Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây lá tiết dê: Đặc điểm, tác dụng và 5 bài thuốc "Đơn Giản Mà Hiệu Quả"

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Lại Văn Việt

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Công nghiệp dược

Cây lá tiết dê là dược liệu được các chuyên gia Đông y đánh giá cao về khả năng điều trị bệnh. Vậy cây tiết dê là cây gì? Tác dụng của nó ra sao?

 Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Tổng quan chi tiết về cây lá tiết dê

Tổng quan chi tiết về cây lá tiết dê

Mô tả cây lá tiết dê

  • Tên gọi khác: Cây mối tròn, cây mối nám, hồ đẳng, sâm nam.
  • Tên khoa học: Cissampelos pareira L.
  • Họ: Tiết dê (Menispermaceae)

Đặc điểm nhận biết

  • Cây tiết dê là thân dây leo, có nhiều lông mịn bao phủ trên thân và cành. 
  • Lá tiết dê hình tim, mọc so le nhau, cuống lá dài, mặt dưới lá có lông mịn. 
  • Hoa mọc thành cụm từ kẽ lá, phân biệt rõ cụm hoa đực và hoa cái. Cụm hoa đực mọc thành ngù, có cuống. Các cụm hoa cái mọc thành xim, không cuống.
  • Quả Tiết Dê có dạng hình cầu dẹt, màu đỏ với lông xám, đường kính khoảng 5mm.

Hình ảnh cây lá tiết dê (Cissampelos pareira L.)

Hình ảnh cây lá tiết dê (Cissampelos pareira L.)

Khu vực phân bố

Cây tiết dê được phân bố chủ yếu ở châu Phi, châu Á nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta, cây thường mọc hoang ở bìa rừng và những đồi cây bụi ở phiến non.

Thu hái và chế biến

Theo Đông y, bộ phận được sử dụng làm thuốc ở cây tiết dê bao gồm lá, thân và rễ. Tuy nhiên, lá tiết dê vẫn là bộ phận được sử dụng phổ biến hơn.

  • Đối với phần lá tiết dê, sau khi thu hoạch họ sẽ nhặt lấy những phần lá tươi rồi sơ chế, đem vò nát để lọc lấy nước.
  • Với phần rễ và thân cây, họ sẽ đem phơi khô hoặc sao vàng để sắc thành thuốc uống dần.

Để dược liệu được bảo quản tốt nhất, sau khi sơ chế sẽ được đóng gói kỹ lưỡng và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để tránh tình trạng ẩm mốc.

Cây tiết dê được sơ chế, phơi khô làm thành dược liệu

Cây tiết dê được sơ chế, phơi khô làm thành dược liệu

Thành phần hoá học

Trải qua nhiều quá trình phân tích, tách chiết và nghiên cứu, các chuyên gia đã chỉ ra rằng trong cây lá tiết dê có chứa nhiều thành phần hoá học mang tính dược liệu như:

  • Chất nhầy (phần lá)
  • Hayatinin
  • Quexitol
  • Deyamitin
  • Hayatin
  • Sterol

Tác dụng của lá tiết dê

Theo y học cổ truyền

Trong Đông y, lá tiết dê có vị ngọt đắng, tính mát, quy vào 2 kinh thận và tỳ, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, lợi tiểu, chống phù nề, chữa sỏi thận, tăng cường chức năng tiêu hoá, chữa táo bón, kiết lỵ…

Theo y học hiện đại

Chữa bệnh nóng trong

Cây lá tiết dê được sử dụng phổ biến trong đời sống hiện đại. Đặc biệt, nhiều người lựa chọn sử dụng nó để chế biến các loại thạch thanh mát, giúp giải khát và hạ nhiệt hiệu quả. Thạch được làm từ loại cây này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì vậy, nó được xem như một nguyên liệu hoàn hảo trong việc chế biến các món ăn ngon và bổ dưỡng.

Lá tiết dê được chế biến thành món thạch tươi mát giải nhiệt

Lá tiết dê được chế biến thành món thạch tươi mát giải nhiệt

Chữa bệnh khó tiêu, giảm sốt

Cây tiết dê được biết đến với khả năng hỗ trợ điều trị tiểu tiện khó và hạ sốt nhờ vào các thành phần có lợi cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là các hoạt chất có tính chất làm mát cơ thể, giúp thanh nhiệt. Do đó, cây được sử dụng như một phương thuốc dân gian hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng khó tiêu và hạ sốt. Vì vậy, nhiều người thường thu hái các bộ phận của cây phơi khô để làm thuốc.

Hỗ trợ trị bệnh thuỷ đậu

Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella-zoster gây ra, thường gặp ở trẻ em. Nhằm giúp người bệnh mau khỏi và giảm thiểu nguy cơ di chứng, ngành y học không ngừng nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả. Trong đó, dược liệu "tiết dê" nổi lên như một giải pháp tiềm năng với nhiều ưu điểm.

Theo nhiều nghiên cứu, các thành phần trong cây tiết dê có khả năng ức chế sự phát triển của virus varicella zoster - nguyên nhân gây bệnh thủy đậu, đồng thời giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu và rút ngắn thời gian điều trị. Vì vậy, cây tiết dê được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các loại thuốc hỗ trợ điều trị thủy đậu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, cần kết hợp với việc điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu.

>> Cây Thòng Bong và tác dụng trị bệnh đường tiết niệu ít người biết

Một số bài thuốc trị bệnh từ cây lá tiết dê

Điều trị tiểu tiện khó, sốt, lỵ

Nguyên liệu: 50g lá tiết dê tươi.

Cách thực hiện: 

  • Lấy lá tiết dê rửa sạch, vò nát rồi thêm 1 ít nước chín nguội.
  • Vắt lấy nước cốt, để một lúc cho nước đông lại rồi uống.
  • Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 40 - 100g lá tiết dê tươi.

Trị chậm tiêu và đau bụng

Nguyên liệu: 4 phần rễ tiết dê, 5 phần hạt tiêu, 6 phần củ gừng khô.

Cách thực hiện:

  • Trộn hết nguyên liệu trên với mật ong rồi làm thành viên hoàn.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 0,2 - 0,3g.

Hỗ trợ điều trị thuỷ đậu

Nguyên liệu: 20g lá tiết dê, 20g lá bồ ngót, 20g rau má, 20g lá diếp cá, 15g lá rau bát, 15g bông mã đề, 10g lá quỳnh châu, 10g lá mặt trăng, 8g lá bạc thau, 5g lá đào tiên, 5g lá dâm bụt.

Cách thực hiện:

  • Lấy hết nguyên liệu đem vò cùng 1 lít nước.
  • Đun sôi nước đó lên, lọc bỏ bã và lấy nước cốt.
  • Dùng uống mỗi ngày 1 lần và duy trì liên tục trong 3 - 4 ngày.

Chữa mụn nhọt

Nguyên liệu: Lá tiết dê, măng tre non, lá thầu dầu tía lấy 1 lượng bằng nhau.

Cách thực hiện:

  • Lấy tất cả nguyên liệu trên đem rửa sạch.
  • Thêm vài hạt muối rồi giã nát.
  • Đắp trực tiếp lá lên vùng da bị mụn, mỗi ngày 1 lần.

Chữa huyết ứ, sưng đau do ngã

Nguyên liệu: 12g lá tiết dê, 16g hoa mộc miên, 16g rễ si, 12g dây tơ hồng, 12g cỏ nhọ nồi, 12g rễ phục sinh, 12g rễ tục đoan, 12 lá bồ công anh, 8g kê huyết đằng, 8g hoài sơn.

Cách thực hiện: 

  • Đem hết dược liệu tán nhỏ rồi phơi khô.
  • Lấy sắc thành nước uống.
  • Thực hiện liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày 2 lần trước mỗi bữa sáng và tối.

Những lưu ý khi sử dụng cây lá tiết dê

Mặc dù cây lá tiết dê mang lại một số công dụng trị bệnh nhất định. Tuy nhiên, các bài thuốc từ lá tiết dê có thể gây ra các phản ứng ngược nếu người bệnh bị dị ứng với thành phần của thuốc. Vì vậy, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ theo một số điều sau đây:

  • Các bài thuốc từ lá cây tiết dê chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Phụ nữ có thai, đang trong giai đoạn cho con bú nên cẩn trọng khi dùng lá tiết dê.
  • Cần kết hợp sử dụng lá tiết dê với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và khoa học.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về loài cây lá tiết dê. Hy vọng rằng, với những thông tin hữu ích trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này và có ứng dụng hiệu quả vào việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/06/29

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.