Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)
Giỏ hàng
Cây khuynh diệp là loại cây được trồng phổ biến ở nước ta, bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ tỉnh thành nào. Nó mang đến rất nhiều công dụng khác nhau, từ xây dựng, phong thuỷ, y học đến cả lợi ích kinh tế. Hãy cùng Dược Thái Minh tìm hiểu về loài cây này qua bài viết dưới đây.
Cây khuynh diệp hay còn được biết đến với các tên gọi khác như Bạch đàn xanh, cây dầu gió, an thụ. Chúng thuộc họ Myrtaceae (Sim), có tên khoa học là Eucalyptus globulus. Loài cây này có nguồn gốc từ cây bạch đàn Úc, được gieo trồng vào những năm 1950, du nhập vào nước ta và xuất hiện lần đầu tiên ở miền Nam được gọi là cây khuynh diệp vì lá cong như hình lưỡi liềm, mùi thơm như dầu bạc hà.
Cây khuynh diệp là loài cây thân gỗ, có thể đạt đến chiều cao lớn, lên tới hơn 10m. Hệ thống rễ sâu và phát triển mạnh mẽ, giúp nó chịu được nhiều loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau. Tuy nhiên, trong từng điều kiện môi trường, chiều cao có thể dao động chênh lệch.
Lá của cây khuynh diệp thường là màu xanh dày hoặc màu trắng hơi mốc. Trên cành non, lá mọc đối, gần như không có cuống, phiến lá hình bầu dục hoặc hình trứng ngược, sắc lục, mỏng, như có sáp. Cành già lá mọc so le riêng biệt, hình liềm, cuống ngắn và cong, dài từ 15-20cm. Lá có mùi hương đặc trưng, đặc biệt là khi bị nghiền hoặc làm khô.
Vỏ của cây khuynh diệp thường có màu xám và có thể bong tróc, tạo ra các vết nứt và vết sẹo trên thân cây. Cây khuynh diệp sản sinh ra hoa màu trắng hoặc nhạt, thường mọc thành các chùm ở đỉnh của cây. Quả hình chén, phía trên có 4 ngăn, trong chứa ít hạt.
Hình ảnh cây khuynh diệp trong tự nhiên
Cây khuynh diệp phân bố tự nhiên chủ yếu ở vùng đất cao và có khí hậu ôn đới hoặc ôn hòa ở châu Úc, đặc biệt là ở các bang New South Wales, Tasmania và Victoria. Tuy nhiên, do sự phổ biến và giá trị kinh tế của cây, nó cũng đã được du nhập và trồng ở nhiều nơi khác trên thế giới, bao gồm Châu Âu, Bắc Mỹ và một số khu vực ở Châu Á. Vì bộ rễ sâu và ăn rộng, lại mọc nhanh nên có khả năng hút nước trong đất rất mạnh nên thường được trồng ở những nơi vùng lầy, ẩm thấp để cải tạo những vùng này, làm giảm tỷ lệ bệnh sốt rét.
ở Việt Nam, những năm trở lại đây phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc được phát động nên cây bạch đàn được trồng nhiều ở những tỉnh trung du như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên,…
Thu hoạch và chế biến của cây khuynh diệp thường được thực hiện để lấy lá dùng làm thuốc và cất tinh dầu làm thuốc. Một sản phẩm có giá trị cao trong ngành công nghiệp dược phẩm và hóa dược. Dầu khuynh diệp được chiết xuất chủ yếu từ lá, nhưng cũng có thể từ các phần khác của cây như vỏ và nhựa. Quá trình chế biến thường bao gồm các bước như thu hoạch lá cây, sấy khô hoặc xử lý nhiệt để tách dầu, sau đó là quá trình chưng cất để thu được dầu khuynh diệp tinh khiết.
Cây khuynh diệp chứa nhiều hợp chất hoá học, nhưng thành phần chính thường là dầu khuynh diệp. Dầu khuynh diệp là một hỗn hợp phức tạp của các hợp chất có hoạt tính sinh học và y học. Tinh dầu bạch đàn màu vàng nhạt, rất lỏng, mùi thơm, vị lúc đầu mát sau nóng.
Dưới đây là một số thành phần hoá học chính của dầu khuynh diệp:
Đặc điểm hoá học của cây bạch đàn
Trong phong thủy, cây khuynh diệp được cho là mang lại nhiều lợi ích và ý nghĩa tích cực. Dưới đây là một số ý nghĩa phong thủy mà cây khuynh diệp có thể đại diện:
Mùi thơm của lá cây khuynh diệp được tin rằng có thể giúp làm sạch không khí và tạo ra môi trường sạch sẽ, lành mạnh. Do đó, cây này thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe và tạo cảm giác an lành cho người ở gần.
Cây khuynh diệp cũng được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn trong phong thủy. Việc trồng cây này ở nhà hoặc nơi làm việc có thể mang lại sự thành công và tiến bộ trong cuộc sống, công việc.
Ý nghĩa phong thuỷ của cây khuynh diệp
Theo quan điểm phong thủy, cây khuynh diệp cũng có khả năng thanh lọc năng lượng tiêu cực và thu hút năng lượng tích cực, giúp cân bằng và làm sạch không gian xung quanh.
Mùi thơm dễ chịu của cây khuynh diệp được cho là có khả năng giúp giảm căng thẳng, lo lắng và tạo ra một không gian yên bình, thuận lợi cho sự tĩnh tâm và thư giãn.
Có nhiều loài cây khuynh diệp, mỗi loài có đặc điểm riêng biệt về hình dáng, kích thước và môi trường sống. Có khoảng 700 loài, hầu hết trong số đó có nguồn gốc từ Úc. Một số ở New Guinea, Indonesia, Đài Loan và vùng viễn Bắc của Philippines.
Dưới đây là một số loài phổ biến của cây khuynh diệp:
Cây khuynh diệp có tối thiểu 700 loài
Cây khuynh diệp có những tác dụng vô cùng đặc biệt với sức khỏe nếu bạn biết cách sử dụng hợp lý. Hầu hết các đặc tính hữu ích được thể hiện qua tinh dầu ở lá cây.
Dầu khuynh diệp chứa các hợp chất có khả năng kháng khuẩn và chống viêm. Điều này giúp làm sạch và giảm viêm trong đường hô hấp, từ đó giảm triệu chứng của các bệnh như cảm lạnh, viêm họng và viêm phế quản.
Mùi hương của dầu khuynh diệp có thể làm giảm kích thích ho và giảm đau trong trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp.
>> Xem thêm: Top 4 Xịt họng của Nhật an toàn, giá tốt, nhiều người tin dùng
Một số nghiên cứu cho thấy rằng các thành phần trong dầu khuynh diệp có thể kích thích hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, các chiết xuất từ lá khuynh diệp có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn E. Coli và nấm men gây nhiễm trùng.
Mùi hương dầu khuynh diệp có tác động thư giãn lên tâm trạng và hệ thần kinh, giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Lượng oxy lên não được tăng lên tạo cảm giác thoải mái, tiện lợi và sảng khoái.
Cây khuynh diệp với nhiều công dụng dược tính độc đáo
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất trong cây khuynh diệp có thể giúp kiểm soát đường huyết, điều này có thể hỗ trợ trong việc quản lý bệnh tiểu đường và phòng ngừa các biến chứng.
Dầu khuynh diệp có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề về da như mụn trứng cá, eczema và nấm da nhờ vào khả năng kháng khuẩn và chống viêm của nó. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tinh dầu khuynh diệp có hiệu quả chống lại vết phồng rộp, vết cắt, vết loét, vết thương do côn trùng cắn.
>> Xem thêm:
Dầu khuynh diệp có thể giúp giảm viêm và giảm đau trong các trường hợp đau nhức khớp và viêm khớp. Ngoài ra còn chữa lành các cơn đau cơ, khớp hiệu quả. Đặc biệt, tinh dầu chiết xuất từ lá khuynh diệp có khả năng thẩm thấu sâu vào da, giúp kích thích tuần hoàn máu và làm dịu các cơn đau xương khớp.
Khuynh diệp cũng là 1 thành phần có trong sản phẩm Dầu Nóng Khương Thảo Đan, có tác dụng bôi và massage trên da, giúp làm ấm da, góp phần mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu khi sử dụng. Thích hợp cho người cho người đau nhức xương khớp, đau nhức mình mẩy, cảm lạnh, giúp làm ấm cơ thể.
Có thể bạn quan tâm
Nguyên liệu: Chuẩn bị 3 hoặc 5 lá khuynh diệp tươi.
Cách làm: Đem lá đi rửa sạch và cho vào cốc nước sôi hãm trong 5 phút rồi uống trực tiếp. Uống liên tục trong 2-3 ngày để giảm mệt mỏi, lo âu, giúp tinh thần thoải mái.
Nguyên liệu: Một nắm lá khuynh diệp tươi.
Cách dùng: Đem rửa sạch và giã nát. Sau đó vắt lấy nước cốt và thoa đều lên nách sau khi tắm hoặc dùng cả bã chà lên. Thực hiện 1 lần/ngày trong 1 tuần để đạt kết quả như mong muốn.
Sử dụng cây khuynh diệp trong các bài thuốc dân gian
Sử dụng tinh dầu khuynh diệp thoa đều lên cổ họng, ngực và hai bên thái dương. Ngoài ra trong trường hợp không có tinh dầu, người bệnh có thể dùng một nắm lá khuynh diệp kết hợp với 10 nhánh sả đun sôi. Dùng hỗn hợp nước này xông hơi và tắm.
Nguyên liệu: Chuẩn bị một nắm lá khuynh diệp tươi.
Cách làm: Rửa sạch, nấu nước, để nguội bớt và ngâm. Thực hiện thường xuyên và đều đặn 2 – 3 lần trong tuần để giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức do xương khớp gây nên.
Sử dụng 1 – 2 nắm lá khuynh diệp tưới nấu với 1,5 lít nước rồi dùng nước này tắm hàng ngày sẽ giúp giảm ngứa và hết ghẻ.
Khi sử dụng cây khuynh diệp và các sản phẩm liên quan, có một số điều lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
Lưu ý khi sử dụng lá khuynh diệp
Tóm lại, trước khi tự điều trị bằng dầu khuynh diệp hoặc các sản phẩm từ cây khuynh diệp, nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bạn.
Xem thêm: