Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)
Giỏ hàng
Trong Y học cổ truyền, cây đinh lăng thường dùng để bồi bổ hoặc hỗ trợ điều trị một số bệnh về da, xương khớp và nhiều bệnh lý khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu cây đinh lăng là cây gì, cây đinh lăng có tác dụng gì, cách dùng cây đinh lăng ra sao,...
Cây đinh lăng (Polyscias fruticosa) là một loại cây bụi hoặc cây nhỏ, có thể cao tới 4 mét. Cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á, và thường được trồng ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan.
Cây đinh lăng có nhiều lá kép, mọc so le, phiến lá hình trứng dài, mép có răng cưa. Hoa đinh lăng nhỏ, màu trắng, mọc thành tán ở đầu cành. Quả đinh lăng hình cầu, màu đen, khi chín có mùi thơm.
Hình ảnh cây đinh lăng
Cây đinh lăng được sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ rất lâu đời. Theo y học cổ truyền, đinh lăng có vị cay, tính ấm, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, tim mạch, tiêu hóa,...
Việc xác định “cây đinh lăng giá bao nhiêu” là điều không dễ dàng, bởi chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại cây (đinh lăng nếp, đinh lăng tẻ), kích thước cây, nguồn gốc, thời vụ, địa điểm phân phối,...Theo Báo VietNamNet, giá bán cây đinh lăng chỉ từ 20.000 đồng/kg lá.
Đây là mức giá này khá dễ tiếp cận với nhiều người. Tuy nhiên, bạn nên chọn mua cây tại những địa điểm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm soát chất lượng chặt chẽ để tận dụng tối đa lợi ích của đinh lăng.
>> Tham khảo thêm:
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hương cùng các cộng sự tại Trung tâm Sâm và Dược liệu TP HCM đã dành 7 năm nghiên cứu (2000-2007) và cho thấy đinh lăng có tác dụng tương tự như sâm nhưng giá thành rẻ hơn và dễ trồng hơn.
Cụ thể, nghiên cứu này cho biết, cây đinh lăng có tác dụng sau:
Những tác dụng chính của đinh lăng
Ngoài ra, lá đinh lăng còn là một loại gia vị quý trong nấu nướng, giúp món ăn dậy mùi thơm và tăng giá trị dinh dưỡng.
Với tác dụng của mình, đinh lăng cũng được ứng dụng trong thành phần của sản phẩm Dưỡng não Thái Minh, viên uống của Dược phẩm Thái Minh giúp Hỗ trợ hoạt huyết, giúp tăng cường lưu thông máu não & giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, đồng thời giúp giảm biểu hiện của thiểu năng tuần hoàn não & giảm dị chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch dành cho người bị thiểu năng tuần hoàn não.
Có thể bạn quan tâm
Nhìn chung, nghiên cứu trên đã trả lời khá đầy đủ về “lá cây đinh lăng có tác dụng gì?”, “cây đinh lăng trị bệnh gì?”,.... Chúng ta có thể sử dụng đinh lăng dưới nhiều dạng khác nhau như trà, thuốc sắc, cao lỏng nhằm tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu không sử dụng đinh lăng đúng cách, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ đáng kể.
Theo ông Phó Hữu Đức - Chủ tịch Hội Đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: “Trong trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin [...] có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, chỉ dùng khi cần thiết và dùng đúng liều, đúng cách. Càng không được dùng rễ đinh lăng với liều cao vì sẽ gây say thuốc, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy.”
Như vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng một lượng đinh lăng vừa đủ (khoảng 10 - 20g lá đinh lăng khô/ngày) và cần thận trọng khi dùng đinh lăng liên tục trên 6 tháng.
Hơn nữa, những người không nên uống lá đinh lăng đó là trẻ em, phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, người có dị ứng, quá mẫn cảm hoặc có vấn đề về đường huyết.
>> Có thể bạn quan tâm: Cây xạ can là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?
Để phát huy hiệu quả và giảm tác dụng phụ của đinh lăng, bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng sau:
Rượu đinh lăng có tác dụng gì? Theo nhiều nguồn tin, sử dụng rượu đinh lăng đều đặn giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, cây đinh lăng ngâm rượu còn góp phần hạ huyết áp, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, từ đó giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Dùng củ hoặc lá đinh lăng ngâm rượu
Cách ngâm rượu đinh lăng: Rửa sạch 1kg củ đinh lăng tươi, thái lát mỏng, cho vào bình thủy tinh. Ngâm với 5 lít rượu trắng tối thiểu 45 ngày. Uống 1 - 2 ly nhỏ/ngày.
Vì lá đinh lăng có tính mát nên khi uống, lá đinh lăng khô có tác dụng hỗ trợ giảm ngứa, giải độc cơ thể, đặc biệt là các bệnh ngoài da như mề đay, vảy nến, viêm da dị ứng,....
- Cách nấu nước lá đinh lăng: Rửa sạch 200g lá đinh lăng tươi, cho vào ấm nước sôi, đậy nắp và đun khoảng 15 phút. Sau đó, bạn hãy gạn lấy nước và có thể thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống. Uống mỗi ngày.
>> Xem thêm: [BẬT MÍ] 8 cây thuốc trị ngứa ngoài da tại nhà dễ kiếm trong vườn nhà
Với các vết thương hở ngoài da (vùng nhỏ) hoặc vùng da bị ngứa, đắp lá đinh lăng có tác dụng cầm máu và hỗ trợ vết thương chóng lành.
Đắp lá đinh lăng lên các vùng da bị thương
- Cách đắp lá đinh lăng: Rửa sạch vùng da bị thương, giã nát 1 nắm lá đinh lăng tươi rồi trực tiếp đắp lên vùng da bị tổn thương. Dùng băng gạc cố định trong 30 - 60 phút rồi rửa sạch lại với nước.
>> Xem thêm: Cây kim tiền thảo “Cứu tinh” hiệu quả cho người bị sỏi thận
Từ lâu, đinh lăng đã được áp dụng trong nhiều bài thuốc nam chữa bệnh. Một số bài thuốc tiêu biểu bao gồm:
Các bài thuốc chữa bệnh từ đinh lăng
Sau khi đã tìm hiểu kỹ “đinh lăng chữa bệnh gì”, “lá đinh lăng có ngâm rượu được không”, “cây đinh lăng uống có tác dụng gì”,.... Dưới đây là một số điều bạn cần phải biết trước khi sử dụng loại thảo dược tự nhiên này:
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền để được tư vấn cụ thể về cách sử dụng cây đinh lăng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
||Tham khảo bài viết khác:
125.000đ
Hộp 20 viên
*Hộp 80 viên 425.000đ (tiết kiệm 75k)
4.9 / 97 đánh giá