Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Lá lốt là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Lá lốt là một loại rau quen thuộc, thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Thế nhưng, ít ai biết rằng lá lốt còn có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị nhiều loại bệnh như tổ đỉa, mụn nhọt và các vấn đề về xương khớp. Tuy nhiên, sử dụng quá mức có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.

I. Tổng quan về cây lá lốt

Cây lá lốt (Piper lolot) là thực vật thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Đây là một loại cây thảo, sống lâu năm, thân mềm, mọc bò hoặc leo cao từ 30 - 40cm, có rễ phụ ở các đốt thân. Lá của cây có hình trái tim, màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn và có mùi thơm đặc trưng. Hoa lá lốt mọc thành cụm, quả nhỏ, màu xanh và chứa nhiều hạt.

Lá lốt thường mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, ven sông, bờ ao, và trong các khu vườn nhà. Cây phát triển mạnh ở những vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây lá lốt thường được tìm thấy ở khắp các tỉnh phía Bắc.

Hình ảnh cây lá lốt ngoài đời

Các bộ phận của cây lá lốt được sử dụng làm thuốc bao gồm lá, thân và rễ. Theo đó, lá của cây thường được sử dụng dưới dạng tươi hoặc khô để làm thuốc uống hoặc đắp ngoài. Thân và rễ lá lốt thường được thu hái, rửa sạch và phơi khô để sử dụng dần.

Trung bình, 100g lá lốt chứa nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, bao gồm: Năng lượng: 39 kcal; Nước: 86,5g; Protein: 4,3g; Chất xơ: 2,5g; Canxi: 260mg; Photpho: 980mg; Sắt: 4,1mg và vitamin C: 34mg.

II. Tác dụng của cây lá lốt

Theo Đông Y, lá lốt có vị cay, tính ấm, quy vào kinh tỳ, vị, can. Nhờ những đặc tính này, cây lá lốt mang lại nhiều công dụng quý giá cho sức khỏe, bao gồm: ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống), tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài), chỉ thống (giảm đau), yêu cước thống (đau lưng, đau chân), trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu,...

Do đó, công dụng của lá lốt thường được phát huy trong điều trị chứng phong, hàn, thấp, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, nôn mửa,... Cụ thể:

2.1 Chữa xương khớp

Các hoạt chất trong lá lốt giúp giảm viêm, giảm đau hiệu quả, hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm khớp, thoái hóa khớp, gout,... Do đó, sử dụng lá lốt giúp khớp linh hoạt hơn, dễ dàng vận động.

Tác dụng của cây lá lốt trong trị đau nhức xương khớp được áp dụng trong bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị: 20g lá lốt tươi
  • Thực hiện: Rửa sạch, cho vào nồi cùng 2 bát nước. Sắc thuốc cho đến khi còn lại nửa bát. Uống ấm sau bữa tối. Duy trì liên tục trong 10 ngày để thấy hiệu quả.

2.2 Trị viêm tinh hoàn

Lá lốt có tác dụng có tính kháng viêm, giúp giảm viêm, sưng và giảm đau do viêm tinh hoàn gây ra.

  • Chuẩn bị: 12g lá lốt, 10g trần bì, 6g phòng sâm, 21g sinh khương, 12g lệ chi, 12g bạch truật, 10g bạch linh, 5g hoàn kỳ, 6g sơn thù và 4g cam thảo.
  • Thực hiện: Rửa sạch, nấu tất cả nguyên liệu cùng 600ml nước đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Chia hỗn hợp ra thành 2 (sáng - tối), uống hết trong ngày.

Trị viêm tinh toàn là tác dụng của lá lốt với đàn ông

2.3 Chữa đau răng

Chữa đau răng bằng lá lốt là phương pháp dân gian được lưu truyền từ xưa đến nay. Cách này được thực hiện rất nhanh chóng mà không cần tốn quá nhiều chi phí. 

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi, ½ muỗng muối
  • Thực hiện: Rửa sạch lá lốt, đun sôi cùng 700ml nước rồi cho muối vào. Tắt bếp sau 3 phút và đợi cho nước nguội. Cho nước lá lốt vào lọ thủy tinh, bảo quản trong tủ lạnh. Trước khi đi ngủ, súc miệng với nước lá lốt khoảng 4 - 5 phút.

2.4 Trị mụn nhọt

Dành cho ai chưa biết xông lá lốt có tác dụng gì, đó chính là trị mụn nhọt.

Để sử dụng lá lốt trị mụn, bạn chỉ cần lấy một nắm lá lốt tươi, rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi rồi xông mặt trong khoảng 10-15 phút. Sau đó, bạn có thể dùng nước lá lốt đã nguội để rửa mặt hoặc đắp mặt nạ. Thực hiện đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ thấy tình trạng mụn nhọt được cải thiện rõ rệt.

>> Xem thêm: Những bài thuốc dân gian chữa thủy đậu an toàn, hiệu quả tại nhà

2.5 Giải cảm

Công dụng của lá lốt còn được thể hiện qua giải cảm, giảm ho, sổ mũi, đau đầu. 

  • Chuẩn bị: 20 lá lốt, 2g gừng, 5 nhánh hành hương, 1 tép tỏi, nửa củ hành tây, 1 nắm gạo và gia vị
  • Thực hiện: Cho gạo vào nấu cháo như bình thường, đến khi gạo nở thì cho tất cả dược liệu vào, khuấy đều trong 1 phút rồi ăn khi còn nóng. 

2.6 Chữa giãn tĩnh mạch

Lá lốt chữa giãn tĩnh mạch là câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi “lá lốt ngâm chân có tác dụng gì”. Sở dĩ, lá lốt giúp co các tĩnh mạch, cải thiện tình trạng ứ trệ máu, từ đó giảm nguy cơ giãn tĩnh mạch hiệu quả.

  • Chuẩn bị: 20g lá lốt tươi
  • Thực hiện: Rửa sạch lá lốt, đun sôi cùng 1 lít nước rồi tắt bếp. Ngâm chân trong nước lá lốt ấm khoảng 20 phút. Nên thực hiện mỗi ngày 1 - 2 lần, tốt nhất là trước khi đi ngủ.

Lá lốt ngâm chân giúp giảm giãn tĩnh mạch đáng kể

2.7 Chữa tổ đỉa

Để chữa tổ đỉa ở bàn tay, bạn có thể tham khảo bài thuốc từ cây lá lốt như sau:

  • Chuẩn bị: 20g lá lốt
  • Thực hiện: Rửa sạch, giã nát lá lốt rồi vắt lấy nước cốt uống trong ngày. Đun sôi phần bã lá lốt cùng 3 chén nước, sau đó tách riêng nước và bã. Ngâm rửa nhẹ nhàng vùng da bị tổ đỉa trong nước, đắp bã lá lốt lên vết thương.

2.8 Chữa ra mồ hôi chân tay

Ăn lá lốt có tác dụng gì? Nếu thường xuyên ăn lá lốt, bạn sẽ thấy mồ hôi chân tay được cải thiện đáng kể.

  • Chuẩn bị: 20g lá lốt
  • Thực hiện: Rửa sạch lá lốt, thái nhỏ rồi đem sao vào hạ thổ. Cho lá lốt đã sao vàng vào nồi, đổ thêm 3 bát nước. Đun sôi nước, sau đó hạ lửa nhỏ và sắc thuốc trong khoảng 30 phút. Khi nước sắc còn lại 1 bát thì tắt bếp, chia thành 2 phần bằng nhau, uống hết trong ngày.

2.9 Chữa phù thũng do suy thận

Uống lá lốt thường xuyên giúp tăng cường chức năng thận, từ đó tăng cường bài tiết nước tiểu, giảm tình trạng phù thũng do suy thận.

  • Chuẩn bị: 20g lá lốt, 10g mã đề, 10g rễ tầm gai, 10g lá đa long, 10g cà gai leo và 10g rễ mỏ quạ.
  • Thực hiện: Rửa sạch rồi dùng tất cả các dược liệu nấu cùng 500ml nước cho đến khi còn 150ml thì tắt bếp, uống hết trong ngày. Nên áp dụng liên tục từ 3-5 ngày để cải thiện triệu chứng.

2.10 Chữa viêm phụ khoa

Để trả lời cho câu hỏi “xông lá lốt vùng kín có tác dụng gì”, hãy nhìn vào công dụng chữa viêm phụ khoa của chúng.

  • Chuẩn bị: 20g phèn chua, 50g lá lốt, 40g nghệ.
  • Thực hiện: Rửa sạch, cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ ngập nước và đun trong 20 phút để các tinh chất tan hết trong nước. Tiến hành xông âm đạo trong 10 phút, rồi rửa âm đạo bằng hỗn hợp đã nguội.

2.11 Chữa bệnh trĩ

Lá lốt có tính kháng viêm, giảm đau, giúp giảm sưng, đau do trĩ gây ra. Dưới đây là bài thuốc dân gian chữa trĩ bằng lá lốt được nhiều người áp dụng:

Người bệnh trĩ nên ngâm rửa bằng lá lốt thường xuyên

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt, 1 nắm lá trầu không.
  • Thực hiện: Rửa sạch. ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn, sau đó đun sôi với nước khoảng 10 phút. Mở nắp cho bớt hơi nóng rồi ngồi xông khoảng 10 – 15 phút. Hoặc, bạn có thể đợi cho nước ấm rồi ngâm hậu môn khoảng 10 – 15 phút. Cuối cùng, thấm nước bằng khăn sạch, lau khô nhẹ nhàng.

Piper lolot được chiết xuất từ lá lốt và được ứng dụng trong viên uống cotripro. CotriPro có công dụng hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, giảm các triệu chứng của trĩ.

Có thể bạn quan tâm

TPBVSK Viên Uống CotriPro

135.000đ

Hộp 20 viên

4.9 / 1203 đánh giá

Gel Bôi CotriPro

290.000đ

Tuýp 25gr

4.9 / 1762 đánh giá

Combo 2 Tuýp Gel Bôi CotriPro

580.000đ

Combo 2 Tuýp 25gr

Combo Trải Nghiệm CotriPro (1 Tuýp Gel + 2 Hộp Viên)

560.000đ

1 tuýp gel 25gr + 2 hộp 20 viên

Combo Nửa Tháng CotriPro (1 Tuýp Gel + 4 Hộp Viên)

830.000đ

1 tuýp gel 25gr + 4 hộp 20 viên

||Xem thêm: 5+ kem bôi trĩ của nhật giảm ngứa ngáy, khó chịu

2.12 Điều trị rắn cắn, say nấm

Bài thuốc từ lá lốt trị rắn cắn, say nấm giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh chóng.

  • Chuẩn bị: 20g lá lốt, 50g lá khế, 50g lá đậu ván trắng.
  • Thực hiện: Rửa sạch, giã nát các nguyên liệu, cho thêm ít nước. Cho người bệnh uống nhằm kéo dài thời gian trong khi đưa đến bệnh viện. 

2.13 Chữa đau bụng

Công dụng của cây lá lốt giúp cải thiện tình trạng đau bụng nhờ giảm co thắt cơ trơn ruột. 

  • Chuẩn bị: 20g lá lốt
  • Thực hiện: Rửa thật sạch nguyên liệu, sau đó cho vào nồi nấu với 300ml nước cho đến khi còn 100ml thì tắt bếp. Chia thành 2 phần rồi dùng hết trong ngày.

2.14 Điều trị viêm xoang

Sử dụng nước muối sinh lý và lá lốt hỗ trợ điều trị viêm xoang hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện.

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi, nước muối sinh lý
  • Thực hiện: Rửa sạch lá lốt, xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Pha loãng nước cốt lá lốt với nước muối sinh lý theo tỷ lệ 1:1, sau đó nhỏ 2-3 giọt hỗn hợp vào mỗi bên mũi, ngày 2-3 lần.

Ngoài ra, cây lá lốt còn được biết đến với công dụng hỗ trợ tăng khả năng hồi phục khớp và giảm nguy cơ thoái hóa khớp. Lá lốt có chứa nhiều hoạt chất chống viêm và giảm đau, giúp cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe khớp. Trong công thức của sản phẩm Dưỡng Khớp Thái Minh, lá lốt được ứng dụng để phát huy tối đa những lợi ích này. Sản phẩm không chỉ giúp giảm các triệu chứng đau nhức, viêm khớp mà còn hỗ trợ tái tạo sụn khớp và ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả. Nhờ vào sự kết hợp tinh tế của lá lốt và các thành phần khác, Dưỡng Khớp Thái Minh mang lại giải pháp toàn diện cho sức khỏe xương khớp, giúp người dùng duy trì sự linh hoạt và chất lượng cuộc sống tốt hơn.

III. Tác hại của lá lốt

Mặc dù lá lốt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng sai cách,chúng có thể gây ra một số tác hại sau:

  • Nóng trong người: Lá lốt có tính ấm, do đó sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng nóng trong người, nổi mụn nhọt, táo bón, mất ngủ,...
  • Gây hại cho phụ nữ mang thai: Lá lốt có thể gây co thắt tử cung, ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng lá lốt.
  • Loãng máu: Ăn quá 100g lá lốt/ngày có thể gặp một số vấn đề về máu, đặc biệt là loãng máu. 
  • Kích ứng da: Lá lốt có thể gây kích ứng da ở một số người, đặc biệt là những người có da nhạy cảm.
  • Gây ra các tác dụng phụ khác: Sử dụng lá lốt quá liều có thể dẫn đến các tác dụng phụ khác như buồn nôn, tiêu chảy,...

Cần cẩn trọng khi sử dụng lá lốt

IV. Lưu ý khi dùng lá lốt

Để đảm bảo an toàn sức khỏe khi sử dụng lá lốt, bạn cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

  • Nên sử dụng lá lốt với lượng vừa phải, không nên dùng quá nhiều (<20g lá tươi hoặc 5g lá khô).
  • Sử dụng lá lốt liên tục trong thời gian dài cũng có thể gây ra tác hại. Nên sử dụng lá lốt theo đợt, xen kẽ với các loại thực phẩm khác để đảm bảo an toàn.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em dưới 6 tháng tuổi và người có bệnh lý về máu nên hạn chế sử dụng lá lốt.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em dưới 6 tháng tuổi nên hạn chế sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Người có bệnh lý về máu như hemophilia, máu khó đông, cơ địa dị ứng,... cũng nên hạn chế sử dụng lá lốt vì có thể làm loãng máu, ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
  • Khi sử dụng lá lốt để xông mũi, đắp trực tiếp hoặc nhỏ mũi, cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ và vùng da trước khi sử dụng.
  • Không sử dụng lá lốt đã bị dập nát, úa hôi vì có thể chứa vi khuẩn gây hại.
  • Khi sử dụng lá lốt để hỗ trợ điều trị bệnh, cần kết hợp với các biện pháp điều trị khác theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

V. Một số câu hỏi thường gặp về lá lốt

Để hiểu rõ hơn về lá lốt, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp có thể bạn sẽ quan tâm:

- Suy thận có ăn được lá lốt không?

Theo các chuyên gia y tế, người suy thận nên hạn chế ăn lá lốt. Lá lốt có chứa hàm lượng kali cao, có thể gây tăng kali máu, ảnh hưởng đến sức khỏe người suy thận.

- Mẹ bầu ăn lá lốt được không?

Hiện nay, chưa có thông tin khoa học nào khẳng định mẹ bầu không nên ăn lá lốt. Tuy nhiên, do mang thai là giai đoạn nhạy cảm, cơ thể có nhiều thay đổi và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, nên mẹ bầu cần cẩn trọng khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào, bao gồm cả lá lốt.

Mẹ bầu vẫn ăn được lá lốt nhưng cần thận trọng

- Ăn lá lốt có mất sữa không?

Một số quan điểm dân gian cho rằng, tính ấm của lá lốt có thể ảnh hưởng đến sự sản xuất hormone prolactin, hormone đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sữa mẹ. Do đó, ăn lá lốt có thể dẫn đến tình trạng thiếu sữa hoặc mất sữa ở phụ nữ sau sinh. 

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc ăn lá lốt có thể dẫn đến mất sữa mẹ.

- Sau sinh ăn lá lốt được không?

Về mặt y học, sau sinh hoàn toàn có thể ăn lá lốt. Lá lốt có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe sau sinh như: làm ấm cơ thể, giảm đau nhức, kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.

Tuy nhiên, mẹ bỉm chỉ nên ăn với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường sau khi ăn lá lốt, cần ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

- Lá lốt kiêng ăn với gì?

Để hiểu rõ lá lốt kỵ với gì, ta cần xét đến tính ấm, vị nồng của chúng theo Y học cổ truyền. Do đó, lá lốt kiêng ăn với một số thực phẩm sau:

  • Cá chép: Ăn lá lốt cùng cá chép có thể gây ngộ độc.
  • Rau muống: Ăn lá lốt cùng rau muống có thể làm giảm tác dụng của cả hai loại thực phẩm.
  • Thịt chó: Ăn lá lốt cùng thịt chó có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
  • Rau đay: Rau đay có tính hàn, ăn cùng lá lốt có thể gây lạnh bụng.
  • Thịt dê: Thịt dê có tính nóng, ăn cùng lá lốt có thể làm tăng tính nóng trong cơ thể.
  • Trứng gà: Trứng gà có tính hàn, ăn cùng lá lốt có thể làm giảm tác dụng của lá lốt.

Tuy nhiên, những thông tin kiêng kỵ này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân gian và chưa được kiểm chứng bởi khoa học. Do đó, bạn có thể cân nhắc việc kiêng kỵ tùy theo cơ địa và sức khỏe của bản thân.

Nhìn chung, lá lốt là một loại cây quý với nhiều công dụng chữa bệnh nhưng cần sử dụng một cách hợp lý, đúng liều lượng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Trên đây là những thông tin về lá lốt mà Dược Thái Minh muốn cung cấp cho bạn, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn, cảm ơn bạn đã đón đọc, chúc bạn sức khỏe!

Nguồn bài viết: Tổng hợp

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 2024/07/10

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.

Các sản phẩm liên quan

TPBVSK Viên Uống CotriPro

135.000đ

Hộp 20 viên

4.9 / 1203 đánh giá

Gel Bôi CotriPro

290.000đ

Tuýp 25gr

4.9 / 1762 đánh giá

Combo 2 Tuýp Gel Bôi CotriPro

580.000đ

Combo 2 Tuýp 25gr

Combo Trải Nghiệm CotriPro (1 Tuýp Gel + 2 Hộp Viên)

560.000đ

1 tuýp gel 25gr + 2 hộp 20 viên

Combo Nửa Tháng CotriPro (1 Tuýp Gel + 4 Hộp Viên)

830.000đ

1 tuýp gel 25gr + 4 hộp 20 viên