Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây bá bệnh - Dược liệu quý với vô vàn công dụng hữu ích

Thẩm định bởi:

Tiến sĩ Phạm Hà Thanh Tùng

Chuyên khoa: Đa khoa, dược liệu, dược cổ truyền

Sở dĩ người ta gọi nó là cây bá bệnh vì trong dân gian loài cây này được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh lý khác nhau. Đặc biệt là trong việc cải thiện sinh lý ở nam giới, lở ngứa, đau bụng, ăn uống không tiêu,...Vậy cụ thể thực hư công dụng của nó ra sao, có thật sự xứng đáng với cái tên bá bệnh như lời đời, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Cây bá bệnh là cây gì?

Cây bá bệnh có tên khoa học là Eurycoma longifolia thuộc chi Eurycoma, họ Thanh thất (Simaroubaceae). Nó còn có các tên gọi khác như Mật nhân, bách bệnh, mật nhơn, tho nan ( Lào), long jack (Mỹ), tongkat ali (Malaysia).

Đặc điểm hình thái

Cây bá bệnh là loài cây bụi, thân gỗ mảnh nhỏ, có thể cao từ 10 đến 15 mét. Thân cây thẳng đứng, thường không phân nhánh, vỏ ngoài màu nâu xám, hơi nhẵn. Rễ rất phát triển và ăn sâu vào đất. Rễ có màu nâu nhạt, được sử dụng nhiều trong y học vì chứa các hợp chất có lợi cho sức khỏe.

Lá cây kép lông chim lẻ, mọc xen kẽ. Mỗi lá dài từ 20 đến 40cm, gồm nhiều lá chét, có thể từ 20 đến 40 lá chét, hình dạng bầu dục hoặc hình mác. Lá chét dài khoảng 5 đến 20 cm và rộng khoảng 1,5 đến 6cm, màu xanh đậm mặt trên, mặt dưới có màu trắng, mép nguyên và gân lá nổi rõ.

Cây bá bệnh là loài thực vật hai lá mầm (cây đực và cây cái riêng biệt). Khi trưởng thành, cây bá bệnh cho ra nhiều hoa và quả. Hoa nhỏ, màu đỏ nâu, mọc thành chùm dài từ 10 đến 30cm. Cánh hoa kích thước nhỏ và mềm mại, bao phủ bởi nhiều lông tơ mịn. Hoa đực và hoa cái có cấu trúc khác nhau, hoa đực có nhiều nhị, trong khi hoa cái có bầu nhụy. Hoa thường nở vào tháng 1 và 2 hàng năm.

Quả của cây bá bệnh là quả hạch, hình trứng hoặc hình bầu dục, khi chín có màu đỏ hoặc đỏ nâu. Quả có kích thước nhỏ, dài khoảng 1-2 cm và rộng khoảng 0,5-1 cm. Mỗi quả chứa một hạt duy nhất, hạt cứng và có vỏ bọc ngoài.

Hình ảnh cây bá bệnhHình ảnh cây bá bệnh

Phân bố và thu hái 

Cây bá bệnh chủ yếu phân bố ở các khu vực nhiệt đới Đông Nam Á. Malaysia và Indonesia là một trong những nơi cây bá bệnh được sử dụng phổ biến nhất và được trồng rộng rãi để làm thuốc. Ngoài ra, nó còn được tìm thấy ở một số quốc giá khác như Việt Nam, Ấn Độ, Lào, Philippines, Nam Trung Quốc và Thái Lan, tuy số lượng thường ít hơn. Ở Việt Nam, cây này thường gặp ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước. Sinh sống ở các vùng núi có độ cao dưới 1000 mét, những vùng đồi có chiều cao thấp.

Ngoại trừ hoa,  các bộ phận khác của cây bá bệnh đều có thể được sử dụng làm thuốc, trong đó rễ là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Dược liệu của cây bá bệnh có thể thu hái bất kỳ thời điểm nào trong năm. Rễ và vỏ cây thu hái tốt nhất là vào mùa khô để đảm bảo hàm lượng hoạt chất cao nhất. Rễ cây thường được thu hoạch từ những cây trưởng thành, có độ tuổi từ 4-5 năm trở lên để đảm bảo chất lượng.

Cây được đào lên, rễ được cắt bỏ, rửa sạch đất cát, sau đó phơi khô hoặc sấy khô để sử dụng làm thuốc. Vỏ cây có thể được bóc từ thân hoặc cành cây, sau đó cũng được phơi khô hoặc sấy khô. Nên cắt thành các khúc ngắn để dễ dàng xử lý và sử dụng. Lá cây và quả được thu hoạch và ngay lập tức phơi khô.

Để đảm bảo, sau khi thu hái cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc và bảo quản hoạt chất. Nên đóng gói kín và bảo quản trong túi nilon hoặc hũ đậy kín.

Thành phần hóa học

Cây bá bệnh chứa nhiều thành phần hóa học có hoạt tính sinh học quan trọng, bao gồm các hợp chất sau:

  • Eurycomanone: Được biết đến với khả năng tăng cường testosterone và cải thiện sức khỏe sinh lý nam giới.
  • Eurycomanol, Eurycomalactone, 14,15-β-dihydroxy klaine alone, 14-dehydroxy eurycomanone: Các hợp chất này có tác dụng chống sốt rét, chống ung thư, và kháng viêm.
  • Canthin-6-one: Có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn.
  • β-carboline: Có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa.
  • Tirucallane-type triterpenes: Có khả năng chống oxy hóa và bảo vệ gan.
  • Saponins: có khả năng làm giảm cholesterol, kháng viêm, và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Quercetin: Chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do.
  • Kaempferol: Có tác dụng chống viêm và bảo vệ tim mạch.
  • Glycoproteins: Các glycoprotein có thể đóng vai trò trong việc tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các bệnh nhiễm trùng.
  • Peptides: Có tác dụng bảo vệ và hỗ trợ các chức năng sinh lý.
  • Polysaccharides: Tăng cường hệ miễn dịch và có tác dụng chống oxy hóa.

Cây bá bệnh (mật nhân) chứa nhiều thành phần hoá học trong điều trị bệnhCây bá bệnh (mật nhân) chứa nhiều thành phần hoá học trong điều trị bệnh

Tác dụng của cây bá bệnh

Sau khi đã tìm hiểu qua những thông tin cơ bản nhất về cây bá bệnh, chắc chắn câu hỏi được các bạn quan tâm nhất vẫn là “cây bá bệnh có tác dụng gì?”, thì cụ thể như sau:

Theo y học cổ truyền

Cây bá bệnh có vị đắng, tính mát, quy vào kinh Can và Thận. Theo Đông y thì cây bách bệnh có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt và lương huyết. Chuyên chủ trị các chứng bệnh như chàm ở trẻ em, tiểu ra máu, đau mỏi lưng, chướng hơi, đầy bụng, ăn khó tiêu và chức năng sinh lý ở nam giới. Ngoài ra, cây bách bệnh chữa bệnh xương khớp, lở ngứa, trong khi quả có tác dụng điều trị bệnh lỵ. Lá thì sử dụng để giải độc rượu và trị giun. 

Theo y học hiện đại

Hiện nay, cây bá bệnh còn được nghiên cứu thêm để hỗ trợ điều trị chuyên sâu một số bệnh lý như:

Tăng cường chức năng sinh lý nam giới

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra rằng: “cây bá bệnh chữa yếu sinh lý nam có tốt không” thì câu trả lời là CÓ. Nghiên cứu hiện đại cho thấy các hợp chất trong cây bá bệnh, đặc biệt là eurycomanone, có thể làm tăng mức testosterone tự do và tổng testosterone, cải thiện ham muốn tình dục và chức năng sinh lý ở nam giới.

>> Tìm hiểu thêm: 5+ Những cây thuốc nam chữa yếu sinh lý dành cho cả nam và nữ

Ngoài ra, trong thân và rễ bá bệnh có chứa các hợp chất như Quassinoid, Triterpenoid, Alkaloid Xanthine, Alkaloid Carbolin…cũng có tác dụng tăng testosterone nội sinh, cùng với đó là các vấn đề khác như cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng, tăng ham muốn, giảm rối loạn cương dương, tăng độ sung mãn và hạn chế các biểu hiện mãn dục sớm ở nam giới.

Cây bách bệnh từ lâu đã được dùng để điều trị rối loạn chức năng tình dục ở nam giớiCây bách bệnh từ lâu đã được dùng để điều trị rối loạn chức năng tình dục ở nam giới

TPBVSK KingsUp có thành phần Cao Bá bệnh. KingsUp hỗ trợ bổ thận, hỗ trợ tráng dương, tăng cường khả năng sinh lý nam, hạn chế quá trình mãn dục sớm. Dành cho nam giới trưởng thành suy giảm chức năng sinh lý nam, bị đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm nhiều do thận yếu

Có thể bạn quan tâm

TPBVSK Viên Uống KingsUp

320.000đ

Lọ 30 viên

*Hộp 80 viên 790.000đ (tiết kiệm 63k)

4.9 / 261 đánh giá

Điều trị chống sốt rét

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây bá bệnh sở hữu Eurycoma longifolia chứa các hợp chất quassinoid có hoạt tính chống lại ký sinh trùng Plasmodium falciparum, tác nhân gây bệnh sốt rét. Rễ cây được sử dụng để giảm triệu chứng sốt, ớn lạnh và đau cơ do sốt rét.

Điều trị ung thư tiền liệt tuyến

Quassinoid là nhóm diterpenoid được tìm thấy trong cây bách bệnh, có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tiền liệt tuyến, điều trị các rối loạn chức năng tình dục và vô sinh ở nam giới. Các hợp chất này có thể kích thích quá trình apoptosis (tế bào tự chết) ở các tế bào ung thư, làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Liều dùng và cách dùng cây bá bệnh

Tùy vào tình trạng sức khoẻ và nhu cầu của mỗi người mà liều dùng và cách dùng sẽ khác nhau. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất, hãy lắng nghe ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng.

Dạng rễ khô

Pha trà

  • Liều dùng: Khoảng 20-30g rễ khô.
  • Cách dùng: Đun sôi rễ khô trong 1 lít nước, giảm lửa và tiếp tục đun khoảng 15-20 phút. Uống 2-3 lần mỗi ngày.

Ngâm rượu

  • Liều dùng: Khoảng 50-100g rễ khô.
  • Cách dùng: Rửa sạch rễ, để ráo nước, sau đó ngâm trong 1 lít rượu trắng (40-45 độ) trong ít nhất 2 tuần. Uống 20-30ml mỗi ngày, có thể chia làm 2 lần trước bữa ăn.

Dạng bột

Liều dùng: Khoảng 1-2g bột rễ khô.

Cách dùng: Hòa tan bột trong nước ấm hoặc nước sôi, uống 2-3 lần mỗi ngày.

Dạng viên nén hoặc viên nang

Liều dùng: Thường dao động từ 200-400mg mỗi ngày, tùy theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Cách dùng: Uống với nước sau bữa ăn.

Chiết xuất lỏng

Liều dùng: 10-20 giọt chiết xuất lỏng mỗi ngày.

Cách dùng: Pha với nước hoặc nước trái cây, uống 1-2 lần mỗi ngày.

Sử dụng cây bá bệnh đúng liều lượng được chỉ địnhSử dụng cây bá bệnh đúng liều lượng được chỉ định

Bài thuốc từ cây bá bệnh

Cây bá bệnh được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để điều trị các bệnh lý khác nhau. Bạn có thể tham khảo như:

Chữa chàm và ghẻ lở ở trẻ em

Nguyên liệu: 1 nắm lá cây bá bệnh.

Cách làm: Dùng lá bá bệnh để nấu nước tắm và có thể giã nát lá để đắp lên khu vực bị ảnh hưởng. Lưu ý, cần thực hiện việc này dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo không bị kích ứng hay các tác dụng không mong muốn cho trẻ.

Tăng cường sinh lực nam giới 

Nguyên liệu: 40g bá bệnh, 50g nhân sâm, 50g nấm linh chi.

Cách làm: Mang tất cả nguyên liệu đem đi thái nhỏ. Thêm 1 lít nước sắc kỹ khoảng 1 tiếng. Chia làm 4 lần uống, phần bã bỏ.

>> Xem thêm:

Chữa thận âm hư, huyết suy

Nguyên liệu: Rễ cây bá bệnh 60g, Hà thủ ô 100g, Đậu đen xanh lòng 120g, Dây tơ hồng 20g, Rễ cỏ xước, tang chi, huyết rồng, muống biển mỗi loại 8g.

Cách làm: Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch rồi cho vào ấm cùng khoảng 1,5 lít nước, sắc trong 2 tiếng. Lọc lấy nước, uống trong ngày. Mỗi ngày dùng một thang và dùng ít nhất 1 tháng.

Cây bá bệnh xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gianCây bá bệnh xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian

Điều trị liệt nửa người

Nguyên liệu: Bá bệnh 4g, Thần sa 6g, Hồ tiêu 5g, Quế chi 5g, Sinh khương 3g, Đinh lăng 10g, Xấu hổ 8g, Đậu chiều 8g, Dây trâu cổ 8g, Dây đau xương 8g.

Thực hiện: Rửa sạch tất cả nguyên liệu, sau đó đem đi sắc và uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa đầy bụng, chướng hơi, ăn không tiêu

Chuẩn bị: Bách bệnh 50g, Củ sả 50g, Củ gấu 50g, Tiêu lốt 50g, Vỏ quýt, Cam thảo, Hoắc hương, Dây mơ, Nhân trần, Xuyên phác, Dây rơm mỗi vị 100g.

Thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 12g.

Lưu ý khi sử dụng cây bá bệnh

Trước khi sử dụng cây bá bệnh, có một số lưu ý sau đây bạn cần quan tâm để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất khi sử dụng:

  • Những đối tượng không nên sử dụng cây bá bệnh bao gồm: phụ nữ có thai và đang cho con bú, thể trạng gầy yếu, mắc bệnh gan, thận, dạ dày, tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, u xơ tiền liệt tuyến.
  • Không nên dùng quá liều lượng khuyến nghị. Sử dụng quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, mất ngủ, hoặc tiêu chảy.
  • Cây bá bệnh có thể gây một số tác dụng phụ như mất ngủ kéo dài, tăng thân nhiệt, bồn chồn lo lắng, đau đầu chóng mặt, hạ đường huyết, huyết áp nếu sử dụng sai cách và dùng với liều lượng cao.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu bạn bị dị ứng, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Nên sử dụng cây bá bệnh theo chu kỳ, chẳng hạn như sử dụng trong vài tuần rồi nghỉ một thời gian. Sử dụng kéo dài liên tục có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe không mong muốn.
  • Mua sản phẩm từ các nguồn cung cấp đáng tin cậy để tránh tình trạng hàng giả hoặc sản phẩm kém chất lượng. 
  • Cây bá bệnh có thể tương tác với một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống đông máu, thuốc hạ huyết áp và các loại thuốc điều trị bệnh tim. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây bá bệnh.
  • Tránh tự ý kết hợp cây bá bệnh với các thảo dược hoặc thực phẩm chức năng khác mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế, vì điều này có thể gây ra tác dụng phụ hoặc tương tác không mong muốn.
  • Bảo quản cây bá bệnh ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

Lưu ý khi sử dụng cây bá bệnh Lưu ý khi sử dụng cây bá bệnh 

Trên đây là toàn bộ các thông tin hữu ích liên quan đến cây bá bệnh. Trước khi bắt đầu sử dụng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế, đặc biệt nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào hoặc đang dùng các loại thuốc khác.

Cập nhật lúc: 2024/07/05

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.

Các sản phẩm liên quan

TPBVSK Viên Uống KingsUp

320.000đ

Lọ 30 viên

*Hộp 80 viên 790.000đ (tiết kiệm 63k)

4.9 / 261 đánh giá

TPBVSK Nước Đông Trùng Hạ Thảo KingsUp

160.000đ

Hộp 4 chai

5.0 / 6 đánh giá

Bao cao su KingsUp

48.000đ

Hộp 3 chiếc trơn

Hộp 120 viên Tiết kiệm hơn 130K so với dạng lọ 30v