Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây lá vối là cây gì? Bỏ túi ngay 5+ bài thuốc hiệu quả áp dụng ngay!

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Bên cạnh trà xanh là thức uống truyền thống của người Việt Nam thì lá vối đang dần được sử dụng rộng rãi đặc biệt với mục đích giải nhiệt ngày hè. Tuy nhiên ít ai biết rằng nó còn là “dược liệu” quý trong dân gian với hàng loạt công dụng chữa bệnh khác nhau. Về để hiểu rõ về công dụng đó hãy cùng theo dõi được tổng hợp trong bài viết sau.  

lá vốiNước lá vối là thức uống ngày hè với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe 

Đặc điểm của cây lá vối 

Tên thường gọi: lá vối 

Tên gọi khác trong dân gian: cây trâm nắp, mạn kinh tử 

Tên khoa học: Cleistocalyx Operculatus

Là cây thực vật gỗ cỡ vừa, chiều cao trung bình của cây từ 5 - 6m. Lá màu xanh nhạt, có đốm màu nâu, phiến lá dày và hơi cứng. Hoa màu xanh lục nhạt hầu như không có cuống, quả hình cầu, đường kính 7 - 12mm, có màu tím khi chín và bên trong quả có chứa nhiều dịch. 

Với mùi thơm dễ chịu do đó nó thường được đun lấy nước uống. Không những thế nó còn được sử dụng làm dược liệu trong nhiều bài thuốc bởi trong thành phần có chứa nhiều dược liệu quý có thể kể tới như: 

  • Tamin, vitamin, một số loại khoáng chất và 4% tinh dầu. 
  • Beta – Sitosterol có thể chuyển hóa thành cholesterol giúp cải thiện tình trạng mỡ trong máu. 
  • Cùng với đó là các hoạt chất hóa học khác: tanin catechic, sterol, gallic, chất béo, acid triterpenic (có chứa trong nụ và lá vối). 

Liều lượng và cách dùng 

Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào nhu cầu cũng như mục đích sử dụng của từng người. 

Cách dùng phổ biến: 

  • Sắc lá vối đặc nhằm sát trùng vết thương, vệ sinh vùng da bị mụn - ghẻ lở, sát trùng, thay thế cho thuốc kháng sinh. 
  • Lá, thân, nụ được sử dụng trong bài thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, mụn nhọt, tiêu chảy, mụn nhọt, kiết lỵ, viêm đại tràng mãn tính. 
  • Hãm lá vối như lá trà uống khi ấm, bên cạnh đó bạn cũng có thể hãm lá cùng với lá bạch đàn, hoắc hương để cải thiện hoạt động tiêu hóa. 
  • Sử dụng dược liệu dưới dạng siro để chữa bệnh phong thấp.

lá vối có tác dụng gìHình ảnh cây lá vối  

Tác dụng của lá vối 

Lá vối có tác dụng gì? Không chỉ là thức uống giải khát ngày hè nó còn được chứng minh về công dụng trong cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại, cụ thể: 

Xét về đông y 

Theo đông y, lá vối đặc trưng bởi vị hơi đắng, tính hàn mang đến công dụng lọc máu, thanh lọc cơ thể, trị bệnh phong thấp. Phần độc tố nhẹ có chứa trong lá vối còn giúp sát trùng, thanh nhiệt, điều hòa hoạt động bàng quang, gan, phổi. 

Bên cạnh đó, nước lá vối sau khi đun còn có tác dụng chống viêm, tiêu đờm, giúp ổn định huyết áp do nóng gan. Vì vậy, uống nước lá này mỗi ngày sẽ hỗ trợ điều hòa thân nhiệt, làm giảm mỡ trong máu, chữa cảm nắng…. 

Xét về dược lý 

  • Tốt cho hệ tiêu hóa: hoạt chất tanin có chứa trong thành phần của lá giúp kháng khuẩn, bảo vệ niêm mạc ruột khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại. 
  • Giúp đảo ngược sự phát triển của các tế bào ung thư nhờ vào hoạt chất Polyphenol 
  • Hỗ trợ kháng khuẩn: trong nụ vối và lá vối có đều chứa kháng sinh thực vật giúp nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Chính vì công dụng này nên lá được ứng dụng nhiều để chữa bệnh viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng, mụn nhọt, viêm da….

>> Xem thêm:

Các bài thuốc dân gian hiệu quả từ lá vối

Chữa viêm đại tràng mạn tính 

Nếu đang đối diện với viêm đại tràng cùng với đó là triệu chứng khó chịu như đau bụng, đi ngoài phân sống…..Để sớm đẩy lùi tình trạng trên người bệnh có thể uống nước lá vối hàng ngày theo cách làm đơn giản sau: 

  • Chuẩn bị 200g lá vối tươi, rửa sạch, vò nát lá hãm cũng 2 lít nước 
  • Ngâm nước lá trong vòng 1 tiếng là có thể uống, có thể uống thay trà hàng ngày 

Bài thuốc giảm mỡ trong máu 

Nguyên liệu cần dùng gồm 15 - 20g nụ vối hãm lấy nước uống hàng ngày. Hoặc người bệnh có thể đun nước đặc rồi chia thành 3 lần uống trong ngày, thực hiện liên tục để kiểm chứng độ hiệu quả. 

cây lá vốiUống nước lá vối thường xuyên sẽ giúp cải thiện mỡ trong máu 

Bài thuốc chữa tiêu chảy 

Bài thuốc 1: 

Nguyên liệu: 

  • 100g vỏ thân cây gối 
  • Lá ớt tươi, lá phèn đen, vỏ thân cây sung mỗi loại 100g 
  • Vỏ cây đại, hạt vải mỗi thứ 50g 
  • 30g quế 

Cách thực hiện: 

  • Sấy khô toàn bộ dược liệu trên rồi tán thành bột mịn. 
  • Luyện bột thành hồ sau đó viên thành từng viên thuốc vừa uống. 
  • Mỗi ngày uống tối đa 12g thuốc và chia đều làm 2 lần uống. 

Bài thuốc 2: 

Nguyên liệu: 

  • 3 cái lá vối 
  • 8g vỏ ổi rộp 
  • 10g chuối tiêu

Cách làm đơn giản người bệnh chỉ cần thái nhỏ thảo dược, phơi khô rồi sắc cùng 400ml nước. Đun trên lửa vừa đến khi thuốc cạn còn 100ml có thể tắt bếp và sử dụng. Nước thuốc thu được chia đều thành 2 lần uống trong ngày, áp dụng liên tục 2 - 3 ngày sẽ thấy bệnh dần cải thiện.

>> Xem thêm: Cây vòi voi: Đặc điểm, công dụng và bài thuốc

Bài thuốc cải thiện lạnh bụng, mệt mỏi trong người 

Chuẩn bị: 

  • Lá vối khô, trần bị mỗi vị 16g 
  • 8g cam thảo 

Cách làm:

  • Đem nguyên liệu trên đi tán thành bột mịn. Sắc thuốc cùng 3 lát gừng tươi hoặc pha 25 - 30g bột thuốc với nước ấm để uống mỗi ngày. 

hình ảnh cây lá vốiUống lá vối với liều lượng phù hợp để tránh tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe 

Bổ sung sữa cho mẹ bầu 

Để lợi sữa ngay từ đầu thai kỳ mẹ bầu có thể uống nước vối giống như uống trà bởi thành phần hoạt chất trong lá vối có tác dụng bổ sung sức khỏe, tăng cường chức năng tuyến sữa đặc biệt không gây bất cứ ảnh hưởng nào đến sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Chữa vàng da 

Cần dùng 200g rễ hoặc thân cây vối sắc lấy nước uống hàng ngày. 

Ngoài ra khi uống nước sắc từ lá vối mỗi ngày còn giúp lợi tiểu, giải độc, cải thiện bệnh tiểu đường, chữa gout, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa cho phụ nữ mang thai….

>> Tìm hiểu ngay: Cây tai chuột - Dược liệu độc đáo với công dụng bất ngờ

Lưu ý khi sử dụng lá vối 

Lá vối sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nếu được phơi khô hoặc ủ trước khi hãm nước bằng lá tươi. Nhưng nếu uống quá nhiều nước lá này có thể làm tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong cơ thể bởi công dụng kháng khuẩn và kháng viêm của chúng khá mạnh. Chính vì thế nếu uống giải khát bạn chỉ nên uống với liều lượng vừa phải. 

Thêm vào đó, lá vối không phù hợp với người có thể lực yếu, người quá gầy, người bị suy nhược cơ thể hoặc hay bị ốm vặt…. 

Bên cạnh đó trong quá trình uống nước lá vối bạn cần chú ý một vài vấn đề sau: 

  • Không nên uống thay nước lọc vì nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bài tiết. 
  • Không hãm nước quá đặc và không uống khi đói bởi khả năng thúc đẩy hoạt động tiêu hóa làm tăng hoạt động của nhu động ruột từ đó kéo theo biểu hiện mệt mỏi, choáng váng, thiếu năng lượng….. 
  • Đối với trường hợp đang mang bầu hoặc đang điều trị bệnh khác người bệnh nên cân nhắc và hỏi bác sĩ trước khi dùng. 

Nhìn chung lá vối đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời đến sức khỏe tuy nhiên để lá phát huy được hết công dụng người bệnh nên thay đổi chế độ sinh hoạt đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng hàng ngày. Ngoài ra, đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ đông y trước khi sử dụng nhằm mục đích chữa bệnh vừa để đảm bảo an toàn đến sức khỏe đồng thời hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

Xem thêm:

  • Cây dứa bà: Hỗ trợ điều trị tiêu hoá, đau nhức xương khớp
  • Uy linh tiên là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?
  • Cây Bạch Truật là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?
  • Thực hư cây Cỏ may chữa bệnh viêm gan, lợi tiểu
Cập nhật lúc: 2024/03/08

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.