Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cà độc dược là cây gì? Hình ảnh, đặc điểm, chữa bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Cà độc dược được dân gian gọi với tên khác là mạn đà la. Là vị thuốc thường gặp trong bài thuốc chữa hen suyễn, ho hoặc chữa mụn ngoài da. Và khác với các loại dược liệu khác bên cạnh việc mang đến lợi ích cho sức khỏe nó còn chứa độc tố đe dọa đến tính mạng con người nếu sử dụng sai cách. Vậy thảo dược này có tác dụng gì, cách sử dụng ra sao mới an toàn?

I. Thông tin khoa học về cà độc dược 

  • Tên gọi khác: mạn đà la, cà lục dược, độc giã, cà diên, cà lục lược.
  • Tên khoa học: Datura metel L

1. Đặc điểm

  • Là cây thân nhỏ, chiều cao trung bình từ 1 - 2m, tán cây tỏa gần mặt đất. Thân cây nhẵn màu xanh và mọc nhiều cành non cùng với đó là phần lông tơ bao phủ xung quanh. 
  • Lá thuộc loại lá đơn hình trứng có đáy hẹp và đầu nhọn thường mọc đối nhau. Bề mặt trên lá màu xanh sẫm hơn so với mặt dưới, viền mép lá có thể có hình lượn sóng hoặc chẻ ra thành 3 - 4 răng cưa. Lá khi còn non có nhiều lông nhưng càng phát triển lông sẽ rụng dần. 
  • Hoa cà độc dược: hoa đơn màu tím hoặc tím nhạt mọc nhiều ở các kẽ lá. 
  • Quả cà độc dược hình cầu, bên ngoài vỏ quả có nhiều gai, chuyển sang màu nâu khi chín. Đặc biệt khi chín quả sẽ nứt dọc và chia thành 4 múi bên trong có nhiều hạt màu đen.

cây cà độc dượcHoa và lá là bộ phận được dùng phổ biến nhất của thảo dược này

2. Phân loại 

Cây gồm 3 loại:

  • Cây có hoa đốm tím, thân với cành cây màu xanh 
  • Loại cà có hoa trắng, thân cành màu xanh 
  • Loại cây được lai giữa 2 cây trên. 

3. Bộ phận sử dụng

Là thảo dược bách bệnh tuy nhiên không phải bộ phận nào của cây cũng được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Hiện nay ở nước ta chỉ có hoa và lá là 2 bộ phận được tận dụng nhiều nhất trong đông y. 

Thông thường lá cây sẽ được thu hoạch vào thời điểm cây đang ra hoa, còn hoa sẽ được hái nhiều vào mùa thu. Tiếp theo chúng sẽ được đem sấy khô hoặc phơi khô tùy vào mục đích sử dụng.

4. Thành phần hóa học 

Ngoài alcaloid được tìm thấy trong lá, hoa, quả, rễ cây, trong thành phần của chúng còn chứa nhiều hoạt chất có lợi khác như:

  • Vitamin C
  • Norhyoscyamin
  • Atropin
  • Hyoscyamine
  • Scopolamine

II. Cây cà độc dược có tác dụng gì?

Theo đông y, loại thảo dược này có tính ôn, vị cay được quy vào can kinh phế. Chính vì thế công dụng chính của cà độc dược là chữa ho, phong thấp, hen suyễn. Không những vậy nó còn hỗ trợ:

  • Chống say xe, buồn nôn khi di chuyển bằng ô tô hoặc tàu đường dài 
  • Tốt cho người bị viêm loét dạ dày, giảm nhanh tình trạng co bóp dạ dày gây khó chịu. 
  • Ngoài chữa hen suyễn, ho cà độc dược trị viêm xoang cũng là công dụng nổi bật hàng đầu của loại dược liệu này. 
  • Chữa mụn nhọt ngoài da, hạn chế tình trạng viêm mủ, sưng, đau nhức do mụn gây nên. 
  • Hỗ trợ chữa bệnh liên quan đến thần kinh tọa 
  • Mang đến hiệu quả trong quá trình điều trị sâu răng.

>> Xem thêm: Top 5 miếng dán say xe phổ biến và 7 điều cần biết

III. Cây cà độc dược có độc không?

Là dược liệu quý với hàng loạt công dụng tốt nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng loại cây này đặc biệt với người có thể trạng yếu lại càng không nên dùng. Bởi thành phần chính của nó có thể gây độc tố, cụ thể:

  • Atropin ở liều độc có thể gây ảnh hưởng đến não khiến tê liệt, ức chế tế bào thần kinh trung ương, sốt, tăng hô hấp.
  • Hyoxin ở liều độc có khả năng ức chế thần kinh mạnh mẽ do đó chúng thường được dùng để ngắt cơn co giật cho bệnh parkinson gây nên.

hình ảnh cây cà độc dượcHình ảnh cây cà độc dược

Vậy cà độc dược ăn được không? Tuyệt đối không được ăn cà độc dược bởi hoạt chất scopolamine có chứa trong thảo dược này có thể gây ảo giác. Bất kể cà độc dược lùn, cà độc dược gai tù đều có thể gây ảo giác, ở mức nặng hơn còn gây mất nhận thức tạm thời khi tiếp xúc gần hoặc ăn chúng.

Ngoài ra, sử dụng cà độc dược sai cách còn gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác có thể kể tới như:

  • Bí tiểu, sốt, khô miệng 
  • Khô da, da đỏ ửng, cơ thể ra nhiều mồ hôi 
  • Tim đập nhanh 
  • Hôn mê sâu, giảm thị lực…..

Những triệu chứng có thể gặp với bất cứ người bệnh nào khi sử dụng thảo dược này, chính vì thế trong quá trình sử dụng nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nên dừng lại và chủ động đến bác sĩ kiểm tra để được cứu chữa đúng lúc. 

IV. Bài thuốc chữa bệnh cà độc dược 

Tuy là dược liệu có tính độc nhưng nó vẫn mang tới hiệu quả trong một vài trường hợp bệnh nhất định. Dưới đây là một vài bài thuốc ví dụ từ cà độc dược bạn có thể tham khảo: 

 - Bài thuốc chữa sâu răng bằng cà độc dược

Đây là bài thuốc được lưu truyền rộng rãi trong dân gian với cách làm đơn giản:

  • Chuẩn bị hạt cà độc dược, xếp lên viên ngói đặt lên bếp lửa và nướng chín
  • Hạt chín thả vào cốc nước sôi
  • Tiếp theo sử dụng phễu nhỏ úp lên trên miệng bát và đặt miệng lên trên miệng phễu. Khi này dưỡng chất từ hạt cà dược độc sẽ bay lên giúp người bệnh tiêu diệt vi khuẩn răng miệng. Thực hiện bài thuốc này đều đặn mỗi ngày 10 phút sẽ thấy tình trạng sâu răng được cải thiện nhanh chóng. 

Lưu ý: mẹo này chưa được khoa học công nhận vì thế người bệnh nên cân nhắc trước khi thực hiện. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ đông y trước khi áp dụng.

>> Xem thêm: Hạt sẻn (mắc khén) – Dược liệu chữa đau răng, phong tê

- Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp 

Bài thuốc này người bệnh có thể sử dụng hoa, lá, cành, rễ của thảo dược này rửa sạch phơi khô sau đó ngâm rượu. Rượu ngâm trong vòng 10 ngày là có thể sử dụng, lấy rượu thuốc xoa bóp lên vùng xương đau nhức mỗi ngày để kiểm chứng độ hiệu quả.

cà độc dược có tác dụng gìBài thuốc cà độc dược chữa xương khớp

>> Có thể bạn quan tâm: Những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp hiệu quả

- Bài thuốc chữa ho hen 

Cà độc dược điều trị hen phế quản rất đơn giản chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Sử dụng hoa hoặc lá cây, rửa sạch phơi khô rồi thái mỏng. 
  • Lấy phần dược liệu vừa chuẩn bị trộn với ít kali nitrat theo tỉ lệ 1:1 rồi cuộn vào giấy như điếu thuốc lá. 
  • Hút thuốc này mỗi ngày, tuy nhiên chỉ hút tối đa từ 1 - 1,5g khi bắt đầu lên cơn ho hen sẽ thấy triệu chứng khó chịu của bệnh dần được đẩy lùi.

>> Xem thêm: 6 Tác dụng của củ địa liền trong tiêu hóa, xương khớp, ho

V. Đối tượng không nên sử dụng cà độc dược trong chữa bệnh

Để sử dụng cà độc dược an toàn bạn nên tuân thủ theo đúng liều lượng hướng dẫn từ lương y. Nếu dùng bột lá, bột hoa hay dùng lá - hoa phơi khô thái nhỏ thì liều lượng dùng tối đa từ 1 - 1,5g mỗi ngày. Còn với rượu thuốc chỉ nên dùng 0,5 - 3g rượu với người lớn và 0,1g với trẻ em.  

Dù là thảo dược tự nhiên nhưng không phải ai sử dụng cũng mang đến hiệu quả như mong muốn. Cụ thể, nhóm đối tượng sau không nên sử dụng cà độc dược:

  • Người bị táo bón 
  • Bệnh nhân mắc bệnh down bẩm sinh 
  • Người đang đối mặt với vấn đề liên quan đến tim nhất là suy tim bởi cà độc dược có thể làm tăng nhịp tim khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn. 
  • Người bị trào ngược thực quản, sốt, viêm loét dạ dày tá tràng 
  • Người bị bệnh huyết áp cao hoặc người bị rối loạn thần kinh. 
  • Người bệnh bị nhiễm trùng, tắc nghẽn đường tiêu hóa 
  • Người bị rối loạn tiểu tiện, khó đi tiểu hoặc mắc chứng viêm đại tràng kết loét. 
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé mà còn làm giảm đi lượng sữa bên trong cơ thể mẹ. 

Nhìn chung cây cà độc dược là vị thuốc quý vừa có lợi vừa có hại cho cơ thể. Do đó để đảm bảo sức khỏe người bệnh không được tự ý sử dụng loại thảo dược này khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ đông y. Đặc biệt không dùng cà này để chế biến thành thức ăn đồng thời không để trẻ em tiếp xúc với dược liệu này để tránh gây ngộ độc.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 2024/03/02

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.