Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)
Giỏ hàng
Cây chuối hột không còn xa lạ gì với mọi người, từ rất lâu đã được sử dụng như một vị thuốc dân gian với nhiều công dụng cho sức khỏe. Ví dụ như chữa đau bụng, tiêu chảy, hắc lào, sỏi tiết niệu, đau nhức xương khớp. Đặc biệt là ngâm rượu uống hàng ngày là cách sử dụng phổ biến nhất.
Cây chuối hột có tên khoa học là Musa balbisiana Colla, thuộc họ Musaceae (Các giống chuối nói chung). Là loài chuối dại bản địa của Đông Nam Á với tên gọi khác như chuối chát. Đây là một trong những loài tổ tiên của chuối hiện đại.
Dưới đây là một số thông tin chi tiết về cây chuối hột:
Cây chuối hột có thể đạt đến chiều cao lớn, dao động trong khoảng từ 3 đến 4m. Thân cây mọc thẳng với các bẹ lá to màu xanh mọc ốp vào nhau. Lá hình dạng thuôn dài, thường màu xanh đậm, có thể dài đến hơn 3 mét và rộng khoảng 65cm. Lá thường được sắp xếp thành một chùm dày đặc ở phía trên. Cuống mập hình máng, gân lồi lên ở mặt dưới, gân phụ song song sát nhau.
Chuối hột thường ra hoa thành chùm ở đỉnh, mọc khá thẳng chứ không chúi xuống như chuối ăn quả thông thường. Hoa màu vàng hoặc đỏ thẫm, thường xen lẫn với quả. Số lượng nải chuối ít khi vượt quá 10 nải.
Quả chuối hột thường có hình dạng tròn hoặc hơi dài, khá to, có thể đạt đến chiều dài khoảng 15-30 cm. Vỏ thường màu xanh đậm và khá cứng.Đặc biệt, trái chuối hột thường chứa nhiều hạt, và không như chuối nhà mà ta thường ăn, trái này không có vị ngọt và thường có vị chua hoặc đắng.
Chuối hột ở nước 2 có hai loại là chuối hạt to và chuối hạt nhỏ. Thường thì chuối hạt nhỏ được dùng nhiều hơn. Bạn có thể dùng tươi hoặc dùng khô.
Hình ảnh cây chuối hột
Cây chuối hột là loài cây bản địa của Đông Nam Á, phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia trong khu vực, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan và các quốc gia khác. Tại Việt Nam, cây đã được trồng từ lâu ở các tỉnh từ miền núi, trung du đến đồng bằng…Là loại cây ưa ẩm, có sức sống khỏe, chịu bóng. Tây Nguyên và Tây Bắc là hai khu vực vẫn còn chuối hột rừng mọc hoang dã, đảm bảo độ an toàn và độ dược tính cao.
Tất cả các bộ phận của cây chuối hột từ thân rễ, thân, lá đến hoa, quả, hạt đều được dùng. Thân rễ, thân và lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Hoa và quả thu hái đúng vào mùa sinh sản của cây. Dùng tươi hay phơi, sấy khô.
Việc bảo quản cây chuối hột và các sản phẩm từ nó tùy thuộc vào mục đích sử dụng và loại sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh mối mọt, tránh ánh sáng trực tiếp.
Cây chuối hột cũng như nhiều loại cây khác, có thành phần hoá học đa dạng trong các bộ phận khác nhau của nó. Dưới đây là một số thành phần hoá học quan trọng trong cây chuối hột:
Chuối hột với nhiều thành phần tốt trong việc chữa bệnh
Với cây chuối hột, mỗi bộ phận đều có tác dụng riêng. Vì vậy, bạn phải nắm rõ đặc tính của từng bộ phận trước khi sử dụng:
Trong y học dân gian, thân cây chuối hột có thể được sử dụng như một loại thuốc để trị các vấn đề sức khỏe như đau bụng, tiêu chảy và viêm ruột. Bên cạnh đó còn trị đau nhức răng, cầm máu, điều hoà đường huyết và lợi tiểu. Chất xơ trong thân chuối hột giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Ngoài ra, uống nước thân chuối hột có tác dụng giải khát, cung cấp nước khi chẳng may đi rừng mà không tìm được nguồn nước sạch. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên sử dụng thân cây chuối hột dưới 1 năm tuổi, và chỉ lấy phần lõi trong cùng để đảm bảo dưỡng chất tốt nhất.
Uống nước trực tiếp từ thân cây chuối hột
Lá chuối hột tưởng như là phần bỏ đi nhưng theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lá chuối hột có chứa các hợp chất có thể giúp kiểm soát đường huyết và hỗ trợ quản lý tiểu đường. Ngoài ra, còn giúp làm mát gan, bổ phổi và đặc biệt là có khả năng hỗ trợ cầm máu cực tốt.
Hoa chuối hột được sử dụng trong các loại thuốc dân gian để điều trị các vấn đề sức khỏe như cảm lạnh, ho và viêm họng. Nó chứa các hoạt chất có khả năng chống vi khuẩn và chống viêm, được sử dụng để hỗ trợ hệ miễn dịch và điều trị nhiễm trùng. Đây còn là nguồn chất xơ dồi dào, cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa.
Quả chuối hột chứa nhiều dưỡng chất như kali, magiê và vitamin B6, các dưỡng chất này giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ hệ thống tiêu hóa.
Ngoài ra, còn nổi tiếng với tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận và một số loại sỏi tiết niệu khác. Hiệu quả trong việc giảm đau nhức vai gáy, giảm sưng và đau nhức xương khớp.
Quả chuối hột dùng để ngâm rượu rất tốt
Đây là bộ phận chứa nhiều dược tính nhất của cây chuối hột. Bên ngoài màu đen nhưng bên trong lại màu trắng, thích hợp để ngâm rượu sử dụng hàng ngày. Rượu này giúp giảm đau, giảm sưng và chữa đau nhức hiệu quả. Bên cạnh đó, tán mịn hạt chuối thành bột pha uống cùng nước sôi giúp hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu.
Tưởng như vô tác dụng nhưng nếu kết hợp với một vài nguyên liệu khác, vỏ chuối sẽ hỗ trợ điều trị chứng đau bụng kinh, trị tiêu chảy, trị kiết lị rất hiệu quả.
Trong y học dân gian, có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cây chuối hột. Có thể kể đến như:
Nguyên liệu: 7-8 quả chuối hột tươi.
Cách làm: Thái mỏng, sao vàng, sau đó hạ thổ vài ngày rồi đem sắc uống, uống 3-4 bát mỗi ngày khi đang no. Mỗi lần sắc khoảng 1 vốc tay chuối đã sao.
Nguyên liệu: Chuối hột dạng nhú mọc bắp chuối độ 2 tấc, chặt ngang gốc để chừng 2 tấc.
Cách làm: Khoét 1 lỗ bằng cái bát để qua đêm, sáng ra lấy chén múc nước uống, hiệu quả sau 1 tuần áp dụng.
Nguyên liệu: Củ chuối hột tươi, củ sả, vỏ cây táo mỗi loại 4g.
Cách làm: Thái nhỏ nguyên liệu, sao vàng, sắc với 200ml nước đến khi còn 50ml. Uống 1 lần/ngày để chữa kiết lỵ ra máu.
Cây chuối hột có thể sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau
Nguyên liệu: Thân cây chuối hột non rửa sạch.
Cách làm: Cắt đoạn, nướng chín và ép lấy nước. Ngậm phần nước cùng muối 2-3 lần/ngày.
Nguyên liệu: Củ chuối hột, rễ dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía mỗi loại 12g.
Cách làm: Thái nhỏ, sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml, uống 2 lần/ngày.
Nguyên liệu: Hoa chuối hột tươi.
Cách làm: Rửa sạch, thái nhỏ, sau đó luộc hoặc làm gỏi để ăn.
Hàm lượng chất xơ trong chuối hột cao giúp giảm cân hiệu quả. Theo khuyến nghị thì mỗi ngày nên dùng 25g nhưng nếu đang giảm cân thì có thể tăng tới 40g/ngày. Cách dùng tuỳ thuộc vào nhu cầu của bạn.
Nguyên liệu: Thân cây chuối hột, lấy phần lõi non bên trong.
Cách làm: Rửa sạch, ép lấy nước, uống 2-3 lần/ngày.
Nước từ thân cây chuối hột từ lâu đã được coi như là một phương thuốc dân gian chữa các bệnh về đường tiết niệu, nhận thấy điều này.
Dược Thái Minh đã ra mắt sản phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Bảo Hoàn với cao chuối hột là một trong những thành phần chính, được chứng minh lâm sàng về hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Khi sử dụng cây chuối hột cho mục đích y học, thực phẩm hoặc các mục đích khác, cần lưu ý điều sau:
Ngưng sử dụng cây chuối hột khi phát hiện tác dụng phụ
Tóm lại, sử dụng các sản phẩm từ cây chuối hột chỉ cho mục đích đã được xác định, như là thực phẩm, bổ sung dinh dưỡng và theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
||Xem thêm bài viết khác: