Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây dứa bà: Hỗ trợ điều trị tiêu hoá, đau nhức xương khớp

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Cây dứa bà còn được gọi là thùa, dứa Mỹ, lưỡi lê… được biết tới là vị thuốc quý trong điều trị trong Đông y. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về đặc điểm nhận dạng, công dụng và cách sử dụng làm thuốc hiệu quả nhất.

cây dứa bàCác thông tin chi tiết về cây dứa bà

Tìm hiểu về cây dứa bà

  • Tên thường gọi: Cây thùa, cây dứa sợi Mỹ, lưỡi lê…
  • Tên khoa học: Agave Americana.
  • Họ: Thuộc họ Thuỷ Tiên Amaryllidaceae.

Đặc điểm của cây dứa bà

Cây dứa bà có thân rất ngắn, nằm sát đất và bị che khuất bởi các bẹ lá xung quanh nên rất khó quan sát. Nếu mở các bẹ lá ra, bạn sẽ thấy được thân cây có màu trắng.

Lá của cây có hình kiếm với chiều dài khoảng 1,2 - 1,5m, quãng giữa rộng 13cm. Trên ngọn lá có gai nhỏ, nhọn rắn và dài 1,5cm. Các gai ở mép lá có màu đen và bong như sừng. Ở mỗi cây sẽ có khoảng 30 - 50 lá, mỗi lá có thể nặng 1,5kg và khá mọng nước.

Hoa thường xuất hiện sau nhiều năm(10 - 15 năm trồng). Hoa được đính trên một trục lớn, mọc thẳng đứng từ giữa vòng lá. Trục hoa cao từ 4 - 6m hoặc hơn, cây sau khi ra hoa sẽ lụi đi.

tác dụng của cây dứa bà

Phân bố, thu hái và chế biến

Dứa bà có nguồn gốc ở Bắc và Trung Mỹ, tuy nhiên hiện nay nó đã được trồng tại nhiều nước nhiệt đới như châu Á, châu Mỹ và châu Phi.

Ở nước ta, dứa bà được trồng làm cảnh, làm hàng rào và dùng lấy sợi, phổ biến nhất tại các tỉnh thành miền Bắc như Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Giang… Vì dứa bà là loại cây mọc rất tốt ở những đồi đất đỏ, khô cằn nên chúng ta có thể nghiên cứu trồng với quy mô lớn tại những đồi trọc bỏ hoang ở nhiều tỉnh khác.

Cây dứa bà thường bắt đầu thu hoạch lá sau 3 năm trồng. Tại những vùng đất thích hợp, người dân ở đây có thể thu đến 2,3 lứa lá trong vòng 1 năm hoặc hơn. Tại những nước miền đông châu Phi, hàng năm có thể thu hoạch đến 10 vạn tấn sợi dứa bà dùng để sản xuất thảm chùi chân, dây thừng chạc, bao tải…

Bộ phận dùng: Lá, rễ.

Thành phần hóa học

Trong lá dứa bà có chứa rất nhiều các thành phần khác nhau bao gồm:

  • Đường khử
  • Sacaroza
  • Chất nhầy
  • Vitamin C
  • Saponozit
  • Steroid, trong đó chủ yếu là hecogenin và tigogenin.

Tác dụng của cây dứa bà

Cây dứa bà được ứng dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là trong điều trị bệnh lý. Một số công dụng điển hình như:

  • Trồng chủ yếu làm cảnh, làm hàng rào.
  • Dùng làm sợi phục vụ sản xuất thảm chùi chân, bao tải…
  • Dùng làm dược liệu hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hoá, đau nhức xương khớp…
  • Sử dụng làm nguồn nguyên liệu chiết xuất hecogenin để tổng hợp các thuốc chống viêm và hormon steroid.

Cách trồng và chăm sóc cây dứa bà

Cây dứa bà có thể được trồng theo hai cách thức:

  • Gieo hạt: Bạn có thể tìm mua các hạt giống của loài cây này tại cửa hàng. Bước tiếp theo là gieo hạt vào chậu lớn và tưới nước. Sau 10 - 15 ngày, bạn sẽ thấy cây nảy mầm.
  • Tách cành: Bạn có thể áp dụng phương pháp tách cành cho cây dứa bà. Sau khi cây lớn sẽ cho ra nhiều cây con xung quanh. Lúc này, bạn chỉ cần tách lấy chúng ra gồm cả rễ và đất vào chậu mới để chăm sóc.

tác dụng của lá dứa bà

Sau khi trồng, bạn cần chăm sóc cây theo các tiêu chí sau:

  • Đất: Chủ yếu dùng đất thịt nhưng phải có độ tơi xốp và thoát nước tốt để cây không bị ngập úng.
  • Ánh sáng: Là loài cây ưa ánh sáng nên thích hợp trồng ở mọi điều kiện thời tiết. Để tốt cho cây, bạn nên cho chúng phơi nắng 6 tiếng mỗi ngày.
  • Nước: Chỉ cần tưới nước vừa đủ để duy trì độ ẩm cho cây phát triển, không nên tưới quá nhiều làm ngập úng.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây dứa bà

Hỗ trợ chữa ho, lao phổi, thổ huyết

  • Nguyên liệu: 30g lá dứa bà, 20g ngó sen, 12g bách bộ, 8g bạch cập.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu trên vào ấm và sắc lấy nước uống trong ngày.

Trị suyễn, ho do phế nhiệt khái thấu

  • Nguyên liệu: 30g lá dứa bà, 12g hoa kim châm.
  • Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trên thành nước và uống.

Chữa đau nhức khớp xương, thấp khớp

  • Nguyên liệu: 100g rễ cây dứa bà, 1 lít rượu 30 độ.
  • Cách thực hiện: Dùng rễ cây dứa bà rửa sạch và thái mỏng rồi đen phơi khô hoặc sao vàng. Cho rễ vừa sao khô cùng rượu trắng vào ngâm từ 15 - 30 ngày, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 - 2 thìa nhỏ khoảng 5 - 10ml.

Chữa vết thương, vết loét

  • Nguyên liệu: lá cây dứa bà.
  • Cách thực hiện: Dùng lá cây dứa bà sắc lấy nước uống. Ngày uống 2 - 5g. Ngoài ra bạn có thể giã nát lá, đắp lên vết thương.

Trên đây là những chia sẻ xoay quanh chủ đề cây dứa bà. Hy vọng, bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích để bạn hiểu hơn về đặc tính cũng như các tác dụng tuyệt vời của loài cây này.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/03/08

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.