Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Bị tiêu chảy nên uống gì? 10+ Thức uống bù nước, mau lại sức

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đào Hồng Hạnh

Chuyên khoa: Kinh Tế Dược

Tiêu chảy xảy ra khi cơ thể thải ra phân lỏng và có thể kèm theo các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và mất nước. Khi bị tiêu chảy, điều quan trọng là phải duy trì lượng nước và các chất dinh dưỡng trong cơ thể, bởi mất nước có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy bị tiêu chảy nên uống gì?

bị tiêu chảy nên uống gìBị tiêu chảy nên uống gì? 10+ Thức uống bù nước, mau lại sức

Tại sao cần bù nước và điện giải khi bị tiêu chảy? 

Khi bị tiêu chảy, cơ thể mất đi một lượng lớn nước và các chất điện giải quan trọng như natri, kali... qua phân. Sự mất nước này có thể dẫn đến các triệu chứng như khát nước, miệng khô, chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí là trụy tim mạch ở những trường hợp nặng, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.

Uống nước là biện pháp cơ bản để bù nước, nhưng chỉ uống nước không thôi sẽ không đủ để bù đắp lượng điện giải bị mất. Do đó, ngoài việc uống nước lọc, người bị tiêu chảy cần bổ sung thêm các loại nước có chứa điện giải. Điều này sẽ giúp cơ thể không chỉ khôi phục lại lượng nước bị mất mà còn giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm.

>> 8 Thuốc cầm tiêu chảy nhanh nhất và an toàn cho đường ruột

Bị tiêu chảy nên uống gì?

Nước lọc

Trường hợp bị tiêu chảy nhẹ, bạn nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Bởi nước lọc giúp bù nước nhanh chóng và giúp bạn không bị khô miệng, duy trì tính đàn hồi cho làn da. Tuy nhiên, để nước lọc được cơ thể hấp thụ tốt hơn, bạn nên uống từng ngụm nhỏ, chia thành nhiều lần thay vì uống nhiều nước cùng một lúc.

Uống oresol

Oresol là dung dịch bù nước và điện giải, được khuyến cáo sử dụng hàng đầu khi bị tiêu chảy. Oresol chứa các chất như natri, kali và glucose giúp bù đắp nhanh chóng các chất điện giải bị mất. Oresol không chỉ cung cấp nước mà còn giúp cơ thể hấp thụ lại các dưỡng chất cần thiết một cách tốt hơn.

tiêu chảy uống nước dừa được khôngOresol là dung dịch bù nước và điện giải cho người bị tiêu chảy

Lưu ý, mỗi gói Oresol sẽ có hướng dẫn cụ thể về lượng nước cần pha, tránh pha quá đậm đặc. Bởi nó có thể khiến tình trạng mất nước nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, Oresol không được khuyến khích sử dụng qua ngày, vì vậy hãy tham khảo dược sĩ trước khi sử dụng.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc từ lâu đã được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa. Khi bị tiêu chảy, uống trà hoa cúc có thể giảm bớt các triệu chứng khó chịu và hỗ trợ quá trình hồi phục. Bởi Tanin có trong trà hoa cúc có khả năng làm lành tổn thương dạ dày, kháng khuẩn, giảm khó tiêu, đầy bụng.

Bạn có thể sử dụng loại trà túi lọc hoặc trà tự ủ. Tuy nhiên cũng không nên quá lợi dụng, bởi nó có thể làm tăng lượng nước tiểu, dẫn đến mất nước nhiều hơn. 

Nước dừa

Tiêu chảy uống nước dừa được không? – CÓ, nước dừa được coi như chất điện giải tự nhiên, giúp bù nước và làm dịu dạ dày. Nhờ hàm lượng kali, natri và các chất điện giải khác cao, giúp bù lại lượng chất đã mất qua phân khi bị tiêu chảy, ngăn ngừa tình trạng mất nước nghiêm trọng.

tiêu chảy có nên uống nước dừaTiêu chảy có nên uống nước dừa? 

Ngoài việc bù nước và điện giải, nước dừa còn chứa các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm và hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng. Khi bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn hoặc virus, các chất chống oxy hóa này có thể giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.

Lưu ý, không nên uống nước dừa không pha thêm đường, không ăn cùi dừa, tránh ảnh hưởng đến ruột khi bị tiêu chảy. 

Nước trái cây

Nước trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình hồi phục. Đường tự nhiên trong trái cây giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, đặc biệt khi bạn bị mất nước và kiệt sức. Tuy nhiên, , tuy nhiên, không phải loại nước trái cây nào cũng thích hợp trong trường hợp này.

Tiêu chảy uống nước ép gì? 

  • Nước cam: Tiêu chảy uống nước cam được không? CÓ, bởi nước cam có hàm lượng vitamin C và dưỡng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, tính axit và lượng đường có thể gây kích ứng với những người có dạ dày nhạy cảm, nên hãy pha loãng và uống lượng nhỏ để tránh gây hại.
  • Nước táo: Bởi nó dễ tiêu hóa, có hàm lượng chất xơ hòa tan thấp và cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết như vitamin C và kali. 
  • Nước lê: Giúp làm dịu hệ tiêu hóa, cung cấp nhiều nước và dưỡng chất quan trọng mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng tiêu chảy.
  • Nước cà rốt: Giàu chất chống oxy hóa, vitamin A, và beta-carotene, hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng. Nước cà rốt còn giúp tạo khối phân tốt hơn, từ đó giảm thiểu tình trạng tiêu chảy.

Nước gạo rang

Nước gạo rang có khả năng làm dịu dạ dày và đường ruột nhờ vào tính chất nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa. Khi bị tiêu chảy, niêm mạc ruột thường bị tổn thương, dẫn đến cảm giác đau bụng và khó chịu. Nước gạo rang không chỉ giúp giảm đau mà còn bảo vệ niêm mạc ruột, giúp hệ tiêu hóa dần hồi phục.

tiêu chảy uống nước cam được khôngNước gạo rang – Cung cấp năng lượng mà không gây áp lực lên hệ tiêu hóa

Mặt khác, nước gạo rang có chứa một lượng tinh bột vừa đủ để cung cấp năng lượng mà không làm “nặng” thêm hệ tiêu hóa. Đây là một giải pháp lý tưởng để duy trì năng lượng trong khi chờ hệ tiêu hóa hồi phục hoàn toàn.

Cách làm: 

  • Lấy một ít gạo, rửa sạch và để ráo.
  • Rang gạo trong chảo với lửa vừa cho đến khi gạo chuyển sang màu vàng và có mùi thơm.
  • Đun sôi khoảng 1-1.5 lít nước, sau đó cho gạo đã rang vào nồi và đun nhỏ lửa trong 10-15 phút.
  • Lọc lấy nước và uống khi còn ấm.

Trà vỏ cam

Vỏ cam có chứa lượng chất xơ tương đối cao, hỗ trợ cải thiện những vấn đề về táo bón, tiêu chảy. Ngoài cung cấp nước thì nó còn bổ sung cho cơ thể lượng Pectin (chất xơ hòa tan trong nước) có tác dụng kích thích lợi khuẩn đường ruột và cân bằng hệ vi sinh.

Trà gừng

bị tiêu chảy uống nước gừng được không? – CÓ, đặc biệt là trà gừng. Bởi khi bị tiêu chảy, ngoài việc bổ sung nước thì trà gừng còn bổ sung hợp chất Gingerol giúp kháng viêm, giảm đau, ấm bụng khiến cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn khi bị tiêu chảy.

Bị tiêu chảy kiêng uống gì?

Ngoài việc quan tâm bị tiêu chảy nên uống gì thì người bệnh cũng cần quan tâm những điều kiêng kỵ để chăm sóc cơ thể tốt hơn. Bởi một số loại thức uống sẽ khiến cơ thể người bệnh trở nên mệt mỏi hơn. Dưới đây là một số loại thức uống cần kiêng:

Nước có gas

tiêu chảy uống sữa được khôngBị tiêu chảy không nên uống nước có ga

Nước có gas chứa các chất khí và có thể làm đầy bụng, gây khó chịu cho hệ tiêu hóa vốn đang bị tổn thương. Uống nước có gas khi bị tiêu chảy có thể làm tăng tình trạng đầy bụng, chướng bụng và thậm chí làm cho triệu chứng tiêu chảy nặng hơn.

Rượu, bia

Rượu và bia là những chất gây mất nước mạnh, làm rối loạn chức năng tiêu hóa và làm tăng nguy cơ mất nước. Uống rượu, bia trong khi bị tiêu chảy sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước và làm cho cơ thể không thể hồi phục nhanh chóng.

Đồ uống chứa cafein

Cafein có thể kích thích ruột và làm cho tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn. Cà phê có chứa lượng cafein cao có thể làm tăng tốc độ di chuyển của ruột và khiến cơ thể mất nhiều nước hơn. tốt nên tránh hoàn toàn các đồ uống có cafein khi bị tiêu chảy.

Sữa có lactose

tiêu chảy uống nước mía được khôngTiêu chảy không nên uống sữa có Lactose

Tiêu chảy uống sữa được không? – Câu trả lời là KHÔNG NÊN. Bởi tiêu chảy khiến người bệnh phải đi ngoài liên tục, làm giảm lượng enzyme chuyên tiêu hóa đường lactose trong sữa. Vì vậy, nếu sử dụng sữa có lactose sẽ gây đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu và tình trạng tiêu chảy cũng nghiêm trọng hơn. Đây cũng chính là lý do bạn không nên uống sữa khi đang bị tiêu chảy. 

Nước mía

Tiêu chảy uống nước mía được không? – Câu trả lời là KHÔNG NÊN. Bởi nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao. Khi bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa đang yếu, việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm tăng nhu động ruột, khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn. 

Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày, hoặc kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như có máu trong phân, sốt cao, đau bụng dữ dội hoặc mất nước nghiêm trọng, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. 

Trong nhiều trường hợp, tiêu chảy có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng cần can thiệp y tế. Thuốc kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu chảy cũng cần được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc điều trị.

Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi "Bị tiêu chảy nên uống gì?" Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như sốt, đau bụng dữ dội, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

>> Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/09/24

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.