Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây hoa hiên có tác dụng gì? Các bài thuốc hiệu quả theo Đông y

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Hoa hiên là loài hoa được trồng làm cảnh khá độc đáo, nhưng ít ai biết rằng nó còn được dùng làm dược liệu trong chữa bệnh theo Y học cổ truyền. Vậy hoa hiên là gì, đặc tính và tác dụng ra sao? Những thắc mắc này sẽ được làm rõ hơn ngay trong bài viết dưới đây.

cây hoa hiên có tác dụng gì

Cây hoa hiên - dược liệu quý trong điều trị bệnh

Tổng quan về cây hoa hiên

  • Tên thường gọi: Kim châm, kim ngân thái, huyền thảo, hoàng hoa…
  • Tên khoa học: Hemerocallis fulva L
  • Chi (genus): Chi Hoa hiên Hemerocallis
  • Giới (regnum): Thực vật Plantae
  • Họ (familia): Họ Lan nhật quang Hemerocallidaceae
  • Loài (species): Hoa hiênH. fulva
  • Lớp (class): Thực vật một lá mầm Liliopsida

Đặc tính cây hoa hiên

Hoa hiên là loại cỏ sống lâu năm, có thân rễ mẫm và rất ngắn cùng với các đặc điểm khác như:

tác dụng của cây hoa hiên

Hình ảnh của cây hoa hiên

  • Rễ: Rễ củ hình trụ dài xếp thành từng chùm.
  • Gốc cây: Gốc có bẹ to mọc ốp vào nhau, đầu thuôn nhọn và thường gập xuống. Gân song song, hai mặt nhẵn và có nhiều mạch.
  • Lá: Lá hình sợi, có chiều dài khoảng 30 - 50cm, rộng 2,5cm hoặc hơn. Chúng xếp thành 2 dãy trong một mặt phẳng.
  • Hoa: Trục hoa cao bằng lá, phía trên phân nhánh và có 6 - 12 hoa. Hoa to, màu vàng đỏ, mùi thơm. Tràng hoa hình phễu, phía trên xẻ thành 6 phiến.
  • Nhị hoa: Nhụy 6, bầu có 3 ngăn, quả hình 3 cạnh, hạt bóng, màu đen.

Thành phần hóa học

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, trong cây hoa hiên có chứa nhiều hoạt chất bao gồm:

  • 85,49% nước
  • 10,44% nitơ tự do
  • 0,78% tro
  • 1,66% protein
  • 0,4% chất béo

Ngoài ra, còn chứa các thành phần như đường khử, axit amin iodin, choline, arginine, adenine, vitamin A, vitamin C, photpho, natri, canxi…

Khu vực phân bố

Hoa hiên là loại cây thường mọc tại khu vực ôn đới với khí hậu ẩm mát quanh năm như châu Á và châu Âu. Tuy nhiên, hiện nay loài cây này lại được phân bố ở khá nhiều nơi thuộc khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới. Ở nước ta, cây hoa hiên được trồng làm cảnh ở một số nơi như Lào Cai, Sapa, Đà Lạt…

Thu hái, chế biến

Ở cây hoa hiên, tất cả các bộ phận đều có giá trị dược lý cao và được thu hái ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm.

  • Phần lá được dùng ở dạng tươi nên có thể thu hoạch ở bất cứ thời điểm nào trong năm.
  • Phần hoa thường được thu hoạch vào mùa hè hoặc mùa thu. Lúc này, hoa mới chớm nở có thể đem phơi khô hoặc sấy để dùng.
  • Phần rễ được thu hoạch vào mùa đông, có khi vào mùa thu. Sau khi thu hoạch, người dân sẽ rửa sạch dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

Bộ phận sử dụng làm thuốc: Lá và rễ.

Cây hoa hiên có tác dụng gì?

Trong Đông y

Tác dụng của cây hoa hiên trong Đông y là gì? Hoa hiên có vị ngọt, tính mát nên có tác dụng chữa tiểu tiện, viêm gan, ho ra máu, chảy máu cam, viêm đường tiết niệu, viêm tai giữa, bệnh trĩ nội kèm ra đi máu, kinh nguyệt không đều… Ngoài ra, dược liệu này còn có công dụng lợi sữa, thanh nhiệt, an thai, lợi tiểu, tiêu đờm…

hình ảnh cây hoa hiên

Hoa hiên được dùng làm dược liệu trong Đông y

Người bệnh có thể sử dụng hoa hiên bằng cách sắc nước uống hoặc dùng củ tươi giã nát. Đối với cách sắc thuốc, nên dùng khoảng 6 - 12g/ ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ, chuyên gia. Tuy nhiên, nước sắc thuốc từ hoa hiên có tác dụng đông máu nhanh nên cần chú ý khi sử dụng.

Trong Y học hiện đại

  • Nước thuốc từ hoa hiên có tác dụng làm giảm nhanh thời gian đông máu tức là có thể làm tăng hàm lượng prothrombin trong máu.
  • Nước hoa hiên cũng giống như vitamin K có tác dụng kháng với dicoumarin, đây là chất giúp kéo dài thời gian đông máu.
  • Hồng cầu tăng, tiểu cầu tăng. Tuy nhiên, số lượng bạch cầu và công thức của bạch cầu không đổi.
  • Làm tăng trương lực của tử cung và thành ruột cô lập.

>> Xem thêm: Cây Đại (Hoa sứ): Đặc điểm, công dụng & bài thuốc chữa bệnh

Các bài thuốc từ cây hoa hiên

Chữa kinh nguyệt không đều

  • Nguyên liệu: 15g hoa hiên, 12g ích mẫu thảo, 12g ngải cứu, 20g rễ củ gai.
  • Cách thực hiện: Dùng các dược liệu trên sắc thành thuốc uống hàng ngày. Mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần uống, uống trong 7 ngày liên tục.

đặc tính cây hoa hiên

Dùng hoa hiên hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều

Chữa đái buốt đái rắt

  • Nguyên liệu: 15g rễ hoa hiên, 12g mã đề, 12g râu ngô.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào ấm và sắc thành thuốc uống. Uống liên tục trong 5 - 10 ngày để thấy rõ hiệu quả.

Chữa bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh

  • Nguyên liệu: 10g hoa hiên, 20g lá dâu.
  • Cách thực hiện: Dùng hoa hiên và lá dâu nấu canh ăn hàng ngày.

Chữa mất ngủ

  • Nguyên liệu: 12g hoa hiên, 20g lá dâu tằm, 10g lá vông nem.
  • Cách thực hiện: Dùng nguyên liệu trên nấu canh ăn hàng ngày hoặc đem phơi khô rồi hãm nước thành trà uống.

Tắc tia sữa

  • Nguyên liệu: 12g hoa hiên, 40g bồ công anh.
  • Cách thực hiện: Sắc lấy thuốc uống, mỗi ngày 1 thang chia thành 3 lần uống trong ngày.

Chữa chảy máu cam

  • Nguyên liệu: 15-20g lá hoa hiên.
  • Cách thực hiện: Lấy lá hoa hiên nấu với 300ml nước. Đun cho cô lại còn 200ml rồi chia thành 2 lần uống trong ngày.

Điều trị sán máu

  • Nguyên liệu: 30-40g rễ hoa hiên.
  • Cách thực hiện: Sắc rễ hoa hiên thành thuốc và uống trong ngày.

Hỗ trợ giải nhiệt, cầm máu, lợi tiểu

  • Nguyên liệu: Hoa hiên.
  • Cách thực hiện: Lấy hoa hiên đem hầm chung với gà. Ngoài ra, với phụ nữ có thai nếu ăn hàng ngày kết hợp với uống nước cây gai có thể chữa động thai.

Bài thuốc giúp cầm máu

  • Nguyên liệu: Hoa hiên.
  • Cách thực hiện: Sử dụng hoa hiên rửa sạch rồi giã nát. Cho thêm 1 chút nước rồi lọc lấy nước uống, bã đem đắp vào lỗ mũi.

Một vài món ăn được chế biến từ hoa hiên

Canh hoa hiên với sườn  

Nguyên liệu: 1 lạng hoa hiên khô, 250g sườn heo.

hình ảnh của cây hoa hiên

Canh hoa hiên với sườn giúp giảm căng thẳng và nhuận tràng rất tốt

Cách thực hiện:

  • Lấy sườn heo rửa sạch, chặt nhỏ rồi luộc sơ và vớt ra.
  • Hoa hiên cắt bỏ phần đầu rồi cho vào nấu cùng với sườn.
  • Cho thêm 6 bát nước và đun đến khi sôi.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.

Canh hoa hiên với sườn là món ăn thơm ngon bổ dưỡng giúp giảm căng thẳng, giải toả tâm lý và nhuận tràng.

Món hoa hiên xào phở

Nguyên liệu: 4 lạng hoa hiên, ½  cây cải bắp, ½  củ cải đỏ, ½ củ hành tây, ½ kg phở, 250g thịt ba chỉ.

Cách thực hiện: 

  • Cắt bỏ cuống hoa hiên rồi dùng nước rửa sơ qua.
  • Bắp cải cắt thành sợi nhỏ, củ cải đỏ và hành tây gọt vỏ rồi cắt sợi dài.
  • Thịt rửa sạch rồi thái thành sợi.
  • Xào thịt và củ hành tây cho thơm rồi cho tiếp 2 nguyên liệu còn lại.
  • Xào đến khi chín đều, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho thêm 2 chén nước.
  • Đun đến khi sôi lại thì cho phở và hoa hiên vào đảo đều tắt bếp.

Lưu ý cần biết khi dùng hoa hiên

Hoa hiên đem lại nhiều tác dụng hữu ích trong đời sống. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng hoa hiên cần lưu ý một số điều sau:

  • Tính độc: Hoa hiên có thể gây ngộ độc nếu ăn phải lá hoặc hoa tươi. Các triệu chứng ngộ độc bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau bụng.
  • Liều lượng: Khi sử dụng hoa hiên làm thuốc, cần dùng đúng liều lượng theo chỉ định. Không nên quá lạm dụng quá nhiều vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
  • Tương tác thuốc: Hoa hiên có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc lợi tiểu. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hoa hiên nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác.

Trên đây là một số thông tin về hoa hiên cũng như các tác dụng của chúng đối với sức khỏe. Thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, nên nếu muốn áp dụng, bạn đọc nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/03/05

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.