Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Bình bát dây: Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Bình bát dây vốn được nhiều người biết đến như một loài cây leo mọc dại, dễ dàng tìm thấy ở những vùng quê. Tuy nhiên, chúng đơn thuần không chỉ là một loại thực phẩm mà còn đem đến những giá trị y học của một vị thuốc hữu hiệu. Để tìm hiểu kỹ hơn về điều này, mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

I. Thông tin chung về bình bát dây

Bình bát dây có tên khoa học à Coccinia cordifolia (L.) Cogn, thuộc họ Bí - Cucurbitaceae. Ngoài ra, nó còn có các tên gọi khác như dây bát, bình bát, mãng bát, hồng qua (tên theo Đông y).

Bình bát dây là loại cây thân thảo leo bằng tua cuốn. Thân cây mảnh mai, có thể dài tới vài mét, thậm chí là hơn thế nữa. Bề mặt thân có lông nhỏ, mềm mại, tạo cảm giác hơi nhám khi chạm vào.

Lá hình tim hoặc hình trứng, mọc xen kẽ, có rìa lá chia thành 3-5 thùy, tạo thành các ngón giống như bàn tay. Lá có chiều dài từ 5-10cm và rộng khoảng 4-8cm. Mặt trên của lá có màu xanh đậm, bề mặt nhẵn và bóng. Mặt dưới của lá có màu xanh nhạt hơn và có lông tơ mịn. Cuống lá dài khoảng 2-6 cm, cũng có lông tơ.

Bình bát dâyHình ảnh cây bình bát dây

Cây có cả hoa đực và hoa cái, mỗi loại hoa mọc trên cây riêng biệt hoặc cùng một cây, thường mọc một mình hoặc theo cặp ở nách lá. Hoa đực thường mọc thành chùm, có cuống hoa dài và màu trắng hoặc vàng nhạt. Hoa cái mọc đơn lẻ hoặc thành chùm nhỏ, có cuống ngắn hơn hoa đực, màu sắc tương tự. Mỗi hoa có 5 cánh, đường kính khoảng 1-2 cm.

Trái bình bát dây có hình bầu dục hoặc hình trụ, dài từ 4-8cm và đường kính khoảng 1-2 cm. Khi chưa chín, quả có màu xanh lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ hoặc cam. Quả có bề mặt mịn, không có lông. Bên trong quả chứa nhiều hạt nhỏ, màu nâu nhạt, mỗi quả có thể chứa từ 10-30 hạt.

Rễ phát triển mạnh mẽ, lan rộng dưới mặt đất, giúp cây bám chắc vào đất và hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả. Rễ có thể phình to thành củ, chứa nhiều chất dinh dưỡng.

1.1 Phân bố 

Bình bát dây phân bố rộng rãi ở nhiều khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới, thường được tìm thấy ở các nước như Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam, Nam Trung Quốc. Chúng mọc hoang dã nhưng cũng có thể được trồng làm cây cảnh hoặc để sử dụng trong y học cổ truyền. 

Cây ưa thích môi trường ẩm ướt, đất phì nhiêu và có khả năng leo bám tốt, nên thường thấy ở các khu vực ven rừng, đồi núi, hoặc dọc theo các hàng rào.Nó có khả năng ra hoa và kết quả quanh năm

1.2 Thu hái và chế biến

Trong y học dân gian, gần như tất cả các bộ phận của cây bình bát dây đều có thể được sử dụng, cụ thể như lá, thân, rễ và quả.

trái bình bát dâyLá, thân, rễ và quả của bình bát dây đều được sử dụng

Lá thường được thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa xuân và mùa hè khi cây phát triển mạnh nhất. Thân và rễ cây vào mùa thu hoặc mùa đông khi cây đã trưởng thành và tích lũy nhiều dưỡng chất. Quả được thu hái khi chín, thường vào mùa hè và mùa thu.

Các bộ phận sau khi thu hái sẽ được rửa sạch đất cát, cắt nhỏ hoặc để nguyên, có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô để dùng dần, cần đảo đều để các bộ phận khô đều và không bị mốc. Bảo quản trong túi nilon kín, hũ thủy tinh hoặc hộp kín để tránh ẩm mốc. Chọn nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.

||Bạn có biết: Cây kim anh là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?

II. Bình bát trị bệnh gì?

Cây bình bát dây được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền với nhiều công dụng khác nhau. Dưới đây là các tác dụng chính của bình bát dây:

2.1 Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Đầu tiên, bình bát dây có tác dụng gì thì bình bát dây có khả năng giảm đường huyết nhờ vào các hoạt chất như alkaloid, flavonoid và glycoside có trong lá và rễ cây. Các hoạt chất này giúp tăng cường sự nhạy cảm của insulin hoặc có tác động trực tiếp đến cơ chế chuyển hóa đường.

2.2 Hỗ trợ cải thiện bệnh xương khớp

Cây bình bát dây có tính kháng viêm và giảm đau, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh xương khớp như viêm khớp, đau khớp, sưng và cứng khớp. Và để trả lời cho câu hỏi trái bình bát dây có tác dụng gì thì thông thường trái bình bát dây được sử dụng chính để làm điều này. Bạn có thể đập nát trái, sau đó đem đi hơ nóng và chườm vào vị trí đau nhức giúp cải thiện triệu chứng.

cây bình bát dâyBình bát dây sở hữu nhiều công dụng cho sức khỏe

2.3 Hỗ trợ làm mát và giảm nóng trong người

Lá và rễ của cây có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, làm mát gan và giảm các triệu chứng nóng trong người như sốt nóng, đỏ mặt. Ngoài ra, cũng có thể hạn chế các biểu hiện do nóng trong người gây ra như nổi mụn nhọt, bí tiểu, tiểu buốt. Sắc nước uống từ lá hoặc rễ cây, hoặc nấu canh bình bát dây ăn 2 lần trong ngày để thanh nhiệt cơ thể.

2.4 Hỗ trợ giảm sốt, đau đầu

Bình bát dây có tác dụng hạ sốt, giảm đau đầu nhờ vào tính mát và các hoạt chất có khả năng kháng viêm, làm dịu cơ thể. Sắc lá cây thành nước uống hoặc giã lá tươi, đắp lên trán để giảm sốt và đau đầu.

2.5 Trị vết cắn từ côn trùng

Lá cây có tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp làm giảm sưng và ngứa do vết cắn từ côn trùng. Ngoài ra, quả bình bát dây cũng được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị tình trạng ghẻ. Tuy nhiên, quả bình bát dây khá đắng nên rất khó nhai.

2.6 Hỗ trợ khi trúng độc

Rễ và củ bình bát dây có tính thanh nhiệt, giải độc và kháng viêm, giúp làm dịu và làm sạch cơ thể khi bị trúng độc do thực phẩm hay các chất độc khác. Bạn chỉ cần sắc lên uống để nó có thể phát huy công hiệu một cách tối đa nhất. 

III. Bài thuốc từ cây bình bát dây

Bình bát dây vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát phế, thanh vị, nên thường được dùng để chữa nhiệt miệng, táo bón, tiểu rát, tiểu buốt, tăng cường sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe. Người xưa thường sử dụng bình bát dây trong một số bài thuốc dân gian như:

3.1 Chữa đái tháo đường

Bạn có thể sử dụng rau bình bát dây như một món ăn bồi bổ cho người đái tháo đường, chúng không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh.

trái bình bát dây có tác dụng gìNấu canh rau bình bát dây điều trị đái tháo đường

  • Nguyên liệu: 100g lá bình bát dây non, 50g thịt cua.
  • Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu, cho thịt cua vào nấu tới khi gần chín sau đó cho lá non dây bình bát vào. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng, đun sôi đến khi chín hết các nguyên liệu thì thưởng thức.

3.2 Chữa nóng trong người, mụn nhọt

  • Nguyên liệu: Bình bát dây 50g, Rễ cây Chùm ngây 30g, Cam thảo dây 20g.
  • Cách làm: Thái nhỏ các nguyên liệu, sau đó phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

3.3 Chữa bệnh trĩ

  • Nguyên liệu: Lá bình bát dây 50g, rau Diếp cá tươi 50g, hoa Mào gà 5g, xơ Mướp đốt tồn tính 5g.
  • Cách làm: Rửa sạch tất cả nguyên liệu, sau đó đem đi sắc và uống trong ngày.

IV. Lưu ý khi sử dụng bình bát dây

Khi sử dụng cây bình bát dây, bạn cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

bình bát dây có tác dụng gìLưu ý khi sử dụng bình bát dây

  • Tuân thủ liều lượng được khuyến cáo hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia y tế, sử dụng quá liều có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
  • Nếu bạn đang mang thai, cho con bú, hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Bình bát dây cũng có thể gây ra tác dụng phụ như dị ứng da, tiêu chảy hoặc buồn nôn đối với một số người. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường sau khi sử dụng, nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến y tế.
  • Đảm bảo mua sản phẩm từ nguồn uy tín và kiểm tra nguồn gốc để tránh các sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc chất lượng kém.
  • Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh mà có thể tương tác với bình bát dây, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không nên sử dụng bình bát dây vào buổi chiều hoặc tối.
  • Hạn chế sử dụng cây bình bát dây cho những người có hệ tiêu hóa kém, lạnh bụng, tỳ vị hư hàn.
  • Tuyệt đối không lạm dụng bình bát dây trong điều trị bệnh hay tẩm bổ cho cơ thể.

Những lưu ý trên sẽ giúp bạn sử dụng cây bình bát dây một cách an toàn và hiệu quả trong các ứng dụng của y học cổ truyền.

V. Một số câu hỏi liên quan đến cây bình bát dây

Xung quanh việc sử dụng cây bình bát dây còn có một vài câu hỏi thắc mắc như sau:

 - Trái bình bát dây có ăn được không?

Câu trả lời là hoàn toàn CÓ THỂ. Tuy nhiên, thường được sử dụng trong một số món ăn đặc biệt và không phổ biến như các loại trái cây khác. Trái xanh vị khá đắng, giòn như dưa chuột còn trái chín thì ngọt, ngon và mềm như trái hồng chín. Tuy nhiên, bạn cần phải chắc chắn rằng trái đã chín đầy đủ và được chế biến đúng cách để tránh các vấn đề sức khỏe.

trái bình bát dây có ăn được khôngTrái bình bát dây có thể ăn được

 - Lá bình bát dây có ăn được không?

Câu trả lời là . Tương tự như trái bình bát dây thì lá của cây này cũng được xem như là một loại thuốc dân gian, một loại rau trong bữa ăn hàng ngày của gia đình Việt Nam. Bạn có thể hái đọt và lá ngon của bình bát dây đem rửa sạch, sau đó nấu canh với tôm hoặc thịt heo. Thức ăn này ngon và đặc biệt rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.

 - Bình bát dây có độc không?

Theo thông tin hiện có, các phần của cây bình bát dây KHÔNG được coi là có độc đối với người. Tuy nhiên, như với bất kỳ loại thực vật nào, sử dụng quá liều hoặc không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ. Việc sử dụng thuốc từ cây bình bát dây nên tuân thủ đúng hướng dẫn và nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế nếu có bất kỳ vấn đề nào.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thể phần nào hiểu rõ hơn về cây bình bát dây. Nắm chắc kiến thức và thông tin về loại cây này giúp bạn có thể sử dụng nó một cách hiệu quả và mang lại những lợi ích cho cơ thể.

Nguồn bài viết: Tổng hợp

||Tham khảo bài viết khác:

 
Cập nhật lúc: 2024/07/19

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.