Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cát căn là gì? Đặc điểm và công dụng chữa bệnh ít ai biết

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Cát căn hay còn được gọi là sắn dây, là dược liệu quen thuộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y. Vậy cụ thể cát căn có tác dụng gì, chữa bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

cát căn có tác dụng gìCát căn dược liên quen thuộc trong dân gian với tên gọi thân thuộc “bột sắn dây” 

Thông tin cơ bản về dược liệu cát căn 

Tên thường gọi: cát căn 

Tên gọi khác: sắn dây, cam cát căn, bạch cát, phấn cát 

Tên khoa học: Pueraria thomsonii Benth

Tên dược học: Radix Puerariae

Đặc điểm 

Thuộc loại thực vật dây leo, rễ cây sẽ phát triển thành củ, chắc, to, nhiều bột. Thân và lá được bao phủ bởi lớp lông mịn, lá hình trứng mọc so le, chiều dài lá từ 7 - 15cm. Lá có 3 chét, lá ở giữa to hơn so với 2 lá còn lại. 

Hoa mọc màu xanh lơ, tím mọc theo từng chùm, có mùi thơm nhẹ. Quả dài màu vàng nâu có lớp lông phủ bên ngoài, giữa quả có các hạt. 

Thời điểm ra hoa của cây thường vào tháng 9 - tháng 10, mùa quả sẽ từ tháng 11 - tháng 12 hàng năm. 

Củ rễ là bộ phận thường được sử dụng làm thuốc ở cây cát căn, bên cạnh đó hoa cũng bộ phận được sử dụng trong đông y gọi là cát hoa. 

Phân bố 

Từ xưa cát căn là dược liệu mọc hoang được tìm thấy nhiều ở suối, ven rừng với độ cao trên 2000m. Phân bố nhiều tại Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Campuchia….

Hiện nay chúng được tìm thấy nhiều hơn ở các quốc gia Đông Nam Á phổ biến nhất là Trung Quốc, Lào. Tại nước ta cây được trồng nhiều ở vùng đồng bằng, vùng núi cây ưa sáng có thể phát triển ở nhiều khí hậu cũng như loại đất khác nhau. 

Thành phần hóa học 

Củ rễ cây có chứa isoflavon (daidzin, puerarin, daidzein), puerosid A, puerosid B, glucosid. 

cát căn là gìCát căn dược liệu mang đến nhiều lợi ích khác nhau tốt cho sức khỏe 

Tác dụng của cát căn 

Theo nghiên cứu, cát căn dược liệu mang đến nhiều công dụng hiệu quả trong cả đông y và tây y: 

Theo đông y 

Trong y học cổ truyền, cát căn có vị ngọt, mát, tính bình được quy vào 3 kinh tỳ, vị, phế có tác dụng giải cơ, tân sinh chỉ khát.

Chủ trị: 

  • Điều trị cảm, sốt, phong nhiệt, đau cứng cổ vai gáy.
  • Người bị bệnh sởi mọc không đều. 
  • Người bị bệnh viêm ruột hoặc kiết lỵ kèm theo biểu hiện khát nước, sốt.
  • Bột cát căn uống giúp thanh nhiệt cơ thể. 
  • Tiêu chảy….. 

Theo y học hiện đại 

Xét theo tính dược lý, cát căn có công dụng: 

  • Giải nhiệt bằng cách uống nước sắc từ dược liệu này. 
  • Hoạt chất Daidzein trong cắt căn mang đến công dụng làm giãn cơ ruột, cơ chế hoạt động của hoạt chất này được so sánh ngang bằng với Spasmaverine. 
  • Tốt cho bệnh nhân đang điều trị bệnh huyết áp bởi khả năng ngừa bệnh lên tới 58% và hỗ trợ người bệnh kiểm soát các triệu chứng lên tới 33%. 
  • Làm lưu lượng máu tại động mạch vành và não bộ tăng lên nhanh chóng đặc biệt là với trường hợp bị xơ vữa động mạch. 
  • Khả năng tiêu viêm, chống giãn cơ co thắt. 
  • Hỗ trợ lấy lại thính giác đối với người bị điếc đột ngột bằng cách kết hợp cát căn với vitamin B. 

cát căn dược điểnCát căn mang đến công dụng giải nhiệt mùa hè cực hiệu quả 

Các bài thuốc kinh nghiệm 

Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, cát căn thường được sử dụng trong các bài thuốc sau: 

Bài thuốc hạ sốt, giảm đau 

Chuẩn bị các dược liệu gồm cát căn, bạch chỉ, địa liền với liều lượng như nhau. Chế các nguyên liệu trên thành viên hoàn mỗi viên sẽ chứa 0,12g cát căn, 0,03g củ địa liền, 0,1g bạch chỉ. 

Lưu ý: uống mỗi ngày từ 2 - 3 lần mỗi lần uống tương ứng với 2 - 3 viên. 

Bài thuốc dành cho trẻ em gặp tình trạng mọc sởi không đều 

Chuẩn bị: 

  • 10g cát căn 
  • Thăng ma, cam thảo, ngưu bàng tử mỗi vị 10g 

Sắc thuốc lấy nước uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang để bệnh sớm khỏi. 

Bài thuốc cho người bị cứng cổ, miệng khát, sợ ra gió hoặc cơ thể không có mồ hôi

Chuẩn bị: 

  • 12g cát căn 
  • Sinh khương, ma hoàng mỗi vị 9g 
  • Quế chi, thược dược, cam thảo mỗi vị 6g + 12 quả đại táo 

Bài thuốc chữa viêm đại tràng, lỵ kèm sốt 

Chuẩn bị: cát căn, hoàng liên, hoàng cầm, cam thảo với liều lượng là như nhau 

Cách thực hiện đơn giản người bệnh chỉ cần rửa sạch dược liệu, điều chế thành cao rồi làm thành từng viên hoàn với khối lượng chỉ 0,6g. Uống ngày 3 lần mỗi lần tối đa 3 - 4 viên. 

Bài thuốc dành cho người bị tổn thương về gân 

Để thực hiện bài thuốc này người bệnh chỉ cần chuẩn bị cát căn tươi giã lấy nước uống trực tiếp còn phần bã đem đắp lên vị trí đau nhức. 

Bài thuốc cho người bị cao huyết áp 

Chuẩn bị: 

  • Cát căn, câu đằng với liều lượng là như nhau 

Cách thực hiện: 

  • Trộn đều dược liệu rồi tán thành bột mịn, mỗi lần uống lấy 30g thuốc bọc vào túi vải sạch rồi pha với nước sôi đợi khoảng 30 phút cho dược liệu ngấm vào nước. Có thể uống thay trà hàng ngày. 

cát căn dược liệuHình ảnh cây cát căn (sắn dây) trong thực tế 

Bài thuốc chữa ngộ độc rượu 

Ngộ độc rượu kèm theo các triệu chứng nôn ra máu, sốt, tiểu ra máu, tỳ vị hư tổn có thể thực hiện bài thuốc với cát căn như sau: 

Chuẩn bị: 

  • Hoa cát căn, hoạt thạch mỗi vị 30g 
  • 15g bột cam thảo, 4g hoàng liên 

Cách thực hiện: Sơ chế, tán các dược liệu thành bột mịn rồi làm thành từng viên hoàn. Mỗi lần uống thuốc chỉ uống tối đa 3g. 

Bài thuốc chữa sốt nóng, thương hàn, nhức đầu, mạch hồng

Chuẩn bị: 

  • 60g cát căn 
  • 1 thăng đậu xị + 2 bát nước lạnh 

Cách thực hiện: 

  • Sắc dược liệu cùng với 1 ít gừng lấy thuốc uống trong ngày. 

Bài thuốc chữa nôn khan kéo dài nhiều ngày 

Người bệnh chuẩn bị củ cát căn sống, rửa sạch, dã nát lấy nước uống nước đó sẽ sớm cải thiện bệnh. 

Bài thuốc chữa viêm ruột cấp tính 

Chuẩn bị: 

  • Cát căn, hoàng cầm mỗi vị 12g 
  • 4g hoàng liên 

Cách thực hiện: Sắc lấy nước uống hết trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang 

Bài thuốc chữa bệnh sởi  

Chuẩn bị: 

  • Cát căn, kinh giới, ngưu bàng tử mỗi vị 12g 
  • 16g liên kiều 
  • Uất kim, cát cánh mỗi vị 8g 
  • Thuyền thoái, cam thảo mỗi vị 4g 

Sắc dược liệu lấy thuốc uống trong ngày mỗi ngày uống 1 thang. 

Bài thuốc chữa nhức đầu, mạo cảm, mất ngủ, đau mắt 

Chuẩn bị:

  • Cát căn, thạch cao mỗi vị 8g 
  • Sài hồ, bạch chỉ, thược dược, hoàng liên, khương hoạt mỗi vị 4g 
  • 3 lát sinh khương + 2 quả táo đỏ 

Sắc thuốc lấy nước uống trong ngày mỗi ngày uống 1 thang để bệnh sớm được cải thiện. 

Bài thuốc dành cho người bị tiểu đường 

Chuẩn bị: 

  • 16 - 20g cát căn 
  • 12 - 16g mạch môn 
  • 6 - 8g ngũ vị tử 
  • Đơn bì, khổ qua, thạch hộc, sa sâm, thỏ ty tử mỗi vị 12g 
  • 3g cam thảo 

Cách thực hiện: Sắc toàn bộ dược liệu lấy thuốc uống. Chia để thành 2 - 3 lần uống trong ngày. 

bột cát cănCủ cát căn bộ phận làm thuốc quen thuộc trong đông y 

Lưu ý khi sử dụng 

Dù mang đến nhiều công dụng chữa bệnh nhưng để nâng cao hiệu quả trong quá trình dùng dược liệu này người bệnh cần lưu ý: 

  • Người bị thương thực hạ hư, âm hư hỏa vượng không nên dùng. 
  • Không lạm dụng, không uống quá nhiều bởi nó có thể gây phản tác dụng. 
  • Thực hiện bài thuốc nam từ cát căn người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng đồng thời kết hợp cả những bài tập vận động nhẹ tại nhà để bệnh sớm được cải thiện. 
  • Dừng uống cát căn ngay nếu thấy cơ thể có biểu hiện lạ như dị ứng, nổi mẩn hoặc bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn…..

Cát căn vị thuốc nam mang tới nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nó vẫn gây tác dụng phụ nếu người bệnh lạm dụng quá nhiều hoặc dùng sai cách, vì thế để đảm bảo an toàn trước khi dùng làm thuốc chữa bệnh tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc lương y để được chỉ định và tư vấn về liều lượng phù hợp.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/07/04

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.