Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Khám phá tác dụng chữa bệnh đến từ Cây dứa dại

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Mang vẻ ngoài mộc mạc, giản dị, cây dứa dại không chỉ thu hút bởi sức sống mãnh liệt mà còn là những công dụng tuyệt vời tốt cho sức khỏe. Dưới tán lá xanh rì rào, từng nhánh dứa vươn cao, ôm ấp những trái gai sần sùi, chứa đựng vị chua ngọt thanh tao khiến ai cũng phải nhớ tới.

Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về đặc điểm và tác dụng của loài cây này nhé. 

Tìm hiểu tác dụng của cây dứa dại

Tìm hiểu tác dụng của cây dứa dại

Tìm hiểu chung về cây dứa dại

Dứa dại có tên khoa học là Pandanus tectorius Sol, thuộc họ Dứa dại (Pandanaceae), được gọi với nhiều cái tên khác nhau như dứa gai, dứa rừng, dứa núi. Cây phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Myanmar,...Ưa sống ở những vùng có độ mặn cao như bờ ngòi nước mặn hoặc bờ bụi ven biển.

Đặc điểm hình thái

Dứa dại có chiều cao trung bình khoảng 3 - 5m, rễ phụ khá dài. Phần lá hình bản, mọc ở đầu nhánh, mép lá gai sắc nhọn, chiều dài tầm 1 - 2m. Hoa màu trắng, mọc đơn độc và có mùi thơm đặc trưng. Sau khi trưởng thành, hoa dần rủ xuống rồi hình thành nên quả. 

Về cơ quản, quả dứa dại cũng tương tự như các loại dứa khác, hình trứng có cuống, màu vàng cam và bề mặt sần sùi. Tuy nhiên, các mắt dứa lại phồng lên, tạo ra các hốc ngăn nhỏ, rõ và khít lại với nhau. Phần quả sẽ dài từ 15 - 22cm.

Hình ảnh quả dứa dại

Hình ảnh quả dứa dại

Bộ phận dùng

Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Người ta hay dùng đọt non, gốc trắng hoặc cuống để ăn cùng rau. Phần lá và rễ đem về cắt mỏng, phơi khô và sắc nước uống. Phần quả có thể dùng tươi hoặc khô tùy trường hợp.

Thu hái, sơ chế

Người ta sẽ thu hái rễ, lá và đọt non quanh năm. Nên thu hoạch những rễ bám đất, không nên lấy rễ nằm sau dưới mặt đất. Sau đó đem về thái mỏng, sấy hoặc phơi khô dùng dần. Còn quả dứa thì được thu hái chủ yếu vào mùa đông, có thể dùng tươi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Khi chưng cất lá bắc và hạt phấn hoa, các nhà nghiên cứu đã thu được những thành phần hóa học có trong dứa dại bao gồm: Hương liệu, nước thơm, 70% tinh dầu (methyl ether, benzyl benzoate, benzyl acetate,...).

Tác dụng của dứa dại đối với sức khỏe

Theo Y học cổ truyền, quả dược liệu có vị ngọt tính bình, rễ vị ngọt nhạt tính mát. Còn đọt và hoa đều có vị ngọt tính hàn. Chúng giúp điều trị các loại bệnh khác nhau.

Vậy rễ cây dứa dại có tác dụng gì? Thực tế, Rễ dùng để trị sốt, cảm mạo, thủy thũng, viêm thận, nhiễm khuẩn tiết niệu, xơ gan cổ trướng, viêm gan, viêm kết mạc mắt. Thường sẽ dùng liều 15 - 30g/lần uống. Bên cạnh đó, rễ chùm sau khi rửa sạch, sao vàng sẽ trị mất ngủ và đau đầu. Đọt non và rễ trong dân gian dùng để trị thông tiểu, sỏi tiết niệu, chữa đái rắt hoặc đắp lên chữa lòi dom.

Quả dứa dại có tác dụng gì trong Y học cổ truyền? Từ xưa, các thầy thuốc đã dùng quả để chữa lỵ và ho, hạt chữa trĩ và viêm tinh hoàn. Cùi quả khi nấu kỹ sẽ loại bỏ các tinh thể calci oxalat và có thể ăn. Chồi non ở ngọn dùng làm rau như non dừa. Đồng thời, tinh dầu từ hoa lá sẽ dùng trong công nghiệp mỹ phẩm, xoa vào thái dương và mũi để trị nhức đầu.

Theo Y học hiện đại, Dứa gai có chứa α – caroten, β – caroten, β – cryptoxanthin, zeaxanthin, lutein và các carotenoid. Trong đó hàm lượng carotenoid chủ là yếu tiền vitamin A, có mẫu lên đến 19 mg β – caroten/100g. Quả nào màu vàng da cam càng đậm thì tỷ lệ β – caroten càng cao. Do đó, nó giúp cơ thể bổ sung thêm nhiều vitamin A.

Cây dứa dại có hiệu quả trong việc chữa sỏi thận

Cây dứa dại có hiệu quả trong việc chữa sỏi thận

Tác hại của quả dứa dại

Quả cây dứa rừng có lớp phấn trắng độc tính cao, nếu bào chế không đúng cách thì người dùng rất dễ bị ngộ độc, thậm chí là suy thận. Lớp phấn độc này đôi khi cũng bám vào các bộ phận khác trên cây. Do đó khi sử dụng, người dùng phải rửa thật sạch. Ngoài ra, hàm lượng mangan trong mô lá dứa dại rất cao, có khi đạt 10mg trong 1g mô lá khô. Do đó, khi sử dụng lâu dài có thể gây hiện tượng ngộ độc và thoái hóa thần kinh. 

5 bài thuốc phổ biến từ cây dứa dại

  • Bài thuốc chữa đau nhức

Nếu người bệnh bị đau nhức do chấn thương mềm, hãy giã nát rễ cây dứa gai rồi đắp lên vùng da bị tổn thương. Rễ có tính mát nên sẽ giúp giảm đau, sưng viêm nhanh chóng. Tuy nhiên hãy thay bằng trung bình 1 lần/ngày để có hiệu quả sớm nhé.

  • Bài thuốc chữa bệnh đau xương khớp

Dùng 30g lá dứa dại, 20g củ dứa rừng, 20g cà gai leo, 20g lá lốt và 40 cỏ xước. Đem sắc uống trong ngày để giảm triệu chứng đau nhức.

  • Bài thuốc trị cảm lạnh

Dùng 30g lá dứa, tỏi, gừng và hành mỗi vị 20g. Đem tất cả đi sắc nước uống, dùng khi còn nóng. Sau khi uống xong thì lên đắp kín người để vã mồ hôi.

  • Bài thuốc chữa trị viêm gan siêu vi

Dùng 12g quả dứa rừng, 12g nhân trần, 12g cốt khí củ, 6g ngũ vị tử, 8g diệp hạ châu, 8g trần bì và 4g cam thảo. Đem tất cả đi sắc với 1 lít nước. Đun cho tới khi còn 450ml thì dừng. Mỗi lần uống 150ml, uống 3 lần/ngày khi bụng đói.

  • Bài thuốc chữa chứng nước tiểu nóng, tiểu dắt, vàng

Dùng 20g dứa dại, 20g râu ngô, 20g rau dừa nước, 8g mã đề, 6g cỏ mần trầu, 6g trần bì và 6g cam thảo na. Sắc tất cả dược liệu uống trong ngày, ngày uống 2 lần.

Những lưu ý khi sử dụng cây dứa dại

Dứa dại hiệu quả đối với nhiều bệnh, nhưng khi sử dụng cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Hầu như tất cả các bộ phận của dứa dại đều có tính hàn, do đó cần thận trọng đối với những người bệnh bị tỳ vị hư hàn.
  • Cây dứa dại được ứng dụng nhiều trong điều trị sỏi thận, tuy nhiên khoa học chưa thực sự chứng minh được tác dụng thu nhỏ kích thước viên sỏi của dược liệu này. Do đó bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để có biện pháp phù hợp và phòng ngừa rủi ro không cần thiết.
  • Trong quá trình sử dụng cần theo dõi cơ thể đang thay đổi như thế nào. Nếu tình trạng trở nên nặng hơn, bạn cần đến cơ sở y khoa để được thăm khám và hỗ trợ.

Hy vọng thông qua bài viết này, người bệnh sẽ hiểu rõ hơn về công dụng và lưu ý khi áp dụng các bài thuốc từ cây dứa dại. Đồng thời để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, cũng như dược liệu phát huy hết hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/06/03

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.