Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Bồ công anh: Món quà quý giá từ thiên nhiên với 7 bài thuốc chữa bệnh

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đào Hồng Hạnh

Chuyên khoa: Kinh Tế Dược

Với nhiều người, bồ công anh không chỉ là một loài cây cỏ bình thường mà còn là một phần gắn liền với tuổi thơ. Nó được biết đến như một loại dược liệu quý trong điều trị bệnh theo Y học cổ truyền.

Để hiểu rõ hơn về tác dụng của loài cây này, mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Bồ công anh: Món quà quý giá từ thiên nhiên với 7 bài thuốc chữa bệnh

Thông tin chung về cây bồ công anh

  • Tên gọi khác: Hoàng hoa địa đinh, Cỏ nãi chấp, Sư nha
  • Tên khoa học: Taraxacum officinale.
  • Họ: Cúc (Asteraceae)

Cây bồ công anh có mấy loại? Ở Việt Nam, loại thường gặp nhất chính là bồ công anh mũi mác (Lactuca indica L.). Ngoài ra còn có bồ công anh hoa lam hay cải ô rô (Cichorium intybus L.), bồ công anh lùn (Taraxacum officinale L.), bồ công anh Trung Hoa (Taraxacum borealisinense K.) cũng thuộc họ Cúc.

Hình ảnh cây bồ công anh

Đặc điểm thực vật

  • Bồ công anh thuộc loại cây nhỏ, thân mọc thẳng, nhẵn, không cành hoặc rất ít cành.
  • Lá có nhiều hình dạng, phía dưới to và dài khoảng 30cm, rộng 5 - 6cm, gần như không cuống, có răng cưa lớn xen lẫn răng cưa nhỏ, sâu, thưa và không đều (tựa như xẻ thuỳ, đầu chót nhọn). Phần lá ở phía giữa và phía trên ngắn và hẹp hơn, các lá ở ngọn giống như mũi mác, mép nguyên, không chia thuỳ. Khi bấm vào lá và thân đều sẽ thấy tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa, vị hơi đắng. 
  • Hoa bồ công anh mọc thành từng cụm, hình đầu và chủ yếu có màu vàng, một số loại có màu tím. Chúng thường mọc ở phần ngọn hoặc kẽ lá. Mùa hoa nở vào khoảng tháng 6 - 7 hàng năm.
  • Quả có màu đen, bên ngoài có lông trắng nhạt, tiết dịch nhựa mỗi khi bấm vào.

Khu vực phân bố

Bồ công anh có nguồn gốc ở phía tây Trung Quốc và còn được tìm thấy ở Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan… Ở nước ta, cây thường mọc hoang và phân bố chủ yếu ở các vùng ẩm trong vườn, ven đường, bãi sông hay nương rẫy bỏ hoang ở các tỉnh miền núi và trung du như Là Cai, Cao Bằng, Ninh Bình, Hà Nội, Thừa Thiên Huế cho đến Tây Nguyên. 

Bồ công anh phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi và trung du

Thu hái và chế biến

Bồ công anh được thu hái vào giữa tháng 4 đến tháng 5, đây là thời kỳ có vị đắng nhiều nhất. Sau khi thu hái, họ sẽ đem rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. 

Bộ phận dùng của bồ công anh: Tất cả các bộ phận của cây đều dùng làm thuốc chữa bệnh như thân, hoa, lá và rễ bồ công anh.

Thành phần hoá học

Bồ công anh có chứa nhiều thành phần như:

  • 91,8% NƯỚC
  • 3,4% protid
  • 1,1% glucid
  • 2,9% chất xơ
  • 1,2% tro
  • 3,4% caroten
  • 25%mg vitamin C

Chiết xuất bồ công anh chứa 5% hợp chất phenolic, có thể kể đến như quercetin, rutin, axit caffeic và axit chlorogenic. Ngoài ra, nhiều flavonoid đã được phát hiện như kaempferol, luteolin, luteolin-7-O-glucoside và apigenin.

Công dụng của bồ công anh

Theo Y học cổ truyền

Cây bồ công anh có tác dụng gì? Trong Đông y, bồ công anh có tính lạnh, vị đắng ngọt, lợi về kinh gan và dạ dày, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu các khối u, thông sữa, thanh gan, mát huyết, sáng mắt.

Bồ công anh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát huyết

Theo Y học hiện đại

Thanh lọc gan

Rễ và lá bồ công anh có tác dụng lợi tiểu, giúp gan loại bỏ những độc tố ra bên ngoài. Bằng cách tăng sản xuất nước tiểu, bồ công anh sẽ giúp làm sạch túi mật và gan, từ đó thúc đẩy quá trình thải độc. Hơn nữa, các chất như vitamin C, vitamin K, kali có trong bồ công anh cũng đều có tác dụng hỗ trợ chức năng gan, giúp gan hoạt động khoẻ hơn, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ và chất độc từ gan. 

TPBVSK Bổ Gan Thái Minh có thành phần Lactaxaline (chiết xuất Bồ công anh và Kim ngân)

Có thể bạn quan tâm

TPBVSK Bổ Gan Thái Minh

125.000đ

Hộp 20 viên

5.0 / 13 đánh giá

Điều trị các bệnh về da

Một số bệnh về da do nhiễm nấm, vi khuẩn có thể điều trị bằng bồ công anh bởi trong nhựa của bồ công anh có tính chất sát khuẩn, diệt côn trùng, nấm và đặc biệt là có tính kiềm cao. Vì vậy, tất cả những sản phẩm chiết xuất từ bồ công anh đều hữu hiệu đối với các bệnh ngoài da như ghẻ, eczema hay các chứng ngứa khác.

>> Xem thêm: “MÁCH BẠN” 9+ cây thuốc trị nấm da đầu an toàn ngay tại nhà

Tốt cho bệnh tiểu đường

Một trong những lợi ích tuyệt vời của bồ công anh chính là kích thích tuyến tụy sản xuất insulin. Nó còn được coi như là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, giúp loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể, cũng như loại bỏ đường bị tích tụ trong thận mà hầu hết các bệnh nhân tiểu đường đều mắc phải.

Phòng chống ung thư

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gốc và rễ của bồ công anh có ảnh hưởng lớn lên các tế bào ác tính và có khả năng kháng hóa trị liệu mà không làm ảnh hưởng, tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh. Loài cây này ứng dụng nhiều trong phòng chống ung thư vú và tuyến tiền liệt. Bồ công anh nổi tiếng với khả năng hỗ trợ làm chậm sự phát triển của u xơ tuyến vú, giúp giảm nguy cơ hình thành u xơ lành tính.

Trong thành phần của TPBVSK Nhũ Đan có chứa chiết xuất Bồ công anh. Nhũ Đan hỗ trợ làm chậm sự phát triển của u xơ tuyến vú, giúp làm giảm nguy cơ hình thành u xơ lành tính tuyến vú.

Có thể bạn quan tâm

TPBVSK Nhũ Đan

198.000đ

Hộp 20 viên

5.0 / 345 đánh giá

Bảo vệ xương

Bồ công anh rất giàu canxi, rất tốt cho sự tăng trưởng của xương. Hơn nữa, các thành phần khác như vitamin C và luteolin có khả năng bảo vệ xương khỏi các gốc tự do độc hại có thể gây suy yếu xương hay giảm mật độ xương.

Cải thiện hệ tiêu hoá

Các inulin và chất nhầy trong bồ công anh có tác dụng làm dịu đường tiêu hoá. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hoá còn giúp cho hấp thu các độc tố từ thực phẩm và kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn đường ruột có lợi. Đồng thời, ngăn cản và ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Thúc đẩy sức khoẻ đường tiết niệu

Do tính chất lợi tiểu, bồ công anh rất tốt cho hệ tiết niệu, giải độc và làm sạch thận. Ngoài ra, nó còn kích thích các lợi khuẩn trong hệ tiết niệu, ức chế vi khuẩn có hại nhờ các đặc tính tẩy bỏ của bồ công anh.

Giảm cân an toàn

Trên thực tế, bên cạnh những tác dụng tuyệt vời trên, bồ công anh còn được biết đến với tác dụng giảm cân, bởi các chất inulin khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ giúp bạn giảm bớt cơn đói và tạo cảm giác no lâu hơn mỗi khi ăn.

Bồ công anh trị bệnh gì?

Chữa hói đầu

  • Nguyên liệu: 150g bồ công anh, 500g đậu đen.
  • Cách thực hiện: Lấy nguyên liệu sắc lấy nước. Sau khi sôi, lọc bỏ bã và cho đường phèn vừa đủ vào, cô lại cho khô. Thực hiện uống mỗi ngày 50g, chia thành 2 lần.

Thuốc thông sữa

  • Nguyên liệu: 60g bồ công anh tươi, muối trắng.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch bồ công anh, thêm ít muối xay và lọc lấy nước uống. Lấy bã thuốc bọc vào miếng vải sạch đắp lên vú. Thông thường, chỉ với 2 thang là có thể thấy được hiệu quả.

Chữa viêm dạ dày

  • Nguyên liệu: 30g bồ công anh, 5g nhục quế, 6g cam thảo, 10g hoàng bá, 30g chung nhũ thạch.
  • Cách thực hiện: Lấy hết nguyên liệu đem nghiền thành bột mịn. Mỗi lần uống lấy 10g, ngày uống 3 lần.

Chữa đau mắt đỏ

  • Nguyên liệu: 40g bồ công anh, 12g dành dành.
  • Cách thực hiện: Đem nguyên liệu sắc thành nước uống trong ngày.

Chữa quai bị

  • Nguyên liệu: 30g bồ công anh tươi.
  • Cách thực hiện: Lấy bồ công anh giã nát rồi đắp trực tiếp lên chỗ đau.

Hỗ trợ chữa viêm gan cấp tính

  • Nguyên liệu: 20g bồ công anh, 10g xa tiền tử, 30g nhân trần, 15g bản lam căn, 10g tử thảo.
  • Cách thực hiện: Đem dược liệu sắc thành nước uống, mỗi ngày sử dụng 1 thang, chia thành 2 lần uống vào buổi sáng và tối.

Chữa mụn trứng cá

  • Nguyên liệu: 15g bồ công anh, 12g sơn tra, 15g kim ngân hoa, 10g chỉ xác sao, 12g hổ trương, 10g đại hoàng tẩm rượu.
  • Cách thực hiện: Lấy hết nguyên liệu sắc thành nước uống. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia thành 2 lần uống vào buổi sáng và tối.

Những lưu ý khi sử dụng bồ công anh

Tác hại của cây bồ công anh là gì? Bồ công anh được biết đến như một dược liệu có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến một vài tác hại nhất định. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng bồ công anh để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Trong bồ công anh có chứa một lượng kali đáng kể, khi sử dụng kèm theo một số thuốc lợi tiểu có thể khiến nồng độ kali tăng, làm mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể.
  • Mỗi ngày chỉ nên dùng 12 - 40g bồ công anh để tránh những tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi…
  • Khi sử dụng chung với các thuốc kháng sinh có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Vì vậy bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về dược liệu bồ công anh. Mong rằng, những thông tin này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng dược liệu này. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, mọi người nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

Cập nhật lúc: 2024/07/08

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.

Các sản phẩm liên quan

TPBVSK Bổ Gan Thái Minh

125.000đ

Hộp 20 viên

5.0 / 13 đánh giá

TPBVSK Nhũ Đan

198.000đ

Hộp 20 viên

5.0 / 345 đánh giá