Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây Chút Chít là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Cây Chút Chít không chỉ là một loại rau ăn thanh mát, bổ dưỡng mà còn là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền với nhiều công dụng như nhuận tràng, trị táo bón, lỵ ra máu, ghẻ ngứa và hắc lào. Tuy nhiên nếu dùng quá lạm dụng và sai cách thì sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin về tác dụng và cách dùng dược liệu hiệu quả.

I. Tìm hiểu chung về cây Chút chít

Cây có tên khoa học là Rumex wallichii Meissn, thuộc họ Polygonaceae (Rau răm), với nhiều tên khác nhau như dương đề, lưỡi bò, dương đề, trút trít, gót dê,...Cây phân bố chủ yếu ở những vùng ẩm thấp từ khắp mọi miền. Kể cả nơi cao và mát như SaPa.

1.1 Đặc điểm hình thái

Chút chít thuộc dạng cây thảo, cao khoảng 40 - 60cm, rễ dài khỏe và có màu nâu. Thân cứng, mọc đứng, có rãnh dọc chảy thẳng và ít phân nhánh. Lá cây mọc so le, phiến lá rộng, hình mũi mác và gốc thuôn, đầu nhọn và mép lượn sóng, bẹ chìa mỏng và trong mờ.

 Hoa mọc thành cụm ở ngọn thân hoặc kẽ lá, có màu vàng lục xếp thành vòng sít sát nhau. Bao hoa gồm 6 mảnh xếp thành hai vòng, vòng ngoài rụng sớm, 3 mảnh vòng trong tồn tại cùng quả. Bên mép có 1 - 2 răng dài, nhị 6 đính ở gốc, bầu thượng 3 góc. Cây lưỡi bò có quả nhỏ và được hoa bọc lại. Cây thường ra hoa vào tháng 3 - 4 và đậu quả từ tháng 5 - 7.

Hình ảnh cây chút chít

1.2 Bộ phận dùng và thành phần hóa học

Bộ phận thường được sử dụng làm thuốc là phần rễ già trên 2 tuổi, sau khi đã bỏ hết rễ con, đem rễ về rửa sạch rồi thái miếng dày. Thành phần hóa học tập trung chủ yếu ở rễ và lá là % anthraglycosid, ở dạng toàn phần chiếm 3 - 3%, 0.47% dạng tự do và 2.54% dạng kết hợp. Ngoài ra còn chứa tanin và nhựa.

1.3 Phân bố, thu hái và chế biến

Cây ưa sáng nên thường mọc trên đất ẩm như ruộng cạn nước, ao hồ, ven suối và bãi sông. Cây con mọc từ hạt vào mùa xuân hoặc cuối đồng, sau 3 tháng sẽ sinh trưởng mạnh. Khi già, quả tự mở và hạt thoát ra ngoài, tồn tại vào vụ mùa hè và thu. Khi hạt bị vùi lấp trong đất ẩm hoặc bùn trong nhiều tháng, vẫn có khả năng nảy mầm được. Vào thời kỳ cây sinh trưởng mạnh, toàn bộ phần trên mặt đất sẽ bị cắt đi, phần còn lại tiếp tục tái sinh.

Người ta thường đào rễ quanh năm, nhưng thời điểm tốt nhất vẫn là mùa thu 8, 9, 10. Sau khi đào về, đem đi rửa sạch, cắt bỏ rễ khô rồi đem phơi khô. Vị thuốc chút chít là những mẫu rễ dài 10 - 20cm, mặt ngoài nâu với vết nhăn dọc. Khi cắt ngang sẽ có các vết cắt không bằng phẳng, gồ ghề màu, màu nâu vàng và vùng sinh tầng rất rõ. Mùi thuốc nhẹ, lúc đầu ngửi có vị ngọt, sau đắng.

II. Tác dụng của cây chút chít đối với sức khỏe

Theo Y học cổ truyền, dược liệu có vị đắng, tính hàn, quy vào kinh tràng và vị. Chúng mang tới hiệu quả thanh nhiệt, thông đại tiện và sát trùng. Khi tiến hành thí nghiệm tác dụng của cao lỏng và thuốc hãm vị thuốc trên thỏ và ếch thì thấy rằng, chút chít có khả năng tăng trương lực, biên độ co bóp và tần số co bóp của ruột. Sát lá vào vùng bị hắc lào hoặc dùng nước sắc từ lá và rễ sẽ có hiệu quả trị mụn ghẻ. Đặc biệt, nước sắc từ loài cây này có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa như nhuận tràng hay chữa táo bón, tiêu hóa kém, khó tiêu,...Còn theo Y học hiện đại, dịch chiết bằng ethanol từ lưỡi bò có khả năng ức chế sự phát triển của nấm tóc.

Dược liệu có tác dụng chữa táo bón hiệu quả

Rễ cây lưỡi bò được sử dụng để làm thuốc nhuận tràng, tẩy xổ và chữa chứng táo bón. Liều dùng cho nhuận tràng là 1 - 3g, tẩy xổ là 4 - 6g, đều dưới dạng thuốc sắc, pha hoặc bột. Dùng riêng hoặc có thể phối với với dược liệu khác.

III. Một số bài thuốc kinh nghiệm từ chút chít

- Bài thuốc chữa táo bón

Thái nhỏ, mỏng rễ cây chút chít và nấu cùng với cam thảo cho tới khi hơi cô đặc lại, sau đó uống 2 lần/ngày trong 3 ngày. Ngoài ra, còn có thể đun sôi nước rồi cho rễ cây đã thái mỏng vào, nấu cho tới khi nước sôi thì tắt bếp, uống ngày 2 lần.

>> Xem thêm: 8 cây thuốc nam trị táo bón hiệu quả từ kinh nghiệm dân gian

- Bài thuốc nhuận tràng, xổ tẩy

Trộn bột chút chít với cam thảo, diêm sinh và bột hồi, vò thành viên hoàn rồi uống, ngày 1 - 2 viên để có tác dụng nhuận tràng, 3 - 8 viên làm thuốc tẩy.

- Bài thuốc chữa mẩn ngứa

Rửa sạch lá chút chít, sau đó thái mỏng và trộn với giấm và lấy chà sát lên vùng da bị nổi mẩn ngứa. Rửa sạch thực hiện sau 2 lần/ngày. Ngoài ra còn có thể vắt lấy nước cốt của rễ cây rồi trộn với bột khinh phấn để tạo thành hỗn hợp đặc sệt, bôi vào vùng ngứa.

- Bài thuốc chữa mụn nhọt

Rửa sạch rễ lưỡi bò, sau đó thái mỏng rồi trộn cùng giấm và đắp lên chỗ bị mụn nhọt. 1 - 2 tiếng sau thì nhẹ nhàng rửa sạch. Thực hiện ngày 2 lần, trong 3 ngày liên tiếp.

Những lưu ý khi sử dụng dược liệu cây chút chít

Mặc dù dược liệu khá an toàn và lành tính, nhưng để tránh tương tác thuốc và xảy ra tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai, cho con bú cũng nên hỏi bác sĩ chuyên khoa rõ ràng, bởi nghiên cứu về chút chít trên nhóm đối tượng này chưa nhiều. Người bị hư hàn, tiêu chảy cũng không nên dùng.

Cây chút chít là một thảo dược quý trong thiên nhiên, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như trị táo bón, nhuận tràng và dùng ngoài để trị ghẻ lở, hắc lào. Thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, do đó khi dùng người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước.

||Tham khảo bài viết khác:

 
Cập nhật lúc: 2024/06/19

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.