Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)
Giỏ hàng
Viêm đường tiết niệu là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ. Cảm giác nóng rát, đau buốt khi đi tiểu khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Để cải thiện tình trạng này, chúng tôi sẽ chia sẻ một vài cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ đơn giản tại nhà, hãy tham khảo ngay!
Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên. Sau khi xâm nhập được vào thận hoặc bàng quang, vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển tại cơ quan này. Ban đầu gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, cuối cùng là ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan của hệ tiết niệu.
Bất kỳ bộ phận nào trong hệ tiết niệu từ thận, niệu quản cho đến niệu đạo đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ, có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Viêm đường tiết niệu ở nữ
Viêm đường tiết niệu xuất hiện là do vi khuẩn E.coli (90%). Loại vi khuẩn này ở trên da hoặc gần hậu môn có thể di chuyển vào trong đường tiết niệu và đến các bộ phận khác. Ở nữ giới, đường tiểu và hậu môn gần nhau hơn nên nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn nam giới. Khi bị mắc viêm đường tiết niệu, người bệnh thường có những dấu hiệu sau:
Ngoài nguyên nhân chính trên, viêm đường tiết niệu còn có thể do một số bệnh lý nền khác như tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, sỏi thận… hoặc lây qua đường quan hệ không an toàn.
||Xem thêm: 7 Cách trị sỏi thận dân gian hiệu quả từ nguyên liệu tự nhiên
Viêm đường tiết niệu là một trong những bệnh lý thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là những người đã có quan hệ tình dục. Khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, chị em có thể áp dụng một số cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà bằng mẹo dân gian dưới đây:
Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1-2,5 lít/ngày) là một trong những cách hiệu quả để phòng ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị viêm đường tiết niệu. Nước giúp làm giảm nguy cơ hydrat hóa, loãng nước tiểu, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn dễ dàng bị đào thải ra ngoài khi đi tiểu. Đi tiểu thường xuyên sẽ giúp làm sạch đường tiết niệu, ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, uống nước còn giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố, và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Uống nhiều nước giúp đào thải dễ dàng các vi khuẩn ra bên ngoài khi tiểu
Bạn nên thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể, nhất là thời điểm bạn bị khát nước thì càng phải uống nhiều hơn.
Một trong những cách chữa viêm đường tiết niệu không dùng thuốc được nhiều người tin dùng là sử dụng giấm táo. Với thành phần enzyme, kali và các khoáng chất, giấm táo có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Nhờ khả năng kháng khuẩn tự nhiên này, giấm táo được sử dụng nhiều trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
+ Cách thực hiện:
Tỏi được ví như một loại "kháng sinh tự nhiên" với vô số công dụng trong việc hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý viêm nhiễm, trong đó có viêm đường tiết niệu. Nhờ hàm lượng cao các hợp chất kháng khuẩn như allicin, glycogen và fitonxit, tỏi có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh hiệu quả, góp phần làm giảm viêm nhiễm và các triệu chứng khó chịu đi kèm.
Tỏi với khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn
+ Cách thực hiện:
Nha đam không chỉ được biết đến với công dụng làm đẹp mà còn là một trong những cách chữa trị viêm đường tiết niệu ở nữ giới. Nhờ chứa các hợp chất chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên, nha đam giúp giảm viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, từ đó làm dịu các triệu chứng khó chịu như tiểu buốt, tiểu rắt.
+ Cách thực hiện:
Lưu ý: Những người bị nhuận tràng không nên sử dụng nha đam để tránh tổn thương cho gan.
Mã đề từ lâu đã được xem là cây thuốc nam thông dụng với công dụng lợi tiểu, tiêu viêm. Trong Đông y, mã đề có tính hàn, vị ngọt và không chứa độc tố, có tác dụng để thanh phế nhiệt, làm mát máu, khử nhiệt, thông mồ hôi, sáng mắt. Nhờ đó, chúng hỗ trợ quá trình điều trị các chứng tắc tiểu, viêm nhiễm đường tiết niệu…
Áp dụng cách chữa viêm đường tiết niệu nữ tại nhà bằng mã đề
+ Cách thực hiện:
Trong các cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà thì sử dụng râu ngô là phương pháp đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao. Râu ngô với vị ngọt, tính bình, là một loại thực phẩm lành tính, an toàn cho cả trẻ nhỏ. Nước sắc từ râu ngô không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể mà còn được biết đến với công dụng hỗ trợ quá trình điều trị các vấn đề về đường tiết niệu. Nhờ khả năng lợi tiểu và kháng viêm tự nhiên, râu ngô giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu như tiểu buốt, tiểu rắt, đồng thời hỗ trợ làm tan sỏi thận ở một số trường hợp.
+ Cách thực hiện:
Rau mùi tây còn được gọi với cái tên là ngò gai, với hàm lượng tinh dầu thơm cao, rau mùi tây có tác dụng khử mùi hiệu quả. Bên cạnh đó, các dưỡng chất như Apiozit, acid béo Omega-3 và Omega-6 giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Ức chế sự phát triển của vi khuẩn nhờ rau mùi tây
+ Cách thực hiện:
Trong Đông y, rau diếp cá có vị hơi tanh, tính lạnh, quy kinh phế, có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bí tiểu, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, u nhọt, phì đại tiền liệt tuyến. Bạn có thể áp dụng cách trị viêm tiết niệu tại nhà này theo hướng dẫn bên dưới.
+ Cách thực hiện:
Trà xanh không chỉ là loại thức uống giải nhiệt mà còn có tác dụng làm đẹp và ngăn ngừa lão hoá da. Đặc biệt hơn, trong thành phần của trà xanh còn chứa một lượng lớn tanin, vitamin A, B2, C, flavonoid… giúp kháng khuẩn rất tốt. Do đó, người bị viêm đường tiết niệu có thể sử dụng nước trà xanh để cải thiện tình trạng bệnh của mình.
Nên sử dụng nước trà xanh để điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ
+ Cách thực hiện:
Trong hoa cúc tím có chứa các chất có tính chống viêm, chống oxy hoá và kháng khuẩn cao. Vì vậy, hoa cúc tím được xem là một trong những vị thuốc chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả.
+ Cách thực hiện:
Chắc hẳn nhiều người đã biết, lá trầu không là khắc tinh của nhiều bệnh lý phụ khoa, trong đó có viêm đường tiết niệu. Nhờ các chất kháng khuẩn, kháng viêm có trong thành phần nên giúp trầu không khử mùi hôi cho vùng kín hiệu quả.
+ Cách thực hiện:
Trên đây là những cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ bằng phương pháp tự nhiên ngay tại nhà. Các biện pháp này có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu và hỗ trợ quá trình điều trị. Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm bệnh và ngăn ngừa biến chứng, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ.
Nguồn bài viết: Tổng hợp
||Tham khảo bài viết khác: