Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây dạ cẩm - Bí quyết cho dạ dày luôn khỏe mạnh ít ai biết!

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Dạ cẩm thảo dược tự nhiên được tìm thấy nhiều ở vùng trung du và miền núi cao. Trong dân gian chúng được gọi với nhiều tên khác như lá loét mồm, cây ngón lợn, cây đất lợn….Vậy công dụng của cây dạ cẩm là gì? Chúng được sử dụng trong bài thuốc chữa bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết dưới đây. 

cây dạ cẩmDạ cẩm vị thuốc quý mang đến hiệu quả cho người bị dạ dày 

Thông tin chung 

Tên thường gọi: dạ cẩm 

Tên gọi trong dân gian: ngón lớn, loét mồm, đất lượt, dây ngón cúi, đứt lướt, sán công mía… 

Tên khoa học: Herba Hedyotis capitellata.

Đặc điểm 

  • Thuộc nhóm cây thân leo mọc theo từng bụi, chiều dài trung bình của cây từ 1 - 4m. Đối với những cây già, thân cây hơi sần, màu xám và không có lông, ngược lại với những cân non phần thân sẽ có màu xanh hoặc hơi tím và được bao phủ bởi lớp lông mịn. 
  • Cành cây hình 4 cạnh, khi già thân hơi tròn hơn và phình to ở các đốt. 
  • Lá đơn, hình bầu dục mọc đối nhau, đầu lá nhọn, mặt trên lá có màu xanh sẫm, phần bên dưới lá màu nhạt hơn. Phiến lá dài với cuống lá dài từ 3 - 4mm. 
  • Hoa màu trắng hoặc vàng, mọc nhiều ở kẽ lá hoặc ở đầu cành 
  • Quả hình tròn dài bên ngoài có các nốt sần, bên trong có nhiều hạt nhỏ. Khi chín khô quả sẽ nứt và tạo thành các ô nhỏ. 
  • Thời gian nở hoa thường vào tháng 4 - tháng 11 hàng năm, từ tháng 11 - 12 là thời gian ra quả của cây. 

Lưu ý: Đặc biệt màu sắc thay đổi theo mùa có thể tím hoặc xanh, chính vì thế có nhiều người đã nhầm tưởng rằng có 2 loại cây dạ cẩm tím và cây dạ cẩm xanh. Nhưng trên thực tế từ tháng 4 - 9 thân cây sẽ có màu xanh và từ tháng 10 - tháng 3 năm sau cây sẽ có màu tím. 

cây dạ cẩm tímHoa dạ cẩm mọc thành chùm tạo thành hình cầu ở đầu 

Phân bố 

Chúng mọc hoang nhiều ở vùng miền núi, trung du phía Bắc điển hình như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hòa Bình, Thái Nguyên, Hà Giang…..Bởi đặc tính ưa ẩm ướt, có thể sống dưới bóng râm vậy nên cây mọc nhiều ở bờ nương rẫy, vùng đồi hoang, ven rừng và mọc thành từng bụi lớn với thân leo nhỏ. 

Bộ phận sử dụng 

Cây được thu hái quanh năm, phần thân cây, lá và ngọn cây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Dược liệu sau khi thu hái về sẽ được rửa sạch, phơi khô hoặc nấu thành cao tùy vào mục đích dùng. 

Thành phần hóa học 

Theo nghiên cứu trong dược liệu dạ cẩm có chứa nhiều hoạt chất hóa học như Tanin, Alkaloid, Iridoid, Saponin trong rễ cây còn chứa Anthranoid. Cụ thể: 

  • Tổng hàm lượng Alkaloid có chứa trong lá và thân cây là 0,14%, trong rễ là 1,98%
  • Có chứa  0,658% Saponin có trong thân, lá. Hàm lượng này trong rễ là 0,511%

>> Tìm hiểu thêm:

Cây dạ cẩm có tác dụng gì?

Theo đông y dạ cẩm có tính bình, vị ngọt hơi đắng đem đến công dụng chính giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, làm giảm cơn đau nhức. Chính vì thế nó thường được sử dụng để chữa các bệnh sau: 

  • Người bị viêm loét dạ dày cùng với đó là triệu chứng ợ chua, ợ hơi, khó tiêu…
  • Bệnh nhân thường xuyên bị lở loét miệng, giúp làm lành vết thương nhanh chóng
  • Có thể kết hợp với cỏ đỗ trọng để chữa bong gân 
  • Chữa đau mắt khi phối hợp với cây cỏ bạc đầu + rau răng cưa. 

cây dạ cẩm chữa bệnh gìDạ cẩm có thể sử dụng dưới dạng tươi hoặc khô tùy theo mục đích chữa bệnh

>> Xem thêm: Cây vòi voi: Đặc điểm, công dụng và bài thuốc

Cây dạ cẩm chữa bệnh gì?

Bài thuốc chữa viêm loét miệng, viêm loét họng, nhiệt miệng 

  • Chuẩn bị: 15 - 15g ngọn lá dạ cẩm 
  • Rửa sạch nguyên liệu vừa chuẩn bị, giã hoặc xay nhỏ rồi lấy nước cốt đắp lên vùng bị nhiệt hoặc uống trực tiếp nước thuốc thu được. 
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày 2 - 3 lần để tình trạng nhiệt miệng, lở loét miệng sớm được cải thiện. 

Bài thuốc chữa bệnh về dạ dày 

Công dụng chữa đau dạ dày là một trong những công dụng nổi bật nhất của dược liệu này. Và để thực hiện bài thuốc rất đơn giản bạn có thể tham khảo một trong các bài thuốc sau: 

Bài thuốc 1

Chuẩn bị: 

  • Lá dạ cẩm: 5kg 
  • 2kg đường phèn + 1 lít mật ong

Cách làm: 

  • Lá dạ cẩm rửa sạch rồi đun cho tới khi nước thuốc cô đặc lại, tiếp theo trộn với đường phèn và mật ong. Đổ hỗn hợp thuốc ra khuôn cho nguội, mỗi lần sử dụng lấy 20g dạ cẩm hòa tan với 200ml nước ấm uống trước bữa ăn, ngày uống 2 - 3 lần là tốt nhất. 

Bài thuốc 2 

Chuẩn bị: 

  • 500g dạ cẩm khô 
  • 100g cam thảo 

Cách thực hiện: 

  • Tán nguyên liệu trên thành bột mịn 
  • Pha 20 - 25g bột với nước ấm. Mỗi ngày thực hiện 2 - 3 lần để sớm cải thiện triệu chứng bệnh 

Bài thuốc 3

Chuẩn bị 50g lá dạ cẩm tươi rửa sạch, sắc lấy nước uống hàng ngày để nhanh chóng đẩy lùi bệnh. 

Cây dạ cẩm được biết đến với khả năng hỗ trợ cải thiện và giảm thiểu các biểu hiện của viêm loét dạ dày. Nhờ các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn và làm dịu niêm mạc dạ dày, cây dạ cẩm giúp giảm đau, giảm tiết acid và thúc đẩy quá trình lành vết loét. Trong sản phẩm TPBVSK Bình Vị Thái Minh, chiết xuất từ cây dạ cẩm được sử dụng để mang lại hiệu quả tối ưu trong việc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, giúp người dùng cải thiện tình trạng tiêu hóa, giảm các triệu chứng khó chịu và duy trì sức khỏe dạ dày ổn định.

Có thể bạn quan tâm

TPBVSK Bình Vị Thái Minh

170.000đ

Hộp 20 viên

*Hộp 80 viên 595.000đ (tiết kiệm 85k)

4.9 / 592 đánh giá

Bài thuốc chữa ợ chua, tá tràng 

  • Chuẩn bị: 20 - 25g cao dạ cẩm dạng đặc hoặc dạng lỏng đều được + mật ong nguyên chất 
  • Dùng nguyên liệu vừa chuẩn bị pha với mật ong, chia hỗn hợp thành 2 - 3 lần uống mỗi ngày. Uống sau bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất. 

cây dạ cẩm có tác dụng gìHoa là bộ phận mang lại nhiều công dụng nhất cho cây

Lưu ý khi sử dụng dạ cẩm 

  • Chỉ nên sử dụng dạ cẩm với lượng vừa đủ, không nên lạm dụng để tránh gây ra tác dụng phụ. 
  • Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú muốn sử dụng loại thảo dược này cần tham khảo trước ý kiến từ bác sĩ đông y. 
  • Với trường hợp bệnh nhân sử dụng dạ cẩm để đắp ngoài da, đắp vết thương cần rửa sạch lá để loại bỏ vi khuẩn còn bám trên lá. 

Tóm lại cây dạ cẩm là vị thuốc dân gian với nhiều lợi ích đến sức khỏe. Tuy là dược liệu tự nhiên nhưng nó vẫn có thể gây độc nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng trong thời gian dài. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng người bệnh nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ đông y. Bên cạnh đó, nếu thấy biểu hiện bất thường như dị ứng, chóng mặt, buồn nôn trong khi dùng thuốc nên dừng lại ngay và đến bác sĩ để được khám kịp thời. 

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/07/10

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.

Các sản phẩm liên quan

TPBVSK Bình Vị Thái Minh

170.000đ

Hộp 20 viên

*Hộp 80 viên 595.000đ (tiết kiệm 85k)

4.9 / 592 đánh giá

TPBVSK Bổ Gan Thái Minh

125.000đ

Hộp 20 viên

5.0 / 13 đánh giá

TPBVSK Gastroclean Thái Minh

168.000đ

Hộp 20 viên

5.0 / 9 đánh giá