Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây Hoàng Kỳ Nam: Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Cây Hoàng Kỳ Nam là vị thuốc quý có tác dụng tăng cường miễn dịch, cải thiện khả năng ham muốn tình dục, chất lượng tinh trùng,... Trong Y học hiện đại, dược liệu này cũng có nhiều nghiên cứu, sử dụng trong nhiều bài thuốc đặc trị, nhất là điều trị bệnh thận.

I. Giới thiệu về cây hoàng kỳ nam

Cây Hoàng Kỳ Nam còn gọi là Hoàng Kỳ có tên khoa học là Astragalus membranaceus, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Đây là một loài thảo dược quý hiếm, chủ yếu phân bố ở các vùng núi cao, đất đai giàu dinh dưỡng ở một số nước Đông Á, bao gồm Việt Nam. 

Cây thích hợp với khí hậu ôn đới và cần đất có độ pH từ 6-7 để phát triển tốt.

cây hoàng kỳ namHình ảnh cây hoàng kỳ nam

Hoàng Kỳ Nam là cây thân thảo, cao khoảng 50-100 cm. Lá cây có hình dạng kép lông chim, mọc so le, mỗi lá dài khoảng 2-4 cm. Hoa Hoàng Kỳ có màu vàng nhạt, thường nở vào mùa hè và kết thành chùm. Rễ cây có màu vàng nhạt, to và dài.

Rễ cây Hoàng Kỳ Nam thường được thu hoạch sau 3-5 năm trồng. Sau khi thu hoạch, rễ được làm sạch, phơi khô và bảo quản để sử dụng dần.

II. Cây Hoàng Kỳ Nam có tác dụng gì?

Cây Hoàng Kỳ là vị thuốc được nghiên cứu và được nhắc trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” do Gs Đỗ Tất Lợi viết. Trong sách, Hoàng Kỳ có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như nhiều loại vitamin và các khoáng chất thiết yếu. 

Vậy cây Hoàng Kỳ Nam có tác dụng gì? Dưới đây là những tác dụng của cây Hoàng Kỳ Nam đối với sức khỏe:

2.1 Giảm protein niệu

Protein niệu là chỉ số quan trọng được theo dõi ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn, cho biết mức độ tổn thương của thận. Tác dụng của hoàng kỳ giúp giảm mức độ protein niệu, cải thiện tổn thương thận và làm chậm tiến triển bệnh.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sử dụng Hoàng kỳ (liều 40g/ngày hoặc kết hợp đương quy) trong 12 tuần giúp giảm đáng kể protein niệu ở bệnh nhân thận mạn. Tuy nhiên, cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt với phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em dưới 1 tuổi và người bệnh tự miễn.

2.2 Giảm lipid máu

Sử dụng rễ Hoàng Kỳ Nam có tác dụng giảm mức cholesterol và triglyceride trong máu, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan.

2.3 Chống viêm, điều hòa hệ miễn dịch

Các hợp chất trong Hoàng Kỳ Nam có khả năng ức chế cytokine gây viêm tại thận và tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ trong các tế bào biểu mô. Nhờ đó, thường xuyên sử dụng hoàng kỳ giúp cơ thể điều hòa hệ miễn dịch, góp phần chống lại các bệnh viêm nhiễm.

2.4 Bảo vệ mô thận

Hoàng kỳ giúp giảm protein niệu, duy trì eGFR ổn định, từ đó hỗ trợ bảo vệ mô thận, kiểm soát huyết áp và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thận mạn tính giai đoạn 4.

Cây Hoàng Kỳ Nam có tác dụng gìTác dụng của hoàng kỳ với người bệnh thận

2.4 Lợi tiểu

Lợi tiểu là một trong những tác dụng của cây hoàng kỳ nam nổi tiếng, được nhiều người biết tới. Theo đó, bệnh nhân mắc bệnh thận sử dụng hoàng kỳ có thể cải thiện đáng kể lượng nước và natri, tăng lượng nước tiểu.

2.5 Dưỡng ẩm

Rễ cây hoàng kỳ trong mỹ phẩm có khả năng giữ ẩm cho da, giúp da mềm mại, mịn màng và giảm tình trạng khô da. Ngoài ra, nếu kiên trì sử dụng, người dùng có thể cảm nhận thấy làn da trở nên sáng, đều màu da và giảm các đốm nâu.

2.6 Kiểm soát huyết áp

Ở liều dùng thấp (5-10g/ngày), hoàng kỳ nam có khả năng làm tăng huyết áp nhẹ, phù hợp với người thấp huyết áp. Ở liều lớn hơn (khoảng 30g/ngày), hoàng kỳ nam giúp duy trì huyết áp ổn định, có thể hỗ trợ điều trị cho người huyết áp cao.

2.7 Làm chậm quá trình xơ hóa

Kết hợp hoàng kỳ và đương quy có tác động điều chỉnh TGF-1, giúp làm chậm quá trình xơ hóa. Từ đó, các triệu chứng bệnh thận mạn tính được kiểm soát tốt hơn (nếu sử dụng đúng cách).

III. Cách sử dụng cây hoàng kỳ nam tại nhà

Có nhiều cách sử dụng hoàng kỳ nam, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và thể trạng của mỗi người. Dưới đây là một số cách phổ biến:

  • Sắc uống:
    • Chuẩn bị: Rửa sạch hoàng kỳ nam, thái lát mỏng.
    • Sắc: Cho hoàng kỳ nam vào nồi, đổ nước ngập thuốc, đun sôi khoảng 10-15 phút rồi hạ lửa đun liu riu khoảng 20-30 phút.
    • Uống: Có thể uống trực tiếp nước thuốc hoặc pha thêm mật ong để dễ uống hơn.
  • Ngâm rượu:
    • Chuẩn bị: Rửa sạch hoàng kỳ nam, thái lát mỏng, phơi khô.
    • Ngâm: Cho hoàng kỳ nam vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng ngập thuốc, đậy kín nắp, ngâm trong khoảng 1-2 tháng.
    • Uống: Mỗi ngày uống 1-2 ly nhỏ trước bữa ăn.
  • Dùng làm gia vị:
    • Hoàng kỳ nam có thể được sử dụng để nấu canh, hầm thịt hoặc làm gia vị cho các món ăn khác.

Cách sử dụng cây hoàng kỳ nam tại nhàCần thận trọng khi sử dụng hoàng kỳ nam

- Một số bài thuốc từ hoàng kỳ nam:

  • Bổ khí, tăng cường sức đề kháng: Hoàng kỳ 10g, táo đỏ 5 quả, kỷ tử 5g, sắc uống hàng ngày.
  • Hoạt huyết, bổ máu: Hoàng kỳ 12g, đương quy 8g, ngưu tất 10g, sắc uống hàng ngày.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh thận: Hoàng kỳ 15g, sơn dược 12g, thục địa 10g, sắc uống hàng ngày.

Cách sử dụng cây hoàng kỳ nam thường là phơi khô, sắc thuốc, pha trà hoặc chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng. Hiện nay, một số loại thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã ứng dụng hoàng kỳ nam ở dạng bào chế dược liệu, chiết xuất để tăng dược tính.

Liều dùng hoàng kỳ nam có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân. Do đó, việc lựa chọn liều lượng phù hợp cần dựa vào tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Đặc biệt, không nên tự ý sử dụng hoàng kỳ nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

III. Tác dụng phụ khi sử dụng hoàng kỳ nam

Mặc dù hoàng kỳ nam là một vị thuốc quý với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc cơ địa không phù hợp, có thể gây ra một số tác dụng phụ.

- Những tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng hoàng kỳ nam:

  • Rối loạn tiêu hóa: dùng quá liều, cơ địa nhạy cảm có thể gặp các vấn đề tiêu hóa (đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy).
  • Mẩn ngứa, nổi mề đay: một số người bị dị ứng với hoàng kỳ nam, biểu hiện qua là các triệu chứng ngứa - nổi mề đay trên da.
  • Tăng huyết áp: Một số trường hợp, hoàng kỳ nam có thể làm tăng huyết áp
  • Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: Hoàng kỳ nam có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, ở những người mắc các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, việc sử dụng khoàng kỳ nam có thể làm tăng tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Tác dụng phụ khi sử dụng hoàng kỳ namNổi mề đay, mẩn ngứa

- Những đối tượng cần thận trọng khi sử dụng hoàng kỳ nam:

  • Phụ nữ có thai và cho con bú: nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao: Cần thận trọng và theo dõi huyết áp thường xuyên.
  • Người bị bệnh gan, thận: Nên thận trọng và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người bị dị ứng với các thành phần của hoàng kỳ nam: không nên sử dụng.

- Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên:

  • Sử dụng đúng liều lượng: tuân thủ đúng liều lượng và cách dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhà thuốc.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
  • Thông báo cho bác sĩ về các bệnh lý đang mắc phải và các loại thuốc đang sử dụng

IV. Lưu ý khi dùng hoàng kỳ nam

Dù khá an toàn với sức khỏe, nhưng sử dụng cây thuốc hoàng kỳ nam trong thời gian dài vẫn có thể gây ra tác dụng phụ như: phát ban, ngứa, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu. Do đó, trong quá trình sử dụng hoàng kỳ nam, bạn cần lưu ý những điều sau:

Lưu ý khi dùng hoàng kỳ namPhụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng hoàng kỳ nam

  • Phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em dưới 3 tuổi, người có bệnh tự miễn dịch, rối loạn chảy máu không nên sử dụng hoàng kỳ nam.
  • Không nên tự ý tăng liều hoặc sử dụng quá nhiều vì có thể dẫn đến tác dụng phụ.
  • Chỉ nên sử dụng hoàng kỳ nam từ 5-15g mỗi ngày, có thể chia thành nhiều lần sử dụng.
  • Không nên sử dụng hoàng kỳ nam liên tục trong thời gian dài. Nên sử dụng theo đợt, mỗi đợt sử dụng khoảng 1-2 tháng, sau đó nghỉ ngơi 1 tháng rồi mới sử dụng tiếp.
  • Uống nhiều nước sau khi sử dụng hoàng kỳ để giúp cơ thể đào thải các chất độc hại.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

Ngoài ra, đừng quên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Nếu nhận thấy bất kỳ vấn đề sức khỏe nào sau khi sử dụng cây hoàng kỳ nam, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời!

Nguồn bài viết: Tổng hợp

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 2024/09/17

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.