Thẩm định bởi:
Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế
Dầu dừa sản phẩm được nhiều chị em săn đón bởi hàng loạt công dụng hữu ích đến sức khỏe, sắc đẹp….
Để đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí cũng như tránh mua phải hàng pha thêm tạp chất kém chất lượng, chị em có thể tự làm dầu dừa tại nhà theo các cách làm dầu dừa nguyên chất ở bài viết dưới đây của Dược Thái Minh!
Dầu dừa có thể làm tại nhà siêu đơn giản
4 cách làm dầu dừa phổ biến tại nhà
Làm dầu dừa nóng bằng nồi cơm điện
Nồi cơm điện không chỉ nổi tiếng với công dụng cắm cơm, làm bánh mà nó còn được sử dụng để làm dầu dừa nhanh chóng, tiện lợi mà hiệu quả chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Dừa khô loại đã nạo sẵn
- Các dụng cần cần thiết không thể thiếu như nồi cơm, hũ thủy tinh, khăn sạch, rây….
Cách thực hiện:
- Dừa khô đem nạo rồi ngâm với nước nóng từ 20 - 30 phút.
- Cho phần dừa vừa ngâm vào khăn sạch đã chuẩn bị rồi vắt thật kỹ.
- Nước cốt dừa vừa vắt được cho vào nồi cơm điện rồi bật nút giống như khi nấu cơm.
- Để chế độ cook trong khoảng 30 - 40 phút cho đến khi thấy hỗn hợp sệt lại và lớp dầu sẽ dần nổi lên bề mặt hỗn hợp.
- Tiếp tục cắm điện nồi cơm thêm khoảng 20 phút, rút điện nồi cơm rồi lọc lấy dầu dừa qua rây.
Bảo quản dầu dừa trong lọ thủy tinh đậy kín nắp để dùng dần mỗi khi cần.
Làm dầu dừa bằng nồi cơm cách làm nhanh chóng và hiệu quả
Cách làm dầu dừa truyền thống
Với hàng loạt lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe từ dầu dừa vì thế đa số các loại dầu dừa được bán trên thị trường với giá thành khá cao. Để tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng mà không cần lo lắng dầu dừa có pha tạp chất bạn có thể tự làm dầu dừa theo cách truyền thống vô cùng đơn giản tại nhà. Cách làm này cũng khá đơn giản vì thế chị em nào cũng có thể áp dụng và thực hiện ngay tại nhà:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 quả dừa to, dừa càng già chất lượng dầu càng tốt + 1 cốc nước nóng
- Cùng với đó là các dụng cụ cần thiết khác như máy xay sinh tố, bếp, nồi, màng lọc hoặc khăn trắng sạch
Cách thực hiện:
- Bổ quả dừa, bỏ nước, nạo cùi dừa bên trong thành từng sợi nhỏ.
- Tiếp tục bỏ phần dừa vừa nạo vào máy xay nhuyễn cùng nước nóng.
- Đun nước sôi rồi bỏ phần dừa vừa xay vào đun sôi khoảng 15 phút. Nên cho nước bằng mặt với dừa tránh cho quá nhiều nước. Sau đó cho phần cơm dừa vừa nấu vào máy xay lại cho hỗn hợp sánh nhuyễn.
- Dừa vừa xay đổ ra khăn trắng sạch rồi vắt lấy phần nước. Phần nước dừa vừa vắt được tiếp tục đun sôi trên chảo, khi này phần dầu dừa sẽ nổi lên và phần cốt còn sót sẽ chìm xuống đáy chảo.
- Khuấy đều tay để tránh tình trạng cháy cơm dừa làm mất mùi dầu dừa.
- Cuối cùng phần dầu dừa thu được bạn chỉ cần đợi nguội rồi đổ vào lọ thủy tinh, bảo quản và dùng dần.
Dầu dừa có thể làm theo cách truyền thống vừa hiệu quả lại vừa tiết kiệm thời gian
Cách làm dầu dừa ép lạnh
Cũng giống với cách làm như trên, để làm dầu dừa ép lạnh bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu như trên.
Cách thực hiện:
- Xay cùi dừa với nước nóng cho thật nhuyễn
- Cho phần cùi vừa xay vào khăn sạch vắt lấy nước
- Phần nước dừa cho vào lọ thủy tinh, đậy nắp để 1 ngày. Qua 1 đêm hôm sau dừa sẽ tách thành 2 lớp, lớp phía trên màu trắng đục.
- Tiếp tục cho hũ dầu dừa vào tủ lạnh, sau 2 - 3 tiếng lấy ra bạn sẽ thấy lớp trắng đục bên trên đông lại. Bỏ phần đông đó đi phần dưới sẽ là tinh dầu dừa nguyên chất.
Cách làm tinh dầu dừa bằng máy ép chậm
Chuẩn bị:
- 1 quả dừa già nhiều nước
- Dụng cụ cần thiết + máy ép chậm hoặc máy ép dầu
Cách thực hiện:
- Dừa sơ chế sạch, cắt thành từng miếng nhỏ rồi đem sấy trong lò vi sóng từ 4 - 6 tiếng.
- Sau khi sấy cho toàn bộ phần cùi dừa vào máy ép dầu, ép liên tục 2 - 3 lần để tận dụng hết phần tinh dầu dừa.
- Cho phần dầu vừa ép được vào lọ thủy tinh đậy nắp kín để 1 đêm. Sau 1 đêm phần dầu dừa sẽ nổi lên trên bề mặt còn sữa dừa là phần bị tách lớp ở phía dưới. Tách riêng phần dầu và sữa dừa rồi bảo quản dùng dần.
Cách làm dầu dừa bằng máy ép chậm lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình
Lưu ý khi bảo quản dầu dừa tại nhà
Làm dầu dừa đúng cách thì bảo quản dầu dừa cũng là khâu quan trọng giúp đảm bảo chất lượng của thành phẩm làm ra bạn nên đựng dầu dừa bằng lọ thủy tinh sạch, đã khử trùng, đậy nắp kín trong nhiệt độ từ 1 - 8 độ là thích hợp nhất.
Ngoài ra, trong quá trình bảo quản sử dụng nên lưu ý:
- Nên để dầu dừa trong hũ có miệng rộng để tiện cho việc lấy ra sử dụng.
- Nếu không bảo quản trong tủ lạnh có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng nhưng thời gian sử dụng sẽ ngắn hơn.
- Không nên để dầu dừa ở kệ bếp hoặc gần khu vực đun nấu.
- Sau khi sử dụng nên đậy nắp kín bởi nếu để dầu dừa tiếp xúc với không khí dễ gây ra tình trạng oxy hóa khiến dầu dừa nhanh hỏng.
- Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể làm giảm tác dụng của dầu dừa.
Thêm vào đó, để nhận biết dầu dừa hỏng hay chưa bạn có thể dựa vào một vài dấu hiệu sau:
- Mùi: dầu hỏng nếu bạn thấy dầu dừa mất đi mùi thơm tự nhiên của dầu như ban đầu thay vào đó là mùi hơi hắc hoặc mùi trung tính. Còn trường hợp dầu dừa thiu sẽ có mùi chua và vị đắng.
- Màu sắc: màu trắng nhạt là thành phẩm dầu dừa đạt chuẩn. Dầu dừa có màu hơi xanh lá cây hoặc màu vàng kết hợp với đó là các đốm sẫm màu là dầu đã có dấu hiệu bị mốc.
- Kết cấu của dầu dừa: dạng lỏng hoặc dạng đông của dầu dừa tùy thuộc vào cách chế biến cũng như cách bảo quản của người dùng. Nếu dầu keo đặc, đông lại giống như kem thì đó là dầu sắp hỏng.
Dầu dừa trắng hơi ngà đục là dầu dừa đạt chuẩn
Có thể thấy dầu dừa sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp phù hợp với mọi lứa tuổi. Bên cạnh việc lựa chọn mua sẵn siêu tiện lợi thì bạn cũng có thể áp dụng cách làm dầu dừa tại nhà để đảm bảo an toàn và chất lượng của dầu dừa. Mong rằng với những thông tin chia sẻ trong bài viết trên giúp ích đến bạn trong quá trình tự làm dầu dừa tại nhà. Đừng quên theo dõi trang tin tức của Dược Thái Minh để cập nhật thông tin mới về sức khỏe mỗi ngày nhé!
|| Một số bài viết vè dầu dừa dành cho bạn:
Cách bảo quản dầu dừa tại nhà được lâu không bị hỏng
Dầu dừa ép lạnh có tác dụng gì? 10+ lợi ích khiến bạn bất ngờ
Cập nhật lúc: 2024/08/12