Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây cơm cháy là cây gì? Bật mí 5+ công dụng chữa bệnh cực tốt

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Cơm cháy loại cây quen thuộc không chỉ mang đến giá trị dinh dưỡng cao mà nó còn được ứng dụng trong các bài thuốc dân gian chữa thấp khớp, phù thũng, chữa lành vết thương….. Vậy cụ thể cây cơm cháy có tác dụng gì? Hiệu quả mang lại ra sao? Cùng tìm hiểu với chúng tôi trong bài viết dưới đây.

Cơm cháy dược liệu được sử dụng phổ biến trong dân gian với nhiều lợi ích khác nhau 

Cơm cháy dược liệu được sử dụng phổ biến trong dân gian với nhiều lợi ích khác nhau 

Thông tin chung về cây cơm cháy 

Tên Tiếng Việt: cơm cháy 

Tên khoa học: Sambucus javanica Reinw. ex Blume

Tên gọi khác trong dân gian: sóc dịch, xú thảo, thuốc mọi, tiếp cốt thảo, tẩu mã tiễn, anh hùng thảo, tiểu tiếp cốt đan, bát lý ma….. 

Họ: Adoxaceae 

Đặc điểm 

  • Là loại thực vật thân xốp. Thân cây màu xanh lục, hơi tròn, không lông. Cành to,  có lỗ nhỏ, phần bên trong thân cây có tủy trắng, rỗng.  
  • Lá hình mác, mọc đối xứng, lá mềm kép lông chim gồm 5 - 9 lá chét ở mép lá có viền răng cưa, cuống lá nhỏ có bẹ. 
  • Hoa mọc thành cụm màu trắng kem, không có cuống. Hoa nở nhiều vào mùa cuối mùa xuân. 
  • Quả cơm cháy màu đen, đỏ hình cầu, nhiều nước. 
  • Hiện nay cây mọc nhiều ở khu vực có khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới nhất là ở những bờ khe, rừng núi, ven sông, ven suối. 
  • Bộ phận sử dụng làm thuốc: lá, hoa, quả

Thành phần hóa học 

Tanin, campesterol, acid ursolic, stigmasterol và a-amyrin palmitate là những thành phần hóa học chính được tìm thấy trong cây cơm cháy. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu đã chỉ ra hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g cơm cháy gồm có: 

  • 73 calo 
  • 7g chất xơ
  • 18,4g carbohydrate
  • 0,66g chất đạm
  • 0,5g chất béo
  • 79,8g nước
  • Cùng với đó các loại vitamin A, B, C + khoáng chất khác

Hình ảnh cây cơm cháy 

Hình ảnh cây cơm cháy 

Ngoài ra, cũng trong một vài nghiên cứu đã kết luận thành phần có trong thịt và vỏ của quả cơm cháy có chứa độc tố. Tuy nhiên phần chất độc có trong quả này sẽ biến mất khi được làm chín vì thế để đảm bảo an toàn người bệnh nên làm chín quả trước khi sử dụng. Đặc biệt phần hoạt chất cyanidin glycosid, alcaloid có chứa trong cây cơm cháy tươi (bao gồm rễ, hoa, cành, hạt, quả mọng) có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa nếu đưa lượng lớn chất này vào cơ thể.

>> Xem thêm: Cây đơn châu chấu - Vị thuốc quý trong kho tàng thuốc dân gian!

Công dụng của cây cơm cháy 

Là thảo dược có vị chua, tính ấm mang đến khả năng hoạt huyết tán ứ, khu phong trừ thấp. Chính vì thế nó thường được ứng dụng để chữa bệnh: 

  • Điều trị đau khi chấn thương hoặc đau do thấp khớp 
  • Điều trị bệnh phong chấn, cước khí phù thũng, hoàng đản, mụn ngoài da, viêm phế quản mãn tính. 
  • Chữa bệnh cảm cúm nhất là cây cơm cháy đen 
  • Nước sắc từ dược liệu này có thể dùng cho phụ nữ sau sinh hoặc đắp lên ngực để làm giảm tình trạng sưng, viêm. 
  • Giúp nhuận tràng, lợi tiểu…. 

Ngoài ra ở một vài quốc gia khác cây cơm cháy còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: 

  • Tại Pháp, Úc người ta sản xuất siro hoa cơm cháy bằng dịch chiết trực tiếp từ loại hoa này. Siro này có thể sử dụng theo 2 cách:
    • Dùng làm đồ uống 
    • Làm chất tạo mùi trong các món ăn vừa tăng hương vị lại vừa an toàn đến sức khỏe. 
  • Tại Romania, hoa cơm cháy được kết hợp với men bia + chanh cho lên men để tạo thành nước giải khát socata. 
  • Tại Thụy Điển, Ý hoa cơm cháy được ngâm đường nhằm tạo vị cho rượu 
  • Tại Nhật Bản nước ép từ cây cơm cháy được sử dụng làm chất phụ gia tự nhiên trong các món ăn….. 

Quả cơm cháy mang đến nhiều công dụng khác nhau

Quả cơm cháy mang đến nhiều công dụng khác nhau

>> Xem thêm: Bạch hoa xà thiệt thảo - Công dụng đằng sau cái tên độc lạ

Bài thuốc lưu truyền từ cây cơm cháy 

Với những công dụng trên cây cơm cháy được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian. Một trong số bài thuốc đó có thể kể tới: 

Bài thuốc chữa ghẻ lở hoặc vết thương ngoài da: Chuẩn bị 20g lá cơm cháy tươi, rửa sạch rồi sắc với nước. Nước thuốc thu được đem rửa vùng da bị thương sau 5 ngày sẽ thấy hiệu quả. 

Lưu ý: nước sắc càng đặc càng tốt. 

Bài thuốc chữa phong thấp, thấp khớp: Chuẩn bị 30g rễ cơm cháy, làm sạch. Tiếp theo sắc với 700ml lấy nước uống mỗi ngày. 

Bài thuốc chữa dị ứng do thời tiết: Sắc 30g lá cơm cháy với 800ml nước cho tới khi hỗn hợp đặc quánh có thể tắt bếp. Đợi thuốc nguội có thể dùng để bôi trực tiếp lên vị trí da bị ngứa. 

Bài thuốc chữa gãy xương: Giã nát rễ và lá thảo dược rồi đắp trực tiếp lên chỗ bị gãy xương. Cố định thuốc bằng băng cố định, thực hiện hàng ngày sau vài ngày sẽ thấy triệu chứng đau giảm rõ rệt. 

Bài thuốc chữa tình trạng đau nhức: Sử dụng bộ phận trên cây cơm cháy ( màu hè dùng cành với lá, mùa đông dùng rễ) rửa sạch, cắt thành từng đoạn rồi đem sao vàng và chườm ấm vào vùng bị đau nhức. 

Bài thuốc giảm bầm tím, giảm đau nhức do chấn thương: Chuẩn bị 20g rễ cơm cháy, rửa sạch giã nát sao chung với rượu. Hỗn hợp thu được đắp trực tiếp lên vùng bị bầm tím, cố định vết thương sau 3 tiếng thay băng 1 lần, thực hiện đều đặn ngày 2 lần sẽ thấy tình trạng bầm tím dần được cải thiện. 

Bài thuốc chữa đi tiểu nhỏ giọt: Chuẩn bị từ 90 -120g rễ cơm cháy + 200g thịt lợn. Rễ cơm cháy rửa sạch rồi đem hầm với thịt lợn. Khi thịt chín nhừ, tắt bếp và chia thành 2 lần ăn mỗi ngày. Nên thực hiện bài thuốc liên tục theo từng đợt mỗi đợt 10 ngày sẽ thấy bệnh dần cải thiện. 

Cơm cháy là dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc như chữa tiểu nhỏ giọt, chữa mẩn ngứa do thời tiết….

Cơm cháy là dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc như chữa tiểu nhỏ giọt, chữa mẩn ngứa do thời tiết….

>> Xem thêm: [BẬT MÍ] 8 cây thuốc trị ngứa ngoài da tại nhà dễ kiếm trong vườn nhà

Lưu ý khi sử dụng cây cơm cháy 

  • Không lạm dụng và uống quá nhiều nước sắc từ loại dược liệu này bởi nó có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe như buồn nôn, đại tiện lỏng, tiểu nhiều lần trong ngày. 
  • Nếu đang trong quá trình điều trị bệnh khác người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng cây thảo dược này bởi nó có thể gây tương tác với thuốc và thậm chí nặng hơn còn gây phân hủy gan. 
  • Cẩn trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú 
  • Trong quả cơm cháy có chứa hoạt chất gây độc cyanua, chúng có thể gây tiêu chảy, nôn chính vì thế để sử dụng quả người bệnh nên rửa sạch, phơi khô để giảm bớt độc tố. 
  • Có thể gây dị ứng với da nhạy cảm 
  • Là dược liệu có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch vì thế người đang điều trị bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp cần chú ý và cân nhắc trước khi dùng. 
  • Dược liệu có chứa độc tố gây ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày vậy nên người mắc viêm loét dạ dày - tá tràng không nên sử dụng loại cây này để chữa bệnh. 

Có thể thấy cây cơm cháy chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên tùy vào tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh nền mà người bệnh sẽ có liều lượng uống khác nhau. Do đó để đảm bảo an toàn người bệnh nên chủ động đi khám để được tư vấn về liều dùng phù hợp đồng thời tránh những biến chứng không mong muốn.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/03/13

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.