Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cà gai leo là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh và chữa bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Cà gai leo từ lâu đã được xếp vào nhóm dược liệu hàng đầu với công dụng nổi bật trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Không những vậy nó còn mang đến nhiều công dụng tuyệt vời khác cho sức khỏe, vậy đó là những công dụng nào? Cách chữa bệnh với loại cây này ra sao? Cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

I. Thông tin chung về cây cà gai leo

  • Tên gọi trong dân gian: cà lù, cà gai dây, cà quánh, cà bò, gai cườm.
  • Tên khoa học: Solanum procumbens
  • Họ: Solanaceae
  • Chi: Solanum
  • Bộ: Solanales
  • Giới: Plantae
  • Loài: S. procumbens

- Đặc điểm tự nhiên

Là cây họ cà, thân leo với chiều dài trung bình từ 60 - 100cm. Thân phân thành nhiều nhánh và có gai bao phủ khắp thân cây. Lá hình bầu dục, mọc xen kẽ, lá có chẻ nhưng không đều, mặt trên của lá có gai, mặt dưới có lông. Quả mọng, có màu đỏ khi chín, hạt có màu vàng nhạt.

“Cà lù’ là thần dược mang đến nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe

- Phân loại

  • Dựa vào màu sắc nó được chia thành cà gai leo trắng và cà gai leo tím. Loại dây có hoa màu trắng được dùng phổ biến trong chữa bệnh và các sản phẩm về thuốc, dược liệu. Còn loại hoa màu tím ít công dụng hơn vì thế nó thường được trồng để làm hàng rào.
  • Dựa vào tính chất chia thành loại khô và tươi.
  • Dựa vào đặc điểm vùng miền chia ra thành 2 loại:
    • Cà gai leo miền Trung: thân nhỏ, màu nâu, hơi cứng.
    • Cà gai leo miền Bắc và miền Nam: thân to mập hơn, có màu xanh, dễ trồng và dễ chăm sóc hơn.

- Bộ phận sử dụng

Rễ và cành cây là bộ phận được thu hái và sử dụng phổ biến nhất. Chúng thường được dùng trực tiếp, thái mỏng, phơi khô hoặc điều chế dưới dạng cao như cao mềm, cao nước, cao khô.

- Thành phần hóa học

Có chứa nhiều thành phần hóa học nổi bật có thể kể tới: saponin steroid, flavonoid, acaloid solasodin, diosgenin, solasodinon, glycoalcaloid…..

II. Cà gai leo có tác dụng gì?

2.1 Hỗ trợ điều trị bệnh về gan

Hiện nay có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của cà gai leo với quá trình điều trị bệnh về gan, cụ thể: 

 - Giải độc gan

Trong dịch tiết của loại thảo dược này có chứa nhiều thành phần, hoạt chất giúp bảo vệ gan trước những tác động từ độc tố trinitrotoluene (TNT) đồng thời hạn chế nhiễm độc gan và cải thiện chức năng gan, tránh gây tổn thương gan. 

 - Chống oxy hóa và chống gây bệnh ung thư 

Không chỉ giải độc gan mà dược liệu này còn có khả năng chống oxy hóa và ngăn ngừa bệnh viêm gan hiệu quả. Đặc biệt dịch tiết glycoalcaloid sẽ ức chế hoạt động của một số virus gây ung thư như ung thư gan, ung thư cổ tử cung….. 

 - Làm chậm quá trình xơ gan 

Hoạt chất Glycoalkaloid có trong cây cà gai leo vừa mang đến khả năng điều trị viêm gan virus lại vừa làm giảm quá trình hình thành và phát triển của xơ gan ở giai đoạn đầu. 

 - Viêm gan virus, viêm gan B

“Cà quánh” chứa nhiều thành phần hoạt chất giúp bảo vệ sức khỏe gan

Cũng tương tự với tác dụng trên, ở dược liệu này có chứa thành phần Glycoalkaloid hỗ trợ điều trị viêm gan nói chung và viêm gan B nói riêng. Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện chức năng hệ miễn dịch cũng như sớm đẩy lùi triệu chứng khó chịu do viêm gan gây nên.

2.2 Một số tác dụng khác 

  • Chữa cảm cúm, ho gà: cà gai leo chữa bệnh gì? Với thành phần có chứa alkaloid và flavonoid nó mang đến khả năng kháng khuẩn, chống viêm, tăng sức đề kháng, cải thiện cảm cúm lâu ngày. 
  • Chữa dị ứng: chiết xuất dược liệu có trong cà gai leo hỗ trợ phân hủy tế bào mast giúp hệ miễn dịch chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng giải phóng interleukin từ đó giúp giảm bớt tình trạng viêm nhiễm một cách nhanh chóng. 
  • Chữa bệnh về khớp: cà gai leo trị bệnh gì? Nhờ vào thành phần hóa học chứa flavonoid, alkaloid và tinh bột có trong thân và rễ cây mang đến khả năng điều trị đau nhức xương khớp, sâu răng, tê thấp….

>> Tìm hiểu ngay:

III. Bài thuốc chữa bệnh từ cà gai leo

3.1 Bài thuốc giải rượu 

Để giải rượu với loại thảo dược này rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo 1 trong 2 cách làm sau:

  • Cách 1: chuẩn bị 100g cà gai leo tươi, đun cùng 400ml nước. Khi thấy thuốc sôi tắt bếp, uống khi nước lá còn ấm. 
  • Cách 2: chuẩn bị 50g cà gai leo khô, hãm với nước nóng và uống thay nước lọc khi say. 

3.2 Bài thuốc chữa bệnh về gan 

Hỗ trợ điều trị cải thiện bệnh xơ gan, viêm gan, cải thiện cơn đau ung thư gan.

Cà gai dây bài thuốc chữa viêm gan quen thuộc trong dân gian

- Cách 1:

  • Chuẩn bị: 30g cà gai leo, 10g rau dừa cạn, 10g diệp hạ châu (cây chó đẻ).
  • Sao vàng tất cả nguyên liệu rồi sắc cùng nước lọc. Uống mỗi ngày 1 thang sau vài tuần sẽ thấy bệnh chuyển biến tích cực hơn. 

- Cách 2:

  • Chuẩn bị: cà gai leo + cây bán chi liên + cây an xoa mỗi thứ 30g. 
  • Sắc thuốc cũng 1 lít nước lọc cho tới khi thấy nước thuốc cạn còn 1 nửa có thể tắt bếp và sử dụng. 
  • Nên chia thuốc thành 3 lần uống mỗi ngày. Kiên trì thực hiện từ 2 - 3 tháng sẽ thấy chức năng gan dần hồi phục.

3.3 Bài thuốc chữa ho gà, hen suyễn

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: cà gai leo, thiên môn, mạch môn mỗi vị thuốc 10g. 
  • Sắc thuốc mỗi ngày 1 thang chia thành 3 lần uống trong ngày. 

3.4 Bài thuốc trị nhức mỏi xương khớp

  • Chuẩn bị: cà gai leo, thổ phục linh, dây dấm, lá lốt, kê huyết đắng mỗi thứ 10g.
  • Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang. 

3.5 Bài thuốc chữa ho, viêm họng 

  • Nguyên liệu: 15g thân hoặc lá cà gai leo, 30g lá chanh 
  • Cách thực hiện: rửa sạch nguyên liệu đem sắc cùng nước lọc. Uống thuốc khi còn ấm, duy trì sau 5 - 7 ngày sẽ thấy bệnh dần được cải thiện. 

IV. Lưu ý khi sử dụng cà gai leo

Là thảo dược tự nhiên được đánh giá cao về hiệu quả cũng như độ an toàn nó mang lại. Nhưng dùng không đúng cách hoặc sử dụng quá liều có thể dẫn tới ngộ độc chính vì thế nên đi khám bác sĩ đông y để được tư vấn về liều lượng đúng cách nhất.

  • Với người bình thường nên uống 20 - 30g mỗi ngày. 
  • Với người sử dụng cà gai leo với mục đích chữa bệnh nên sử dụng với liều lượng ~100g/ngày. Có thể kết hợp với thuốc khác nhưng cần thông qua ý kiến từ bác sĩ. 

Ngoài ra, liều lượng sử dụng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như sức khỏe, tuổi tác, tình trạng bệnh hiện tại….. 

V. Những đối tượng không nên chữa bệnh với cà gai leo

Dù được biết tới là thảo dược quý với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Vậy đâu là đối tượng không nên uống cà gai leo?

  • Phụ nữ mang thai: Tuyệt đối không sử dụng dược liệu này cho phụ nữ đang mang thai bởi những hoạt chất có chứa trong cà gai leo có thể kìm hãm quá trình phát triển của bé, đặc biệt là với mẹ bầu mang thai dưới 3 tháng. 
  • Người bị bệnh thận: Mặc dù công dụng thải độc gan hiệu quả nhưng nó lại là tác nhân hàng đầu gây ảnh hưởng đến thận. Chính vì thế, nếu người bệnh đang gặp một số vấn đề liên quan đến thận như thận hư, thận yếu thì việc dùng thảo dược này sẽ làm chậm quá trình lọc máu. Không những vậy nó còn gây ức chế hoạt động bài tiết lại, làm tăng khả năng hình thành sỏi thận gây ra những cơn đau khó chịu cho người bệnh. 
  • Người mắc các bệnh mãn tính: bệnh mãn tính được khuyến cáo không nên sử dụng loại dược liệu này có thể kể tới bệnh huyết áp, bệnh tim mạch. Hoặc để đảm bảo sức khỏe người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 
  • Người đang điều trị bệnh theo phác đồ từ bác sĩ: những người đang theo phác đồ điều trị cũng là nhóm đối tượng cần chú ý khi sử dụng cà gai leo. Bởi những độc tố, thành phần trong nó có thể phản ứng làm mất đi tác dụng của thuốc điều trị. Từ đó làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị. 

Không sử dụng cà gai leo cho phụ nữ đang mang thai, bệnh nhân điều trị bệnh thận….

Có thể thấy cà gai leo là dược liệu tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên trước khi sử dụng người bệnh nên chú ý và tham khảo ý kiến từ chuyên gia trước để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó đây chỉ là thảo dược hỗ trợ điều trị không có tác dụng thay thế cho thuốc chữa bệnh do đó người bệnh không nên quá lạm dụng cà gai leo trong khi chữa bệnh để tránh những biến chứng nghiêm trọng xảy ra.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 2024/02/15

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.