Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)
Giỏ hàng
Ngủ chảy dãi là tình trạng xảy ra phổ biến ở cả trẻ em lẫn người lớn, đặc biệt là người lớn tuổi. Tình trạng này tưởng như vô hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của những vấn đề sức khỏe bạn cần quan tâm. Vì vậy, chúng tôi đã tổng hợp một số mẹo và bài thuốc dân gian chữa chảy dãi khi ngủ để mọi người tham khảo.
Mẹo và bài thuốc dân gian chữa chảy dãi khi ngủ
Bất cứ ai trong chúng ta đều đã có lần xuất hiện tình trạng ngủ chảy nước miếng khi ngủ. Đó là tình trạng khi lượng nước bọt dư thừa chảy ra từ miệng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và lượng nước bọt tiết ra quá nhiều thì bạn cần lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu của một số triệu chứng bệnh.
Việc chảy nước miếng quá nhiều trong khi ngủ có thể là dấu hiệu của bệnh thần kinh, chứng ngưng thở khi ngủ, rối loạn nuốt, trào ngược dạ dày hay tắc nghẽn xoang mũi. Ngoài ra, có những người có thể gặp phải một số vấn đề khác về sức khỏe như đột quỵ cũng thường chảy dãi thường xuyên với lượng nước bọt nhiều khi ngủ.
Nếu thấy việc này xảy ra với tần suất dày đặc thì cần thận trọng bởi bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh sau:
Đốt hoặc chườm ngải cứu là một trong những bài thuốc dân gian chữa chảy dãi được nhiều người áp dụng cho trẻ sơ sinh. Ngải cứu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kích thích tiêu hóa. Mọi người có thể đốt ngải hoặc chườm nóng lên vùng rốn của bé để giảm tiết nước bọt.
Cách chữa chảy dãi ở trẻ bằng ngải cứu
Mẹo chữa chảy dãi ở trẻ sơ sinh và cả người lớn đó là thay đổi tư thế ngủ. Khi nằm ngửa, lực hấp dẫn giúp nước miếng không chảy ra ngoài mà thay vào đó sẽ chảy xuống họng và được nuốt vào trong giấc ngủ.
Theo thống kê, gần 3 trong số 4 người thường ngủ nghiêng. Những người này, cùng với những người ngủ sấp, có thể cần luyện tập để chuyển sang tư thế nằm ngửa. Lưu ý, tư thế nằm ngửa không phải là giải pháp cho tất cả mọi người, chẳng hạn như phụ nữ mang thai.
Mẹo hữu ích mà bạn có thể áp dụng là đặt một chiếc gối bên dưới đầu gối của bạn để giảm bớt căng thẳng cho phần lưng dưới. Từ đó giúp bạn dễ dàng chuyển sang tư thế nằm ngửa khi ngủ.
Dù bạn là người ngủ nằm nghiêng hay nằm ngửa, việc kê cao đầu cũng có thể giảm thiểu khả năng chảy nước dãi khi ngủ. Cách đơn giản để chuyển đổi tư thế ngủ là tìm chiếc gối phù hợp với tư thế ngủ của bạn.
Kê gối ngủ cũng là cách chữa chảy nước dãi ở trẻ em khá hiệu quả
Tuy nhiên, những chiếc gối có độ nâng đầu quá cao có thể tăng áp lực lên sự liên kết của xương sọ và cổ tử cung. Do vậy, mọi người cần tìm chiếc gối có độ nâng đầu phù hợp với nhu cầu của bạn.
Mẹo nhỏ để chọn được chiếc gối phù hợp là tìm những chiếc gối có độ nâng đầu trung bình dày từ 8 - 14cm.
Làm sạch khoang mũi là một phương pháp hiệu quả để giảm tình trạng chảy nước dãi khi ngủ. Khi đường hô hấp thông thoáng, bạn có thể thở bằng mũi thay vì miệng.
>> TOP 5+ xịt mũi của Mỹ hiệu quả, giá tốt, được yêu thích nhiều
Nghẹt mũi do cảm cúm hoặc dị ứng đường hô hấp buộc bạn phải thở bằng miệng, gia tăng khả năng chảy nước dãi khi ngủ. Nếu do nguyên nhân này, bạn có thể thử một vài cách dưới đây:
Nghẹt mũi cũng là nguyên nhân tăng khả năng chảy nước dãi khi ngủ
Trước khi cân nhắc dùng bất kỳ loại thuốc nào để kiểm soát chảy nước dãi khi ngủ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp giảm chảy nước dãi. Hai loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để kiểm soát tình trạng này là scopolamine và glycopyrrolate.
Scopolamine
Cách chữa bệnh ngủ chảy nước dãi bằng thuốc
Glycopyrrolate
Mặc dù các loại thuốc này có thể giúp kiểm soát chảy nước dãi, nhưng chúng cũng có thể gây ra các tác dụng phụ bất lợi. Chẳng hạn như: Chóng mặt, buồn ngủ, tăng nhịp tim, khô miệng, ngứa mắt,...
Chảy dãi là tình trạng khá phổ biến và có thể được điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp. Bạn có thể tham khảo mẹo và những bài thuốc dân gian chữa chảy dãi trên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này đi kèm cùng các triệu chứng khác thì bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xem thêm: