Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Ba kích - Vị thuốc hỗ trợ sinh lý, tăng sức dẻo dai cho nam

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Trịnh Thị Nhàn

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược liệu

Ba kích - Vị thuốc quen thuộc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y với tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý. Vậy thực hư tác dụng của vị thuốc này như thế nào?

I. Tên gọi, đặc điểm, bộ phận sử dụng

 - Tên gọi, danh pháp

  • Tên tiếng Việt: Ba kích, ruột gà, Thao Tày cáy, Ba kích thiên, sáy cáy, chổi hoàng kim,....
  • Họ: Rubiaceae (Cà phê)
  • Tên khoa học: Gynochthodes officinalis
  • Bộ (ordo): Gentianales
  • Chi (genus): Morinda
  • Giới (regnum): Plantae
  • Loài (species): M. officinalis

 - Đặc điểm ba kích

cây ba kích  Hình ảnh cây ba kích

  • Là cây thân thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn, thân non màu tím, có lông, phía sau nhẵn.
  • Cành non, có cạnh, lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, cứng, dài 6 - 14cm, rộng 2.5 - 6cm, lúc non có màu xanh lục, khi già chuyển màu trắng mốc.
  • Quả hình cầu và khi chín có màu đỏ, mang đài còn lại ở đỉnh.
  • Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-10.

  + Phân bố: Cây mọc hoang và hiện nay được trồng ở một số vùng đồi núi nước ta.

- Bộ phận sử dụng

Rễ dùng làm thuốc thường khô, cắt thành từng đoạn ngắn dài trên 5cm, đường kính 5mm, có nhiều chỗ đứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong. Vỏ ngoài có màu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, vân dọc. Bên trong là thịt màu hồng hoặc tím có vị hơi ngọt. 

ba kích có tác dụng gìDược liệu ba kích sau khi sơ chế

II. Thành phần hoá học chính

Thành phần của ba kích có gentianine, carpaine, choline, trigonelline, yamogenin,gitogenine, tigogenin, vitexin, orientin, quercetin, luteolin, vitamin B1, rubiadin, rubiadin­1­methylether. 

Mặt khác, trong rễ của loại cây này còn chứa thành phần hóa học chính là các hợp chất nthranoid: tectoquinon, 1 – hydroxyl – 2, 3­ dimethyl – anthraquinon….. Bên cạnh đó, nó còn chứa các hợp chất iridoid: morofficialosid, asperulosid, đường, nhựa, acid hữu cơ, phytosterol, rễ tươi có chứa vitamin C (Đỗ Tất Lợi, 2005).

III. Ba kích có tác dụng gì?

Trong nhân dân, ba kích được dùng phổ biến làm thuốc bổ tăng lực. Qua điều trị thử nghiệm đạt kết quả:

ba kích ngâm rượuBa kích có tác dụng gì?

- Tăng cường sinh lý, tăng sức dẻo dai

Đối với những bệnh nhân nam có hoạt động sinh dục không bình thường, ba kích có tác dụng tăng cường sinh lý, đặc biệt với những trường hợp yếu. Đồng thời, nó còn tăng cường sức dẻo dai, cải thiện hoạt động sinh dục và điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái vô sinh tương đối và suy nhược thể lực.

Riêng với những trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp thì sử dụng Ba Kích chưa thấy kết quả (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

- Tăng đề kháng

Theo Trung Dược Học, ba kích có tác dụng tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể đối với những yếu tố độc hại. Đặc biệt, nó còn có tác dụng tăng lực rõ rệt, thể hiện qua những cảm giác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon cùng những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực.

- Chữa đau lưng, phong thấp

Theo tài liệu cổ, ba kích chữa dương ủy di tinh, phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau. Đối với những bệnh nhân đau mỏi khớp, sau khi sử dụng ba kích dài ngày những triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt (theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Ngoài ra, đây còn là vị thuốc bổ trí não, tinh khí, di mộng tinh, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.

>> Xem thêm: 5+ Những cây thuốc nam chữa yếu sinh lý dành cho cả nam và nữ

IV. Bài thuốc sử dụng dược liệu ba kích

4.1 Bài thuốc trị liệt dương

rượu ba kích có tác dụng gìBài thuốc yếu sinh lý từ ba kích

Bài thuốc 1: 

  • Dược liệu: Ba kích, đỗ trọng, ích trí nhân, ngũ vị tử, ngưu tất, phục linh, sơn dược, sơn thù, thỏ ty tử, tục đoạn, xà sàng tử, viễn chí mỗi loại 30g; nhục thung dung 60g.
  • Đem tất cả các dược liệu trên tán thành bột, luyện mật làm hoàn. Ngày sử dụng 12 - 16g với rượu trong lúc đói.

Bài thuốc 2: Bá tử nhân, ba kích thiên, bổ cốt chỉ, câu kỷ tử, lộc nhung, ngũ vị tử, sơn thù du, nhục thung dung (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Bài thuốc 3: Trị thận hư, liệt dương, tiểu nhiều (Ba Kích Hoàn – Thái Bình Thánh Huệ Phương).

  • Dược liệu: Ba kích, lộc nhung, nhục thung dung, phụ tử, thạch hộc, thục địa mỗi loại 30g; bạch linh, chỉ xác, hoàng kỳ, mẫu đơn, mộc hương, ngưu tất, nhân sâm, phúc bồn tử, quế tâm, sơn thù, tân lang, thự dự, tiên linh tỳ, trạch tả, tục đoạn, viễn chí, xà sàng tử mỗi loại 22g.
  • Đem tất cả các dược liệu trên tán thành bột rồi hòa mật làm hoàn. Ngày uống 16 - 20g với rượu nóng lúc đói.

Bài thuốc 4: Trị thận hư hao, liệt dương, lưng, chân đau, ăn uống không tiêu (Ba Kích Hoàn – Thái Bình Thánh Huệ Phương).

  • Dược liệu: Ba kích, nhục thung dung, thiên hùng, thỏ ty tử, thục địa, tràm hương, tục đoạn mỗi loại 30g; bá tử nhân, bạch linh, đỗ trọng, ngũ gia bì, ngưu tất, phòng phong, phúc bồn tử, thạch hộc, thạch long nhục, thạch nam, thự dự, viễn chí, xà sàng tử mỗi loại 22g.
  • Tán tất cả các dược liệu trên trộn mật làm hoàn, ngày uống 16 - 20g với rượu nóng lúc đói. 

4.2 Bài thuốc bổ thận, thận hư

Bài thuốc 1:

  • Ba kích, cam cúc hoa mỗi loại 60g; câu kỷ tử, thục tiêu mỗi loại 30g; phụ tử 20g; thục địa 46g.
  • Đem tất cả các dược liệu tán bột, cho vào bình và ngâm với 3 lít rượu. Ngày uống 2 lần và mỗi lần 15 0 20ml.

Bài thuốc 2: Ba Kích Thiên Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách

  • Dược liệu: Ba kích thiên 12g, nhân sâm 8g, ngũ vị tử 6g, thục địa 16g, nhục thung dung, long cốt, cốt toái bổ mỗi loại 12g.
  • Đem tất cả các dược liệu trên tán thành bột, trộn làm mật hoàn khoảng 12g. Sử dụng ngày 2 - 3 lần.

Bài thuốc 3: Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách

  • Dược liệu: Đảng sâm, ba kích thiên, phúc bồn tử, thần khúc, thỏ ty tử mỗi loại 12g; sơn dược 24g.
  • Đem tất cả các dược liệu trên tán bột, luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 12g, ngày 2 - 3 lần. 

Bài thuốc 4: Ba kích thiên, Hoàng bá, Quất hạch, Lệ chi hạch, Ngưu tất, Tỳ giải, Mộc qua,  Kim linh tử,  Hoài sơn, Địa hoàng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Bài thuốc 5: Nhục Thung dung, thỏ ty tử (trung dược học).

Bài thuốc 6: Bổ cốt chỉ, Phúc bồn tử (Trung Dược Học).

Bài thuốc 7: Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục Đoạn (Trung Dược Học)

>> Xem thêm:

4.3 Trị đau lưng, chân tê, phong thấp

tác dụng của ba kíchBài thuốc chữa đau xương khớp từ ba kích

Bài thuốc 1: 

  • Dược liệu: Xuyên tỳ giải, ba kích thiên, nhục thung dung, đỗ trọng, thỏ ty tử lượng bằng nhau. 
  • Lộc thai 1 bộ sau đó tán nhuyễn rồi trộn với mật làm hoàn. Mỗi lần uống 8g và ngày 2 - 3 lần với nước ấm.

Bài thuốc 2: 

  • Dược liệu: Đỗ trọng, ba kích, ngưu tất, tục đoạn mỗi loại 12g; tang ký sinh 10g, sơn thù nhục 8g, hoài sơn 16g.
  • Đem tất cả các dược liệu trên sắc uống. 

Bài thuốc 3: Trị đau lưng do phong hàn, đi đứng khó khăn:

  • Dược liệu: Ba kích, khương hoạt, quế tâm, ngũ gia bì, can khương mỗi loại 60g; đỗ trọng 80g. 
  • Đem tất cả các dược liệu này tán thành bột rồi trộn làm mật hoàn, uống với rượu ấm.

Xem thêm:

4.4 Trị cao huyết áp thời tiền mãn kinh

Dược liệu: Tiên mao, ba kích thiên, hoàng bá, dâm dương hoắc, đương quy, tri mẫu mỗi loại 20 - 28g. Đem tất cả các dược liệu sắc uống. 

V. Đối tượng không nên sử dụng rượu ba kích

Ba kích là vị thuốc có nhiều công dụng với sức khỏe, nhưng đây không phải là vị thuốc có thể dùng cho mọi đối tượng. Đặc biệt những người có chứng hỏa vượng, âm hư, đại tiện táo bón không được sử dụng ba kích,...

tác hại của rượu ba kíchĐối tượng không nên sử dụng ba kích

Ba kích ngâm rượu không phù hợp với: 

  • Người mắc chứng bệnh khó xuất tinh, tinh trùng yếu;
  • Người có tiền sử bệnh tim mạch;
  • Người bị suy thận mạn, xơ gan;
  • Người bị bệnh đường tiêu hóa, bệnh về mắt;

Ngoài ra, một số trường hợp khác cũng không nên sử dụng như:

  • Người bị huyết áp thấp, bởi ba kích có tác dụng hạ huyết áp, nếu tự ý sử dụng thì có thể gây tai biến do tụt huyết áp đột ngột;
  • Phụ nữ, trẻ em có thai hoặc đang cho con bú;
  • Người bị khó tiểu, tiểu buốt;
  • Người chuẩn bị phẫu thuật;

Ba kích là vị thuốc quý luôn được các quý ông săn tìm. Dược liệu này được dùng để ngâm rượu có hương vị ngon, có tác dụng bổ dương, trị thận yếu, tăng cường sinh lý,... Tuy nhiên, trước khi sử dụng mọi người cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Xem thêm:

 
Cập nhật lúc: 2024/06/11

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.