Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)
Giỏ hàng
Đau dạ dày là căn bệnh gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng sống và tinh thần người mắc phải. Trong đó, bấm huyệt chữa đau dạ dày là phương pháp được nhiều người tìm hiểu và áp dụng nhằm giảm những cơn đau, đặc biệt trong những trường hợp không có thuốc.
Huyệt vị bấm huyệt chữa đau dạ dày
Bấm huyệt là phương pháp trị liệu lâu đời bắt nguồn từ y học cổ truyền, đã được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng rộng rãi trong dân gian qua nhiều thế hệ. Trong số các liệu pháp bấm huyệt, việc điều trị đau dạ dày được xem là một trong những phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả đáng kể.
Theo quan niệm của Đông y, đau dạ dày, hay còn gọi là "vị quản thống", phát sinh từ chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ, tiêu thụ nhiều thực phẩm không lành mạnh. Điều này dẫn đến tình trạng khí huyết ứ trệ tại các cơ quan Tỳ và Vị. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể làm suy yếu chức năng dạ dày và hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng…
Tác dụng phương pháp bấm huyệt chữa đau dạ dày
Chữa đau dạ dày bằng bấm huyệt là việc tác động lên các huyệt đạo liên quan đến tiêu hóa. Quá trình này nhằm mục đích giải phóng sự ứ trệ, thúc đẩy lưu thông khí huyết, loại bỏ phong thấp và độc tố trong cơ thể. Sau khi quá trình này hoàn tất, người bệnh thường cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn và cơn đau cũng giảm bớt.
Một số huyệt đạo thường được sử dụng trong bấm huyệt hỗ trợ giảm đau dạ dày bao gồm:
Cách bấm huyệt chữa đau bao tử bằng huyệt trung quản
Huyệt trung quản là trung điểm đường nối từ mũi ức đến rốn và trên rốn 4 thốn. Lưu ý, 1 thốn bằng chiều dài đốt giữa ngón tay thứ 3, theo đường trắng chính giữa thành bụng.
Tác dụng: Bấm huyệt này có tác dụng giảm đau dạ dày, ợ chua, đầy bụng, buồn nôn và điều hòa chức năng bài tiết dịch vụ, co bóp của dạ dày.
Ngoài huyệt Trung Quản thì người bệnh cũng có thể bấm huyệt Thượng Quản chữa đau dạ dày. Nó có vị trí nằm ngay trên đường trắng giữa bụng, trên rốn 5 thốn.
Tác dụng: Bấm huyệt này đúng cách có thể giảm ợ chua, giảm nôn, ợ hơi, hỗ trợ chữa đau dạ dày hiệu quả.
Huyệt Vị Du (hay còn gọi là Vị Du) là một trong những huyệt đạo thuộc đường kinh Bàng Quang. Huyệt nằm ở lưng, dưới đốt sống ngực thứ 12 (T12), đo ra hai bên mỗi bên 1,5 thốn (khoảng 2 ngón tay ngang).
Tác dụng: Điều hòa chức năng dạ dày và được sử dụng rộng rãi trong bấm huyệt hỗ trợ quá trình điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
Vị trí huyệt nội quan
Huyệt Nội Quan nằm ở mặt trong cẳng tay, cách lằn chỉ cổ tay khoảng 2 thốn (3 ngón tay ngang của bạn).
Tác dụng: Bấm huyệt chữa đau dạ dày ở huyệt nội quan giúp giảm co thắt dạ dày, giảm tiết acid dịch vị, từ đó làm giảm đau dạ dày hiệu quả.
Huyệt Thái Xung nằm ở vị trí từ đỉnh kẽ ngón chân I, II đo lên 2 thốn về phía mu chân là huyệt.
Tác dụng: Bấm huyệt chữa đau bao tử ở huyệt Thái Xung có tác dụng giảm căng thẳng, lo lắng trong những trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng do stress.
Huyệt Quan Nguyên nằm ở vị trí trên đường trắng giữa bụng và từ rốn đo xuống 1.5 thốn.
Tác dụng: hỗ trợ quá trình điều trị chứng đau dạ dày do lo âu, hồi hộp và căng thẳng, stress.
Cách xác định vị trí huyệt túc tam lý
Huyệt Túc Tam Lý là huyệt thuộc kinh Túc dương minh vị. Ở tư thế gối gấp vuông góc, từ chỗ lõm dưới ngoài xương bánh chè đo thẳng xuống 3 thốn ( 3 thốn = bề ngang 4 ngón tay ở đường đi qua nếp liên đốt 1, 2 của ngón trỏ).
Tác dụng: Giúp điều hòa khí huyết, tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm đau và đầy bụng, huyệt kiện tì vị, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Huyệt Cưu Vĩ (hay còn gọi là huyệt Hạt Cán, huyệt Vĩ Ế) là một huyệt đạo quan trọng nằm trên đường kinh Nhâm. Nó nằm ở chính giữa, ngay dưới mũi ức khoảng 1/2 thốn (hoặc dưới 1 tấc chỗ gặp nhau của 2 bờ sườn).
Tác dụng: Hỗ trợ giảm đau dạ dày, chữa nôn nấc, chướng bụng, ợ chua,...
Huyệt Thiên Khu nằm ngang rốn, mỗi bên cách rốn 2 thốn.
Tác dụng: Bấm huyệt này có thể giúp giảm đau dạ dày, đầy bụng, nôn mửa,...
Huyệt lương khâu có tác dụng đường kinh vị, giảm cơn đau dạ dày cấp
Lương khâu là huyệt khích (nơi kinh khí hội tập đặc trị trong các bệnh cấp tính). Ở tư thế gối gấp vuông góc, tính từ chính giữa bờ trên xương bánh chè đo lên trên 2 thốn và ngang ra ngoài 1 thốn là huyệt.
Tác dụng: Bấm huyệt chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng huyệt Lương Khâu có tác dụng đường kinh Vị, giảm cơn đau dạ dày cấp.
Huyệt Tỳ Du nằm ở lưng, dưới đốt sống ngực thứ 11 (T11), đo ra hai bên mỗi bên 1,5 thốn (khoảng 2 ngón tay ngang).
Tác dụng: hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý liên quan đến tỳ vị, trong đó có đau dạ dày, lưu thông khí huyết.
Cách bấm huyệt trị đau dạ dày là một phương pháp hỗ trợ quá trình điều trị an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, cần được thực hiện đúng cách để tránh gây tổn thương không mong muốn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cần tuân thủ:
Lưu ý cần biết khi bấm huyệt chữa đau dạ dày
– Chỉ thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia: Bấm huyệt là một liệu pháp trị liệu dựa trên nguyên lý y học cổ truyền, đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh cần được bác sĩ hoặc chuyên gia châm cứu có kinh nghiệm hướng dẫn thực hiện. Họ sẽ xác định chính xác các huyệt đạo cần tác động và hướng dẫn cách bấm huyệt với lực phù hợp.
– Tránh bấm huyệt khi đói: Bấm huyệt có thể gây ra các phản ứng như đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa, đặc biệt khi thực hiện lúc đói. Do đó, người bệnh nên tránh bấm huyệt khi chưa ăn hoặc đang đói.
– Không tác động quá mạnh: Áp lực khi bấm huyệt chỉ nên vừa phải, tránh gây tổn thương da, ảnh hưởng đến dây thần kinh và mạch máu.
– Không áp dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú: Bấm huyệt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Do đó, phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên áp dụng phương pháp này.
Ngoài ra, sau khi bấm huyệt, người bệnh cần lưu ý:
Bấm huyệt chữa đau dạ dày là một liệu pháp hỗ trợ, không thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị khác như dùng thuốc hay châm cứu. Nếu triệu chứng đau dạ dày kéo dài hoặc nghiêm trọng, hãy đi khám để được thăm khám và điều trị sớm nhất.
>> Xem thêm: