Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Bạch đồng nữ - Dược liệu hỗ trợ chữa bệnh cho phụ nữ

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Bạch đồng nữ - tuy khá xa lạ với nhiều người, nhưng chỉ cần nhìn vào cái tên thôi bạn cũng đã phần nào đoán được công dụng của nó rồi đúng không? Đúng như vậy, loài thảo dược này từ xa xưa đã được thầy thuốc sử dụng để chữa bệnh cho phụ nữ. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm hình thái, công dụng và liều dùng, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về dược liệu bạch đồng nữ

Tìm hiểu về dược liệu bạch đồng nữ

Tìm hiểu chung về cây bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ có tên khoa học là Clerodendrum fragrans Vent thuộc họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Cây còn được biết đến với nhiều cái tên khác như cây Mò trắng, vậy trắng, bấn trắng,...Dược liệu phân bố chủ yếu tại các tỉnh trung du và đồng bằng ở miền Nam và Bắc. 

Đặc điểm hình thái

Thảo dược này thuộc dạng cây bụi nhỏ, cao từ 1 - 1,5m, thân cây vuông, không phân nhánh và được phủ bởi một lớp lông màu vàng nhạt. Lá cây mọc đối, gốc tròn hoặc có hình tim, đầu nhọn dài 10 - 20cm, rộng 8 - 15cm. Mép lá có nhiều răng cưa rất nhỏ, ít lông cứng và mặt dưới được phủ một tuyến nhỏ tròn, gân nổi rõ lên, gân phụ thì tạo thành mạng lưới. Đặc biệt vỏ lá khi ngửi có mùi rất hăng, cuống phủ lông dày.

Hình ảnh cây bạch đồng nữ

Hình ảnh cây bạch đồng nữ

Cụm hoa mọc ở trên ngọn thân tạo thành xim hai ngả hoặc chùy, bao phủ đầy lông màu hung. Lá bắc có dạng hình mũi mác, rụng khá sớm. Hoa khoác lớp áo màu hồng nhạt hoặc trắng, mùi rất thơm, đài nhỏ, nhẵn. Mùa ra hoa là từ tháng 5 đến tháng 8.

Quả của cây dạng quả hạch, hình cầu, có màu đen nhưng đài tồn lại màu đỏ. Thường ra quả vào tháng 9 - 11.

Nguồn gốc và phân bố

Bạch đồng nữ chủ yếu phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, tất nhiên là ở cả Việt Nam. Tại nước ta, cây được nằm rải rác trong các tỉnh trung du và miền núi Bắc và Nam bộ.

Do thuộc loại cây bụi, thích ánh sáng nhưng lại có thể chịu một chút bóng, dược liệu này thường mọc kết hợp cùng nhiều cây nhỏ khác xung quanh ven đường, quanh làng và chân đồi. Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã tiến hành trồng cây để lấy làm thuốc.

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại thì nguồn cung cấp dược liệu chủ yếu vẫn đến từ việc khai thác cây hoang dại và trồng lại chúng. Quy trình trồng trọt sẽ bắt đầu bằng cách gieo hạt hoặc là trồng cây con vào mùa xuân. Cây không quá kén đất nên chỉ cần đất đủ độ ẩm, không úng nước, có sức chịu khá cao và thường xuyên nhổ cỏ xung quanh là được. 

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Bộ phận dùng làm thuốc là phần rễ và lá của cây. Phần lá sẽ được thu hoạch quanh năm, nhất là lúc cây sắp ra hoa, nên chọn lá bánh tẻ, không có dấu hiệu sâu úa. 

Đối với phần rễ, nên chọn từ cây trưởng thành, đào về rửa cho thật sạch rồi đem đi phơi hoặc sấy khô. Có thể để nguyên rễ hoặc cắt thành phiến mỏng rồi đem đi bảo quản cẩn thận.

Đặc biệt lưu ý: Cần bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh mốc nấm, ẩm ướt và mối mọt.

Thành phần hóa học

Bạch đồng nữ dược liệu chứa nhiều hoạt chất quan trọng như Flavonoid, coumarin, tanin, acid nhân thơm, dẫn chất amin có nhóm carbonyl và aldehyd nhân thơm.

Tác dụng của bạch đồng nữ đối với phụ nữ

Bạch đồng nữ chữa bệnh phụ nữ như thế nào? Theo Y học cổ truyền, dược liệu có vị đắng, tính hàn, thuộc hai kinh tâm, tỳ nên có nhiều tác dụng quan trọng đối với sức khỏe. Điển hình như:

  • Lá: Vị hơi nhạt, tính bình nên có tác dụng giải độc và khư ứ.
  • Rễ: Vị ngọt, tính bình nên có tác dụng hoạt huyết cường cân, khư phong trừ thấp và tiêu thũng giáng áp.
  • Toàn cây: Vị đắng, tính mát, có mùi hơi hôi nên cũng sẽ mang đến tác dụng cường cân tráng cốt, khư phong hoạt huyết.

Bạch đồng nữ mang đến nhiều tác dụng tốt

Bạch đồng nữ mang đến nhiều tác dụng tốt

Hiện nay các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra một số tác dụng của thảo dược đối với chị em phụ nữ như:

  • Điều trị bạch đới ở phụ nữ, kinh nguyệt không đều, viêm mật vàng da, mụn nhọt, lở ngứa, mỏi lưng, gân xương đau nhức, huyết áp cao.
  • Làm rụng nhanh các hoại tử ở vết loét.

Một số bài thuốc từ dược liệu Bạch đồng nữ

Dưới đây là một số bài thuốc được thầy thuốc sử dụng phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

  • Hỗ trợ điều trị huyết áp cao 

Mỗi ngày sẽ sắc từ 12g đến 16g bạch đồng nữ để uống trong ngày. Nên kiên trì trong vòng 1 tháng để thấy rõ sự cải thiện. 

  • Hỗ trợ điều trị bệnh khí hư, bạch đới

Chuẩn bị: 20g bạch đồng nữ, 10g ngải cứu, 10g trần bì, 10g hương phụ, 10g ích mẫu. Cho tất cả vị thuốc sắc với 1 lít nước và dùng uống trong ngày. Kiên trì liên tục từ 2 đến 3 tuần sau khi có kinh. 

  • Hỗ trợ giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt 

Chuẩn bị: 2g bạch đồng nữ, 2g ích mẫu, 2g ngải cứu, 2g hương phụ. Tiến hành sắc trong vòng 1 giờ sao cho thành cao lỏng với lượng tầm 20ml. Sau đó, cho cao vào ống đựng 10ml rồi đun sôi. Uống trước khi có kinh 10 ngày.

  • Hỗ trợ điều trị vàng da, tổn thương niêm mạc ở mắt 

Chuẩn bị: Đem 10g rễ dược liệu rửa cho thật sạch rồi đun với 400ml nước. Đun sôi cho đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Chia ra ngày uống 2 lần. 

Lưu ý khi sử dụng cây bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ là một loại thảo dược quý có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị các bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thảo dược này, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  1. Liều lượng:
  • Nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc.
  • Liều lượng thông thường: 12-16g/ngày, sắc uống hoặc làm cao.
  • Không nên sử dụng quá nhiều vì có thể gây ngộ độc thuốc.
  1. Chống chỉ định:
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Người có chức năng gan, thận kém.
  1. Tác dụng phụ:
  • Một số trường hợp có thể gặp tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Nếu gặp các tác dụng phụ, nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  1. Tương tác thuốc:
  • Dược liệu có thể tương tác với một số loại thuốc khác như thuốc chống đông máu, thuốc hạ huyết áp.
  • Nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng trước khi dùng dược liệu này.
  1. Một số lưu ý khác:
  • Nên sử dụng cây bạch đồng nữ tươi hoặc phơi khô, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Không sử dụng khi đã bị mốc hoặc hư hỏng.
  • Khi sử dụng dược liệu để chữa bệnh, cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và lối sống khoa học để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nhiều người thắc mắc không biết mua cây bạch đồng nữ ở đâu để đảm bảo an toàn và chất lượng, tốt nhất vẫn nên mua ở các nhà thuốc đông y, bệnh viện y học cổ truyền hoặc các công ty dược uy tín.

Hy vọng thông qua bài viết này, người bệnh sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về dược liệu quý Bạch đồng nữ và biết cách sử dụng nó hiệu quả. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong quá trình dùng, hãy tới ngay bệnh viện để được bác sĩ khám và cho lời khuyên thích hợp.

Tham khảo: 

Cập nhật lúc: 2024/02/19

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.