Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)
Giỏ hàng
Cây cúc tần (hay còn gọi là từ bi) là một trong những loại thảo dược quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa cảm cúm, ho, sổ mũi, viêm họng, đau dạ dày, chấn thương, mụn nhọt,... Vậy tác dụng của cây cúc tần là gì?
Cúc tần là loại cây bụi mọc thẳng, cao từ 1 - 2m và phân thành nhiều nhánh nhỏ. Cành lúc còn non có lông, sau nhẵn.
Lá cúc tần có màu xanh nhạt tươi sáng, hình bầu dục, đầu hơi nhọn, gốc thuôn dài, lá răng cưa ở viền lá, mặt dưới có lông mịn, lá có mùi thơm khi vò nát. Phiến lá dài từ 4 - 5cm, rộng từ 1 - 2.5cm. Lá mọc so le nhau, thường không có cuống hoặc cuống ngắn.
Hoa mọc từ đầu cành cây, mọc tụ lại thành chùm màu tím nhạt. Quả cúc tần nhỏ có hình trục, có 10 cạnh, màu nâu đỏ.
Hình ảnh cây cúc tần (từ bi)
Cúc tần chủ yếu mọc ở các vùng đất thấp ven sông, đất ngập nước hoặc ở các đầm lầy nước lợ, ven biển và những khu vực nước mặn như bãi triều và rừng ngập mặn.
Ở Việt Nam, cây thường xuất hiện hoang dã ở vùng đồng bằng và các sườn đồi thấp, cũng như được trồng trong nhà để làm hàng rào. Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra các công dụng của loại cây này đối với sức khỏe, nhiều người bắt đầu sử dụng cúc tần làm thảo dược và các bài thuốc trị bệnh. Do đó, cúc tần ngày càng được trồng nhiều hơn, thậm chí là với quy mô lớn.
Mọi bộ phận của cây đều có thể sử dụng bao gồm lá, thân, rễ cây. Bởi cây rất dễ trồng và phát triển mạnh nên có thể thu hái quanh năm. Tuy nhiên, nếu dùng để làm thuốc thì nên thu hoạch vào mùa hè và mùa thu.
Lá, rễ cây được thu hái quanh năm, có thể dùng lá tươi để nấu ăn hoặc làm thuốc. Người ta thường thu hái lá non, lá bánh tẻ trước khi cây bắt đầu ra hoa. Sau thu hoạch, các bộ phận sẽ được làm sạch, phơi hoặc sấy khô để sử dụng dần.
||Xem thêm: Ngải cứu giúp giảm đau, cầm máu, lợi tiểu, điều hoà khí huyết
Toàn bộ cây cúc tần có chứa tinh dầu và có mùi thơm giống ngải cứu. Trong 100g cúc tần tươi có chứa:
Thành phần hóa học cây cúc tần
Cây cúc tần trị bệnh gì? – Cúc tần có tính mát, vị hơi đắng, quy vào kinh phế và thận. Dưới đây là tác dụng cúc tần trong y học cổ truyền và y học hiện đại:
Trong dân gian, cúc tần được dùng để làm các bài thuốc quý chữa. Do có tính mát, mùi thơm dịu, tác dụng giải cảm, tiêu độc, tán phong nhiệt giúp sáng mắt và tiêu đờm.
Vì vậy cúc tần thường được dùng để điều trị phong thấp, cảm sốt, chữa về xương khớp, đường tiêu hóa, bệnh thận, đường hô hấp.
Cúc tần có tính mát, vị hơi đắng, quy vào kinh phế và thận
Lá cúc tần có tác dụng gì? – Theo các tài liệu nghiên cứu, lá cây và rễ cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, được sắc lấy nước uống để cơ thể đổ mồ hôi, chữa sốt. Nước ép lá cúc tần được dùng để điều trị lỵ, ngoài ra còn có công dụng như:
Cúc tần được sử dụng rất nhiều trong bài thuốc cổ truyền
Lấy 2 nắm lá cúc tần, 1 nắm lá sả và 1 nắm lá chanh, nấu nước để xông và uống nóng giúp cơ thể ra mồ hôi.
Lấy lá và cành non của cây cúc tần, giã nát, thêm ít rượu rồi sao nóng lên, đắp vào vùng lưng đau.
Lấy lá cúc tần, giã nhuyễn rồi đắp vào chỗ bị chấn thương để vết thương mau lành.
Cúc tần có tác dụng chống viêm và làm săn se búi trĩ
Mặc dù cúc tần được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng cây cúc tần để chữa:
Cúc tần là loại cây quen thuộc với người Việt, mang lại nhiều công dụng chữa lành tính. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng, tránh gây ra tác dụng phụ.
Nguồn bài viết: Tổng hợp
||Tham khảo bài viết khác: