nước ta cây được tìm thấy ở các vùng núi cao thuộc Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang….. 

Hiện nay, bạch cập được xem là loại dược liệu quý tại Việt Nam, chúng được liệt kê vào danh mục đỏ những cây thuốc quý hiếm cần được bảo tồn và nhân giống, trồng thêm. 

 - Bộ phận sử dụng 

Thân rễ (củ bạch cập) là bộ phận được sử dụng làm thuốc trong đông y. Những thân rễ từ 2 - 3 năm tuổi sẽ được thu hoạch, bỏ vảy, cắt bỏ rễ con, rửa sạch rồi sấy hoặc phơi khô để dùng dần. 

Củ rễ có vị đắng, khô, cứng, khá chắc, có màu trắng xám hoặc trắng ngà, củ chia thành 2 - 3 nhánh con, trên mặt củ có nhiều vân xoắn giống như vân ốc. 

Ngoài việc sấy hoặc phơi khô, phần củ rễ cũng có thể được hấp chín rồi thái thành từng lát mỏng phơi khô, có thể dùng trực tiếp hoặc tán thành bột mịn làm thành viên hoàn tùy vào mục đích sử dụng.

 - Thành phần hóa học 

Theo nghiên cứu bạch cập có chứa hàm lượng lớn tinh bột, chất nhầy và tinh dầu. Trong đó chất nhầy gồm có polysaccarid (đó là glucose và manose). Bên cạnh đó, cây cũng chứa thêm batatasin và 3’ - 0 - methylbatatasin.

||Xem thêm: Cây sò huyết: Đặc điểm, công dụng, cách dùng và bài thuốc

II. Bạch cập có tác dụng gì?

2.1 Theo y học cổ truyền 

Bạch cập dược liệu có vị đắng, tính bình có công dụng bổ phế, cầm máu, làm tan cục máu đông, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. 

Chủ trị: theo kinh nghiệm dân gian cây thuốc này thường xuất hiện trong bài thuốc chữa lỵ ra máu, nôn ra máu, đau mắt đỏ, chảy máu cam, đắp vết thương ngoài da như bỏng hoặc mụn nhọt. 

2.2 Theo y học hiện đại 

Xét về mặt dược lý, các hoạt chất trong bạch cập có khả năng cầm máu, kháng khuẩn. Đặc biệt Biphenanthren - hoạt chất giúp kháng khuẩn trên một vài vi khuẩn thông thường. 

Ngoài ra, bạch cập còn có công dụng chữa xuất huyết tiêu hóa. Khẳng định này đã được chứng minh trên 70 người bệnh, kết quả cho thấy 97,2% người bệnh khỏi tương đương với 68 người, trong đó thời gian điều trị chỉ trong vòng từ 2 - 7 ngày. 

III. Bài thuốc kinh nghiệm từ dược liệu bạch cập 

Bài thuốc chữa thổ huyết 

 - Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị 10 - 15g củ rễ bạch cập, tán thành bột mịn sau đó khuấy tan với nước cháo hoặc nước cơm uống trong ngày. 

- Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị: bạch cập, tam thất theo tỷ lệ 2:1 (2 bạch cập và 1 tam thất). Tán thành bột mịn rồi hòa tan với nước cháo hoặc nước cơ. Chia thành 2 - 4 lần uống trong ngày, mỗi lần hòa từ 4 - 8g. 

Bài thuốc dành cho người bị khô da, nứt nẻ 

- Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị: 
    • 15g bạch cập
    • 60ml dầu vừng

Tán dược liệu thành bột mịn, trộn đều với dầu vừng sau đó cho vào lọ kín bảo quản dùng dần. Mỗi ngày bôi lên vết nứt nẻ 2 lần sẽ thấy hiệu quả 

Bạch cập có tác dụng gìCủ bạch cập bộ phận được sử dụng làm thuốc trong đông y

 - Bài thuốc 2 

  • Chuẩn bị: 
    • 30g bạch cập 
    • 50g đại hoàng 
    • 3g băng phiến 

Cách thực hiện đơn giản người bệnh chỉ cần tán tất cả dược liệu thành bột mịn rồi trộn cùng 1 ít mật ong. Bôi lên vùng da bị nứt nẻ sau vài ngày da sẽ dần mềm, mịn hơn. 

Bài thuốc dành cho trường hợp bị chảy máu vết thương hoặc hàn vết thương 

  • Chuẩn bị: 
    • 20g bạch cập 
    • 30g lá bông ổi 
    • 10g gừng khô 

Tán dược liệu thành bột mịn rồi rắc trực tiếp lên vết thương sẽ thấy hiệu quả. 

Bài thuốc chữa chấn thương do té ngã 

Chuẩn bị bạch cập + thạch cao mỗi vị 20g. Tán thành bột mịn rồi rắc lên vết thương ngoài da. 

Bài thuốc chữa chảy máu cam 

Thực hiện bài thuốc này rất đơn giản người bệnh chỉ cần chuẩn bị 3g bột bạch cập rồi uống với nước ấm. Hoặc người bệnh có thể trộn 2g bột với nước ấm thành bột sệt rồi đắp lên sống mũi. 

Bài thuốc chữa ho ra máu 

Uống trực tiếp bột bạch cập với nước ấm. Mỗi ngày uống 3 lần mỗi lần từ 2 - 4g, để đạt kết quả người bệnh cần thực hiện bài thuốc trong vòng 3 tháng. 

Bài thuốc chữa bỏng do lửa 

Củ bạch cập tán nhỏ, trộn với dầu mè thành hỗn hợp sệt sệt rồi bôi lên vị trí bị bỏng. Ngày bôi vài lần để vết thương mau lành.

>> Xem ngay:

IV. Lưu ý khi sử dụng Bạch cập

  • Mụn nhọt đã vỡ không nên dùng bạch cập. 
  • Không dùng dược liệu này với các dược liệu có vị đắng, tính hàn. 
  • Không dùng bạch cập với phụ tử hoặc ô dầu. 

bạch cập dược liệuDược liệu có thể gây tác dụng phụ khi dùng sai liều lượng

Có thể thấy bạch cập mang tới nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên vị thuốc tự nhiên này cũng có thể gây độc tố hoặc khiến bệnh càng thêm nặng khi người bệnh dùng sai cách hoặc lạm dụng quá nhiều. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ đông y để được tư vấn chính xác về liều lượng cũng như cách sử dụng thuốc.

Nguồn bài viết: Tổng hợp

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 2024/07/09

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.