Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)
Giỏ hàng
Để hiểu hơn về vị thuốc này cũng như tác dụng, tác hại của nó thì đừng bỏ qua những thông tin có trong bài viết dưới đây.
Là dược liệu được sử dụng phổ biến trong dân gian
Tên thường gọi: ba đậu
Tên gọi khác trong dân gian: ba đậu tàu, cóng khói, mắc vát, giang tử, bã đậu, mãnh tử nhân, cây để, cây đết…
Tên khoa học: Croton Tiglium L
Đặc điểm
Thuộc loại thực vật thân gỗ với chiều cao trung bình của cây từ 3 - 6m, cành nhẵn. Lá đơn màu nâu đỏ chuyển sang màu vàng khi khô, lá dài 6 - 8cm, đầu lá nhọn, mọc so le nhau, viền mép lá có răng cưa thưa. Hoa mọc theo chùm ở đầu cành, hoa đực mọc phía trên, hoa cái mọc ở dưới. Quả nang hình cầu màu vàng, bề mặt quả nhẵn, cao khoảng 2cm, khi chín quả tách thành 2 mảnh. Hạt hình trứng dài 10mm màu nâu xám.
Phân bố, thu hái
Cây thuốc mọc nhiều ở các tỉnh miền núi, miền trung du ở phía Bắc như Thái Nguyên, Cao Bằng, Sơn La, Thanh Hóa, Yên Bái, Hòa Bình, Bắc Kạn. Không chỉ ở Việt Nam, dược liệu này cũng được tìm thấy ở Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan, Srilanka, Myanmar….
Thời gian thu hoạch ba đậu thường vào tháng 8 - 9 hàng năm khi quả vừa chín nhưng chưa nứt vỏ ngoài. Người ta sẽ lấy về phơi khô quả, lấy hạt bên trong rồi phơi lại 1 lần nữa hoặc để bảo quản quả được lâu hơn
Bộ phận sử dụng
Hạt là bộ phận sử dụng nhiều nhất của cây ba đậu, bên cạnh hạt thì lá và rễ cũng là bộ phận làm thuốc phổ biến trong đông y.
Tuy nhiên trong hạt dược liệu lại chứa rất nhiều chất độc, nếu không biết cách sử dụng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Và để loại bỏ bớt độc tố trong hạt bạn có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách làm sau:
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu trong hạt của dược liệu này có tới 30 - 50% là dầu. Ngoài dầu hạt còn chứa các thành phần khác như: crotin, protein, alkaloid, glucosid (crotonosid), đường sucrose, enzym lipase, các loại axit amin (lysin, arginin) và các loại acid đặc biệt khác (acid crotonic, isovaleranic, tiglic, valerianic, laurostearinic, capronic….).
Hạt ba đậu chứa nhiều độc tố
Trong y học cổ truyền ba đậu có vị cay, tính nóng, có chứa độc tố. Mang đến công dụng phá tích, ôn trung trừ hàn, khu phong, trừ đờm, tiêu thũng, hành thủy….
Chủ trị trong điều trị sốt rét, đau tức ngực, chướng bụng, tắc ruột, rắn cắn, bệnh thấp khớp dạng thống phong….
Ở một số vùng tại Ấn Độ còn dùng nước sắc từ dược liệu này để chữa vàng da.
Trong y học hiện đại dầu ba đậu được biết tới như một loại thuốc tẩy cực mạnh, chỉ với liều nhỏ khi đi vào cơ thể đã có thể gây buồn nôn và nôn. Mặt khác dầu của dược liệu giống như thuốc bôi gây da xung huyết, khi chấm lượng nhỏ lên sẽ thấy da phồng lên, bỏng da, mọng nước và sau đó da sẽ chuyển thành mụn rộp rồi tróc dần.
Hiện nay tây y chỉ dùng dầu ba đậu trong trường hợp bệnh nhân mắc đau ruột tê thấp, viêm phế quản, viêm phổi. Bên cạnh đó trong y học Ấn Độ ba đậu còn được sử dụng làm thành phần chính trong thuốc bôi da dành cho người bị viêm phổi, đau thần kinh tọa… Tuy nhiên đây là phương pháp không được đánh giá cao về độ an toàn bởi nó có thể khiến tróc da.
Ngoài ra, ba đậu còn có nhiều công dụng khác như ức chế mạnh trực khuẩn, vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn mủ xanh…..
Hình ảnh cây ba đậu trong thực tế
Bài thuốc chữa tiểu tiện không thông, đau tức ngực, chướng bụng
Bài thuốc điều trị tích trệ
Chuẩn bị:
Cách thực hiện: Tán tất cả dược liệu trên thành bột mịn sau đó viên thành từng viên vừa uống. Uống thuốc hàng ngày mỗi lần uống 5 viên, sau thời gian ngắn sẽ thấy bệnh dần được cải thiện.
Bài thuốc chữa ngứa, hắc lào
Để thực hiện bài thuốc này khá đơn giản bạn chỉ cần chuẩn bị 3 hạt ba đậu chưa tách dầu, giã nát. Cho dược liệu vào vải mềm rồi xát trực tiếp lên vùng da bị ngứa.
Bài thuốc chữa đau bụng, viêm niêm mạc dạ dày cấp tính
Bài thuốc 1
Chuẩn bị:
Tán tất cả vị thuốc thành bột mịn. Mỗi lần chỉ uống 0,2g nên uống với nước ấm để đạt công dụng tốt hơn.
Bài thuốc 2
Chuẩn bị:
Tán thuốc thành bột, mỗi lần uống tối đa từ 0,5 - 1g thuốc.
Hạt ba đậu nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất trong đông y
Bài thuốc viêm trừ đờm
Chuẩn bị:
Tán toàn bộ dược liệu trên rồi viên thành viên hoàn vừa uống. Mỗi ngày không uống quá 20g và chia đều thành 2 lần uống.
Bài thuốc chữa cổ trướng
Chuẩn bị:
Nung đỏ dược liệu rồi mới tán thành bột mịn. Mỗi lần uống từ 1 - 2g thuốc.
Để quá trình dùng ba đậu an toàn bạn cần lưu ý:
Có thể thấy qua bài viết của Dược Thái Minh ba đậu vừa là dược liệu quý lại vừa có tính độc cực mạnh. Nếu không dùng đúng cách và đúng liều lượng thì nguy cơ ngộ độc rất cao. Chính vì thế trong bất cứ trường hợp nào nếu muốn dùng ba đậu để chữa nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng để nhận được tư vấn kỹ lưỡng nhất cũng như giảm thiểu rủi ro xảy ra.
>> Xem thêm: