Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)
Giỏ hàng
Cây liền xương nổi tiếng là thảo dược quý, có công dụng thần kỳ trong điều trị ung thư và làm liền xương. Thực hư câu chuyện này ra sao? Cây liền xương là cây gì? Cây liền xương có tác dụng gì và cách sử dụng thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết!
Cây liền xương (tên khoa học: Clinacanthus Nutans) hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: tiểu cốt, cây xương khỉ, cây bìm bịp,... Đây là một trong những loại cây thân thảo, mọc thành bụi, có thể cao từ 2 - 3m.
Thân cây màu xanh, nhiều đốt và có lông tơ mịn. Lá cây liền xương màu xanh đậm, hình bầu dục thuôn dài, mọc đối xứng, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lông. Hoa có màu tím hoặc trắng, mọc thành chùm ở nách lá. Quả nang hình thuôn, chứa nhiều hạt nhỏ.
Loại cây này dễ dàng tìm thấy ở nhiều vùng quê Việt Nam, mọc hoang hoặc được người dân nhân giống bằng cách giâm cành, trồng trực tiếp trên đất ấm. Bạn có thể dùng chúng để nấu canh, làm bánh hoặc pha thuốc đều được. Tuy nhiên, nên sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Hình ảnh cây liền xương Tây Bắc của người Thái
Về thành phần hóa học, cây liền xương (bìm bịp) chứa nhiều loại khoáng chất và hợp chất như glycerol, glycosid, cerebroside. Hơn nữa, cây còn có hàm lượng chất xơ, canxi và chất béo dồi dào nên rất tốt cho sức khỏe con người.
Từ lâu, cây liền xương đã được ứng dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp và nhiều bệnh lý khác. Ngày nay, Y học hiện đại cũng đã khẳng định những tác dụng tuyệt vời mà loại thảo dược này mang lại.
Cây liền xương có vị ngọt, tính bình nên có tác dụng:
Bên cạnh những công dụng được Y học cổ truyền ghi nhận, cây liền xương còn gây ấn tượng mạnh mẽ trong Y học hiện đại bởi những tác dụng như:
Ngoài ra, tác dụng của cây liên xương còn được thể hiện thông quan khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, tim mạch,...
>> Tìm hiểu thêm:
Như đã tìm hiểu, ngoài công dụng lợi tiểu, mát gan, giảm phù nề thì cây liền xương còn được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến tác dụng điều trị viêm nhiễm, sưng tấy xương khớp và làm lành vết thương.
Chính vì thế, cây liền xương có thể hỗ trợ điều trị đau xương, gãy xương và nhiều vấn đề xương khớp khác một cách hiệu quả.
Cây liền xương chữa các bệnh xương khớp hiệu quả
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc sử dụng cây liền xương chỉ nên được xem là phương pháp hỗ trợ. Bởi, gãy xương là một vấn đề nghiêm trọng, đòi hỏi quá trình điều trị chuyên nghiệp. Các phương pháp can thiệp như đặt nạnh xương, phẫu thuật, hoặc đặt gps trong trường hợp này là cần thiết để bảo vệ và giữ cho xương liền lại.
Cây liền xương có thể được sử dụng theo nhiều hình thức khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý về cách sử dụng cây liền xương tại nhà, được nhiều người áp dụng:
Cách dùng cây liền xương của người Thái
Liều lượng sử dụng cây liền xương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sức khỏe, độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh,... Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc để được tư vấn cụ thể về liều lượng phù hợp.
Một trong những tác dụng chính của cây liền xương là sử dụng như một loại thuốc đắp, giúp thúc đẩy quá trình lành xương. Cách làm như sau:
Bài thuốc dân gian chữa liền xương từ cây liên xương chỉ nên áp dụng với trường hợp nhẹ. Nếu bị nặng hoặc sau thời gian áp dụng nhưng vết gãy không có dấu hiệu phục hồi, ngày càng trở nên trầm trọng, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
>> Xem thêm: Cây đơn châu chấu - Vị thuốc quý trong kho tàng thuốc dân gian!
Khi dùng cây liền xương hay bất kỳ loại thảo dược nào, bạn nên tuân thủ N lưu ý sau đây để đảm bảo an toàn, hiệu quả, tránh tác dụng không mong muốn xảy ra:
- Chọn sản phẩm chất lượng: Chỉ nên mua cây liền xương từ nguồn uy tín, ví dụ như các cửa hàng thảo dược uy tín hoặc các sản phẩm được chứng nhận bởi cơ quan y tế có thẩm quyền.
- Tuân thủ liều lượng: Người bệnh phải tuân thủ các hướng dẫn về liều lượng đã được đề xuất. Không nên tự ý tăng - giảm liều khi không có sự hướng dẫn từ chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm. Đồng thời, bạn cũng cần tránh sử dụng quá nhiều vì liền xương rất dễ tích lũy độc tố.
Chỉ nên dùng liền xương với liều lượng vừa phải
- Đối tượng sử dụng: Người bị bong gân, trật khớp, gãy xương, đau lưng. Người bị viêm khớp, phong tê thấp. Không dùng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc người huyết áp thấp, dị ứng với thành phần trong liền xương.
- Thời gian uống: Nên uống nước sắc từ cây ngay sau khi sắc để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Tránh uống nước sắc đã để qua đêm vì có thể bị nhiễm khuẩn hoặc biến chất, dẫn đến đau bụng. Ngoài ra, hãy báo cho bác sĩ về các loại thuốc Tây đang dùng (nếu có) để được tư vấn về cách sử dụng phù hợp!
- Theo dõi tác động phụ: Nếu có dấu hiệu của dị ứng, buồn nôn, đau bụng hoặc bất kỳ vấn đề gì khác, hãy ngưng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ!
- Lưu trữ đúng cách: Cây liền xương hoặc các sản phẩm thảo dược nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
- Không thể thay thế cho phương pháp y tế chuyên nghiệp: Cây liền xương không nên được xem là biện pháp thay thế cho chăm sóc y tế chuyên nghiệp. Nếu bạn có bệnh tình nghiêm trọng hoặc cần sự can thiệp y tế, hãy tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ!
Như vậy, cây liền xương là loại cây dễ tìm, dễ sử dụng và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là xương. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là dược liệu dân gian, chưa có nhiều chứng minh khoa học cụ thể. Do đó, nếu sau một thời gian sử dụng mà bệnh không thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời!
||Tham khảo bài viết khác: