Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây huyết đằng - Vị thuốc bách bệnh ít ai biết trong dân gian!

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Huyết đằng dược liệu quý mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe đặc biệt là công dụng bồi bổ khí huyết, cải thiện xương khớp, lợi sữa….Vậy thực tế cây huyết đằng có tác dụng gì? Cách sử dụng ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

cây huyết đằng

Huyết đằng vị thuốc nam quen thuộc trong dân gian 

Thông tin chung về thảo dược huyết đằng 

Tên thường gọi: huyết đằng, huyết rồng, kê huyết đằng, cây cỏ máu, đại hoàng đằng….

Đặc điểm 

Cây huyết đằng là cây gì? Để nhận biết huyết đằng bạn có thể dựa vào một vài đặc điểm hình thái cơ bản sau: 

  • Thân cây: thuộc loại thân dây leo, sống lâu năm do đó cứng chắc giống với thân gỗ. Thân cây có thể dài tới 10m với đường kính trung bình từ 3 - 4cm. Vỏ ngoài thân cây màu nâu nhạt, mặt ngoài xù xì, chặt ngang cây sẽ thấy nhựa màu đỏ chảy ra. 
  • Lá cây: Là dạng lá kép, mỗi cành chỉ có 3 - 9 lá đơn. Lá hình trứng màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn. 
  • Hoa: hoa màu tím tập trung nhiều ở nách lá và được bao quanh bởi lớp lông mịn. 
  • Quả: cây ra quả vào tháng 9 hoặc tháng 10 hàng năm. Hình dáng tương tự quả trứng dài hoặc hình lưỡi liềm và có hạt bên trong quả. 

Thu hái và bảo quản 

Phần thân dây leo là bộ phận được thu hái, sử dụng nhiều nhất ở loại thảo dược này và chúng cũng là nguyên liệu chính trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. 

Thu hái 

Hiện nay, để dùng huyết đằng người ta có thể sử dụng loại dây khô hoặc tươi: 

  • Thu hái tươi: sau khi thu hoạch dược liệu sẽ được rửa sạch, tiếp theo thái mỏng để sử dụng trực tiếp. Cách dùng tùy vào từng mục đích chữa bệnh khác nhau. 
  • Thu hái khô: dây huyết đằng tươi khi lấy về sẽ được ngâm với nước. Thời gian ngâm phụ thuộc vào kích cỡ của từng dây (với dây nhỏ có thể ngâm 2 tiếng nhưng với dây lớn hơn thường sẽ được ngâm trong 3 ngày), sau khi ngâm xong dây huyết đằng sẽ được mang đi rửa sạch. Cắt thành từng lát nhỏ và đem đi phơi khô. 

Bảo quản 

Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát với nhiệt độ phòng phù hợp. Tránh để thảo dược tiếp xúc nhiều với độ ẩm bởi việc này có thể gây ẩm mốc từ đó làm giảm tác dụng của huyết đằng. 

Thành phần hóa học 

Hầu hết dược chất đều tập trung ở phần thân như Daucosterol, 5 Alpha-Stigmastane-3 Beta, Milletol, Licochalcone, 4-tetrahydroxy chalcone, 9-Methoxy Coumestrol, Friedelan-3-Alpha-Ol, Protocatechuic acid…..

Ngoài ra, một vài hợp chất khác được tìm thấy trong vỏ, rễ và quả của cây như Glucozit, Tanin, chất nhựa. 

Hình ảnh cây huyết đằng

Hình ảnh thực tế của cây

Tác dụng cây huyết đằng

Cả đông y và y học hiện đại đều công nhận tác dụng của huyết đằng mang đến cho sức khỏe. Nổi bật trong đó có thể kể tới: 

Đối với y học cổ truyền 

Trong đông y huyết đằng có vị đắng, hơi ngọt, chát, tính ấm mang đến hiệu quả trong việc thông kinh lạc, bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, mạnh gân xương. 

Không những vậy nó còn mang đến nhiều tác dụng khác:

  • Hỗ trợ cải thiện chứng ra mồ hôi trộm, ra mồ hôi chân tay. 
  • Điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới (dành cho chị em kinh nguyệt không đều). 
  • Cải thiện tình trạng tê bì chân tay, đau lưng. 
  • Giúp giảm nhanh tình trạng đau bụng, phong thấp, giun kim…. 

Đối với y học hiện đại 

Bên cạnh đông y, y học hiện đại cũng đã chỉ ra tác dụng của huyết đằng cụ thể: 

  • Làm tăng rAMP trong huyết tương nhờ đó giúp cơ thể tăng khả năng chịu đựng trước tình trạng thiếu oxy. 
  • Giảm nguy cơ đông máu, chống huyết khối.
  • Nước chiết xuất từ cây dược liệu này có thể khiến động mạch giãn nở từ đó thúc đẩy hoạt động lưu thông máu và ngăn ngừa bị nhồi máu cơ tim. 
  • Thanh nhiệt, giải độc, chữa lở loét do nóng trong gây ra. 
  • Ngừa bệnh về xương khớp đặc biệt là tình trạng đau nhức do thay đổi thời tiết. Ngoài ra còn điều trị về bệnh đau lưng, viêm khớp, và phong thấp. 
  • Tăng cường sức khỏe, cải thiện tình trạng thiếu máu lên não, suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt. 
  • Hỗ trợ trong quá trình điều trị vô sinh, viêm tủy xương, u nang buồng trứng, tắc ống dẫn trứng, sỏi đường mật, viêm tủy xương….. 
  • Thêm vào đó nó còn mang đến công dụng ức chế vi khuẩn Streptococcus beta, Staphylococcus aureus, Escherichia coli. 

cây huyết đằng có tác dụng gì

Huyết đằng thảo dược được sử dụng trong cả đông y và tây y 

Các bài thuốc chữa bệnh 

Bài thuốc chữa đau lưng, mỏi gối 

Đau nhức khớp gối, đau lưng là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Để cải thiện tình trạng này người bệnh có thể tham khảo và áp dụng bài thuốc dưới đây: 

Nguyên liệu: 

  • Huyết đằng, sâm nam mỗi vị 16g 
  • Cẩu tích, hương thảo, khoan cân đằng: 12g 

Cách thực hiện: 

  • Cho toàn bộ nguyên liệu vừa chuẩn bị trên sắc cùng 700ml nước lọc. Đun sôi trên lửa vừa khi thuốc cạn còn 300ml tắt bếp. 
  • Chia thuốc thành 3 lần uống mỗi ngày, uống khi còn ấm để đạt công dụng cao nhất. 

Lưu ý: nên duy trì bài thuốc trong vòng 1 tuần tình trạng bệnh sẽ dần ổn định hơn. 

Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp 

Nguyên liệu: 

  • Huyết đằng, cây vòi voi, cây xuyến chi, cây khúc khắc mỗi loại thuốc 16g 
  • Ngưu tất, địa hoàng: 12g 
  • Hồng trúc mỗi, rễ cà gai leo, cây đơn cầu, rễ cúc ảo: 10g 

Cách làm: Rửa sạch vị thuốc trên rồi sắc cùng nước lọc. Uống thuốc mỗi ngày sau thời gian ngắn sẽ thấy bệnh chuyển biến tích cực hơn. 

Bài thuốc chữa bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể 

Nguyên liệu: Cây huyết đằng 200 - 300g + 1 lít rượu trắng. 

Cách thực hiện đơn giản bạn chỉ cần tán nhỏ huyết đằng rồi ngâm cùng rượu trắng. Sau 7 - 10 ngày có thể sử dụng.

>> Tham khảo thêm: Những cây thuốc nam trị thiếu máu não an toàn, lành tính!

Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt, khí huyết hư, hoa mắt, chóng mặt 

Chuẩn bị: 

  • Huyết đằng: 16g 
  • Ích mẫu: 12g 
  • Khương hoàng: 6g 
  • Ngưu kinh: 10g 

Cách thực hiện: Đem sắc toàn bộ nguyên liệu trên, phần nước thuốc thu được chia thành 3 lần uống mỗi ngày, nên uống sau mỗi bữa ăn. 

tác dụng cây huyết đằng

Giúp điều hòa kinh nguyệt ở chị em phụ nữ 

Bài thuốc giúp tăng cân, bồi bổ sức khỏe

Thực hiện bài thuốc này rất đơn giản người bệnh chỉ cần chuẩn bị 100g huyết đằng khô. Sắc với nước 1,5 lít nước lọc, uống hết nước thuốc trong ngày. Duy trì thói quen uống đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy ăn ngon, ngủ sâu giấc và cơ thể khỏe hơn. 

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày 

Đau dạ dày là bệnh phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không chỉ gây đau bụng mà nó còn gây buồn nôn, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu hóa…..Để giảm bớt triệu chứng bệnh bạn có thể tham khảo 1 trong 3 bài thuốc sau: 

Bài thuốc 1

  • Sử dụng 15 - 20g huyết đằng đun sôi và uống thay trà hàng ngày. 

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị huyết đằng ngâm cùng rượu trắng loại 40 độ cồn (số lượng huyết đằng tương ứng với nhu cầu sử dụng của người bệnh). 
  • Để rượu ngâm trong nhiệt độ phòng thoáng mát sau 15 - 20 ngày là có thể sử dụng. 
  • Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần tối đa 10ml. 

Bài thuốc 3 

Chuẩn bị: 

  • Huyết đằng, lôi công thảo khô, hà thủ ô, hắc đại đậu, chính hoài, cam thảo, cườm thảo mỗi vị thuốc 12g. 
  • 16g liêu sâm 

Cách làm: sơ chế rửa sạch thảo dược trên rồi sắc cùng nước lọc. Nước thuốc thu được chia đều thành 3 lần uống hàng ngày. 

Bài thuốc cải thiện đau thần kinh tọa 

Chuẩn bị: 

  • 20g huyết đằng 
  • Hồng hoa, thoát hạch nhân, rễ cỏ xước, khương hoàng mỗi vị thuốc 12g 
  • 10g hạn liên thảo + 4g cam thảo. 

Cách thực hiện: 

  • Sắc nguyên liệu thuốc vừa chuẩn bị cùng với 400ml nước. Chia thuốc thành 2 lần uống mỗi ngày. 
  • Mỗi ngày uống 1 thang để bệnh sớm được cải thiện. 

cây huyết đằng chữa bệnh gì

Giúp nhanh chóng đẩy lùi cơn đau thần kinh tọa gây khó chịu 

Bài thuốc chữa tê thấp 

Cây huyết đằng ngâm rượu là bài thuốc chữa tê thấp khớp được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Để thực hiện bài thuốc bạn có thể làm theo cách sau: 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Huyết đằng, rễ gối hạc, cây mua núi mỗi loại 12g 
  • Dây đau xương, rễ phong kỷ, vỏ thân ngũ gia bì chân chim: 10g. 

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch thảo dược, phơi khô rồi ngâm rượu. 
  • Uống rượu thuốc mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 15 - 25ml. 

Bài thuốc chữa ra mồ hôi tay chân, ra mồ hôi trộm 

Chuẩn bị: 

  • Huyết đằng, đương quy mỗi vị thuốc 16g 
  • Ý dĩ nhân, hoàng kỳ, bạch truật, sa sâm, tỳ giải, hoài sơn, lá lốt, ô tạc cốt, sài hồ, mẫu lệ mỗi loại 12g. 

Sắc toàn bộ thảo dược trên để uống mỗi ngày, sau thời gian ngắn bệnh sẽ chuyển biến tích cực. 

Các lưu ý để sử dụng dược liệu có hiệu quả cao

Để đảm bảo an toàn sức khỏe khi sử dụng cây kê huyết đằng người bệnh cần lưu ý một vài vấn đề sau: 

  • Sử dụng huyết đằng kết hợp với thực phẩm chức năng có thể gây kích ứng hoặc tương tác không tốt cho sức khỏe. 
  • Không dùng thảo dược cho trẻ em hoặc người lớn bị dị ứng với thành phần của thuốc. 
  • Chống chỉ định với phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị nóng trong, người bị chứng khó đông máu hoặc bệnh lý liên quan đến máu. 
  • Huyết đằng đặc trưng bởi tính ấm vì thế sử dụng nhiều có thể gây táo bón, khô cổ họng. 
  • Sử dụng dược liệu khô tuyệt đối không để lẫn tạp chất khác. Bên cạnh đó, không nên sử dụng loại thảo dược bị mốc bởi nó có thể gây ngộ độc. 
  • Dùng thuốc theo hướng dẫn từ bác sĩ đông y, không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc. 
  • Trong suốt quá trình sử dụng nếu thấy có dấu hiệu bất thường nên dừng thuốc và đến ngay bác sĩ để được kiểm tra kịp thời. 

Nhìn chung cây huyết đằng là vị thuốc bách bệnh hiệu quả trong dân gian. Tuy nhiên nó vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro trong quá trình sử dụng nếu người bệnh dùng sai cách hoặc tự ý kết hợp với vị thuốc khác tại nhà. Chính vì thế, trước khi sử dụng huyết đằng tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ không sử dụng bừa bãi tại nhà để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/02/20

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.