Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

5+ cách chữa khó thở về đêm khắc phục ngay tại nhà

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đào Hồng Hạnh

Chuyên khoa: Kinh Tế Dược

Khó thở về đêm không chỉ gây ra sự khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy, làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời và đưa ra những cách chữa khó thở về đêm hiệu quả nhất ngay tại nhà.

cách chữa khó thở về đêmTOP 5 cách chữa khó thở về đêm hiệu quả

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng khó thở về đêm?

Khó thở về đêm là hiện tượng cảm thấy khó thở đột ngột, đặc biệt là khi đang ngủ. Hiện tượng này thường xảy ra từ nửa đêm cho tới gần sáng. Lúc này, nếu người bệnh đang ngủ sẽ bị tỉnh giấc, thở hổn hển và khó ngủ lại.

cách chữa khó thở về đêm tại nhàKhó thở về đêm xuất hiện do đâu?

Bệnh khó thở về đêm thường liên quan đến các vấn đề về phổi, tim hoặc do tâm lý của người bệnh, điển hình như:

  • Hen suyễn: Là tình trạng viêm mãn tính của đường hô hấp, thường gây ra chứng khó thở về đêm do tư thế ngủ gây áp lực lên cơ hoành, sự thay đổi của hormone vào ban đêm hoặc do các chất nhầy tích tụ trong cổ họng.
  • Thuyên tắc phổi: Bệnh xảy ra khi có cục máu đông hình thành ở trong phổi. Ngoài việc gây khó thở về đêm cho bạn, nó còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như ho, sưng và đau ngực.
  • Viêm phổi: Viêm phổi cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở về đêm, đau ngực, ho và mệt mỏi.
  • Vấn đề tim mạch: Các bệnh lý liên quan đến tim mạch có thể cản trở hoạt động bơm máu của tim. Điều này khiến máu ứ đọng trong phổi, gây khó thở, đặc biệt khi nằm hoặc sau khi ngủ dậy vài giờ.
  • Dị ứng: Các triệu chứng dị ứng thường trầm trọng hơn vào ban đêm, đặc biệt khi môi trường ngủ chứa nhiều chất gây dị ứng như lông thú, nấm mốc, phấn hoa hay bụi nhà. Điều này có thể làm tăng nguy cơ khó thở và khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
  • Vấn đề tâm lý: Những người thường xuyên gặp phải lo lắng, căng thẳng sẽ rất dễ gặp phải tình trạng khó thở về đêm. Căng thẳng và lo âu kích hoạt phản ứng “chống lại hoặc bỏ chạy”, khiến cơ thể giải phóng một lượng lớn hormone stress, gây ra các triệu chứng như khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt và thậm chí là ngất xỉu.

Các cách chữa khó thở về đêm hiệu quả tại nhà

Những người bị khó thở thường có những biểu hiện như thở nhanh, rối loạn nhịp thở kèm theo các triệu chứng khác như nghẹt thở tức ngực… Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số cách chữa khó thở về đêm tại nhà:

Thở mím môi

Đây là cách chữa khó thở tại nhà đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng, đặc biệt là lúc làm những công việc nặng nhọc như leo cầu thang, mang vác nặng… Cách làm này có thể nhanh chóng giúp mở rộng đường thở để hít thở dễ dàng và sâu hơn. Đồng thời hỗ trợ loại bỏ những tác nhân gây ra tình trạng khí ứ cặn bị mắc kẹt ở trong phổi.

cách chữa khó thở tại nhàThở mím môi là cách chữa khó thở về đêm đơn giản nhất

Cách thực hiện:

  • Để cơ thể thư giãn, thả lỏng vùng cơ vai và cổ.
  • Đặt 1 tay lên thành bụng.
  • Hít vào 2 nhịp bằng mũi, lúc này cần phải đóng miệng.
  • Khi thành bụng đã căng ra thì mím môi lại và thở ra từ từ để hơi thoát qua kẽ môi cho đến khi thành bụng xẹp dần.

Ngồi thả lỏng và ưỡn ngực về phía trước

Một trong những cách chữa bệnh khó thở tại nhà cực kì hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua chính là ngồi thả lỏng và ưỡn ngực về phía trước. Với tư thế này, hãy để cơ thể được thư giãn và thả lỏng hết mức có thể. Cách làm này giúp mở rộng lồng ngực, tạo điều kiện cho phổi giãn nở tối đa, từ đó giảm cảm giác khó thở.

Cách thực hiện:

  • Ngồi trên ghế và để lòng bàn chân chạm xuống sàn, phần ngực hơi chếch về phía trước.
  • Lấy cùi chỏ đặt nhẹ lên trên gối hoặc hai tay giữ lấy cằm.
  • Luôn thả lỏng phần vai và cổ.

Đứng tựa lưng vào tường

Tư thế đứng tựa lưng vào tường có thể giúp cho cơ thể được thư giãn và khai thông đường thở.

cách chữa bệnh khó thở tại nhàĐứng dựa tường giúp khai thông đường thở

Cách thực hiện:

  • Đứng tựa lưng vào tường sao cho phần hông đặt sát vào tường.
  • Hai chân dang rộng.
  • Thả lỏng cơ vai và hơi nhô về phía trước.
  • 2 cánh tay buông thõng ở phía trước.

Chống tay lên bàn

Tư thế chống tay lên bàn kết hợp hít thở sâu là một trong những cách đơn giản và hiệu quả để giảm khó thở. Khi thực hiện tư thế này, cơ thể sẽ được thư giãn và các cơ hô hấp được mở rộng. Nhờ đó giúp tăng thể tích không khí hít vào. Nhờ đó, tình trạng tức ngực, nghẹt thở sẽ được cải thiện đáng kể.

Cách thực hiện:

  • Chân đứng thẳng và thả lỏng, tay hoặc khuỷu tay đặt nhẹ lên mặt bàn phẳng (cố gắng giữ tư thế thẳng và thoải mái nhất).
  • Hai vai thư giãn rồi để đầu từ từ dựa vào cánh tay.
  • Tập trung tâm trí và hít thở đều đặn.
  • Thực hiện mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-15 nhịp thở.

Dùng cơ hoành thở

Cơ hoành đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, khi cơ hoành hạ xuống 1cm thì lượng không khí đi vào phổi sẽ lên tới 250ml và chiếm đến ½ thể tích khí lưu thông. Do đó, áp dụng cách này để thở rất tốt cho những người bệnh bị suy hô hấp, khó thở về đêm.

cách chữa khó thở về đêm hiệu quảNgười bị suy hô hấp nên áp dụng thở bằng cơ hoành

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa, để cơ thể thả lỏng, hai tay đặt lên bụng.
  • Hít sâu, hít chậm sao cho bụng phình lên còn lồng ngực không di chuyển.
  • Hóp bụng lại và đẩy không khí ra bằng miệng.
  • Duy trì thực hiện mỗi ngày 5-10 nhịp thở.
  • Lưu ý rằng thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.

Xông mũi

Xông mũi bằng hơi nước ấm là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để làm loãng chất nhầy, giảm nghẹt mũi và giúp thông thoáng đường thở. Để tăng cường hiệu quả, bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tràm vào nước nóng. Các loại tinh dầu này có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và giúp bạn dễ thở hơn.

xông mũi để chữa khó thởXông mũi giảm nghẹt mũi và thông thoáng đường thở

Cách thực hiện:

  • Cho nước vào ấm rồi đun sôi cùng với một ít tinh dầu (nếu có).
  • Chờ 2-3 phút cho nước nguội bớt để tránh bị bỏng hơi.
  • Đưa mặt cách nước khoảng 10-15cm.
  • Dùng một tấm khăn hoặc vải trùm lên đầu để tránh hơi nước phát tán ra bên ngoài.
  • Hít thở đều.
  • Thực hiện mỗi tuần 2-3 lần, mỗi lần khoảng 10 phút.

Lưu ý khi thực hiện cách chữa khó thở về đêm tại nhà

Để đạt hiệu quả tối đa khi áp dụng các biện pháp giảm khó thở về đêm tại nhà, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Giữ gìn không gian sống luôn thông thoáng, sạch sẽ.
  • Không nên hút thuốc lá và tránh với môi trường có thuốc lá.
  • Hạn chế tiếp xúc với một số tác nhân dị ứng hoặc độc hại như hoá chất, khói bụi, lông động vật, nấm mốc…
  • Hạn chế ăn đồ mặn hoặc ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tăng cân béo phì.
  • Không nên tập luyện, vận động hay làm việc quá sức.

Mặc dù các cách chữa khó thở về đêm tại nhà có thể giúp cải thiện tình trạng, nhưng nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc xác định nguyên nhân gốc rễ và điều trị là chìa khóa để chấm dứt tình trạng khó thở và bảo vệ sức khỏe của bạn.

>> Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/09/05

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.