Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây lục lạc ba lá tròn – Chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, can thận

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đào Hồng Hạnh

Chuyên khoa: Kinh Tế Dược

Cây lục lạc ba lá tròn - Dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, can thận kém, viêm tuyến vú, trẻ con cam tích,...

cây lục lạc ba lá trònCây lục lạc ba lá tròn 

Cây lục lạc ba lá tròn là cây gì?

  • Tên tiếng Việt: Muồng tía, Dã hoàng đậu, Chu thi đậu, Lục lạc ba lá tròn
  • Tên khoa học: Crotalaria mucronata Desy.
  • Họ: Papilionaceae ( Họ Đậu)

Đặc điểm lục lạc ba lá tròn

  • Cây lục lạc ba lá tròn là cây bụi, cao khoảng 1m hay hơn, có cành hơi có lông rạp xuống.
  • Lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan ngược nhọn hoặc gần tù ở góc, tù hoặc có khía ở đỉnh. Các lá bên nhỏ hơn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông ngắn và rạp xuống.
  • Hoa được xếp thành chùm giống như vòng giả, lông ngắn, màu vàng rất cong.
  • Quả hình trụ, hạt nhiều, màu nâu nhạt hoặc vàng da cam, hình thận.
  • Mùa ra hoa quả từ tháng 5 - 12.

Hình ảnh cây lục lạc lá trònHình ảnh cây lục lạc ba lá tròn

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mọc hoang dại, được trồng khắp nơi ở nước ta, chủ yếu để làm phân xanh. Thân cành làm củi.
  • Hạt được sử dụng làm thuốc. Vào mùa thu 
  • Làm thuốc người ta dùng hạt: vào màu thu hái quả chín, phơi khô dập lấy hạt phơi khô. Còn dùng toàn cây hái tươi.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng lục lạc ba lá tròn: Thân, hoa, lá.

Thành phần hoá học

  • Hạt: Hạt lục lạc ba lá tròn có chứa mucronatin C18H25O6N (Dược học học báo , 1964 II 207), mucronatinin C16H25O6N (Tertrahedron,1968,246319), Usaramin (C.A 1968 69, 36312S), nilgirin C17H23O5N (Tetrahedron Letters, 1968, 5605) và restrosin C18H23O6N.
  • : Vitexin C21H20O10, vitexin 4-O-xylozit C26H28O14.
  • Thân: apigenin C15H19O5 (Phytochemistry, 1970, 9, 2581).

Cây lục lạc ba lá tròn có tác dụng gì?

Trong y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, lục lạc ba lá có tính mát, vị ngọt, hơi chát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. 

  • Lá và thân có tính bình, vị đắng có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm.
  • Rễ lục lạc có tính bình, vị hơi đắng có tác dụng tiêu viêm trợ tiêu hóa.
  • Hạt dùng để trị suy nhược thần kinh, chóng mặt do sốt, chứng đa niệu, bạch đới.

Ngoài ra, trong dân gian người ta còn thấy hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng chữa tiểu tiện nhiều lần, tiểu són, can thận kém, mắt mờ, viêm tuyến vú, di tinh, trẻ con cam tích,... 

Cây lục lạc chữa tiểu tiện nhiều lầnLục lạc ba lá tròn - vị thuốc hỗ trợ chữa tiểu tiện nhiều lần, tiểu són, can thận kém

Trong y học hiện đại

Theo y học hiện đại, khi phân tích các thành phần của lục lạc ba lá tròn 

  • Các flavonoid của lục lạc có tính ức chế sự tạo ra các hóa chất trung gian trong chứng viêm. Nên nó có thể dùng để ngừa và điều trị các chứng viêm do quá mẫn.
  • Tác dụng độc với tế bào: Làm tổn thương tế bào người với nồng độ khoảng 0,35mg monocrotalin/ml. Ngoài ra, nó cũng ức chế sự tổng hợp DNA, cản trở sự sản sinh tế bào và gây đột biến tế bào tủy xương gây ung thư.
  • Trong ống nghiệm in vitro monocrotalin khiến cho nhiều loại tế bào ung thư biến dạng, ức chế sự phân chia phát triển (chống ung thư).

> Tư liệu tham khảo: https://agric4profits.com/13-medicinal-health-benefits-of-trifolium-repens-white-clover/

Tác dụng phụ của cây lục lạc ba lá tròn?

Nếu lạm dụng hoặc uống bài thuốc không đúng cách từ loại cây này thì người dùng có thể gặp một số tác dụng phụ dưới đây:

  • Phản ứng dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với các thành phần của Trifolium repens, dẫn đến các triệu chứng như phát ban da, ngứa, hoặc triệu chứng hô hấp.
  • Rối loạn tiêu hóa: Việc tiêu thụ Trifolium repens có thể gây khó chịu tiêu hóa, chẳng hạn như đau bụng hoặc tiêu chảy trong một số trường hợp hiếm gặp​.
  • Nhạy cảm ánh sáng (photosensitivity): Một số báo cáo cho thấy việc tiêu thụ hoặc sử dụng các sản phẩm từ Trifolium repens có thể tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, dẫn đến dễ bị cháy nắng hoặc kích ứng da khi tiếp xúc với ánh nắng​.
  • Tương tác thuốc: Các chất bổ sung hoặc chiết xuất từ Trifolium repens có thể tương tác với một số loại thuốc, do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác​​.
  • Tác động nội tiết: Do chứa các isoflavonoid có thể có tác động giống estrogen, Trifolium repens cần được sử dụng thận trọng, đặc biệt đối với những người có các vấn đề liên quan đến hormone như ung thư vú hoặc các bệnh phụ thuộc estrogen khác​​.

 

Bài thuốc chữa bệnh từ cây lục lạc ba lá tròn

Chữa tiết niệu

Bài thuốc 1: Chữa nước tiểu đục do nhiệt

  • Dược liệu: 20g Hạt lục lạc ba lá sao vàng, hạt bo bo 30g, 20g mã đề tươi, 10g cam thảo, 12g râu ngô.
  • Sắc tất cả các dược liệu trên, chia thành 2 - 3 lần. Uống liên tục từ 5 - 10 ngày.

Bài thuốc 2: Chữa bạch đới, tiểu són ở phụ nữ

  • Dược liệu: Rau dừa nước, hạt lục lạc mỗi loại 20g
  • Đem tất cả các dược liệu trên sắc với nước uống, dùng trong 3 - 5 ngày liên tục.

Bài thuốc 3: Chữa đái dầm 

  • Dược liệu: 20g Hạt lục lạc ba lá sao vàng, sắc uống ngày 1 thang
  • Sử dụng liên tục từ 5 - 10 ngày.

Bài thuốc từ cây lục lạcBài thuốc từ dược liệu lục lạc ba lá tròn

Chữa đau nhức xương khớp, dây thần kinh tọa

  • Dược liệu: Thân, rễ lục lạc ba lá (khô) từ 10 - 15g; ké đầu ngựa 10g, bạch chỉ 20g, khiếm thực 20g.
  • Đem tất cả các dược liệu trên sắc uống, ngày 1 thang, chia thành 2 lần uống. Sử dụng 5 ngày là một liệu trình. 

Chữa di tinh, hoạt tinh

  • Dược liệu: 20g hạt lục lạc ba lá sao vàng, 20g hạt sen, 20g củ súng.
  • Đem dược liệu trên sắc uống ngày 1 thang, sử dụng 10 - 20 ngày là một liệu trình. 

Tăng huyết áp

  • Dược liệu: 20g hạt lục lạc ba lá, 12g hạt muồng muồng, 12g lá dâu sao vàng.
  • Đem tất cả các dược liệu trên sắc uống, chia thành 2 - 3 lần, 10 ngày 1 liệu trình. 

Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ

  • Bài thuốc 1: 20g hạt lục lạc ba lá sao vàng, 12g hạt muồng muồng (hay quyết minh tử) sao vàng; long nhãn 12g, 20g lá lạc tiên. Đem tất cả các dược liệu trên sắc uống ngày một thang, chia thành 2 - 3 lần. 
  • Bài thuốc 2: Dùng 10 - 15g thân hoặc rễ của cây lục lạc ba lá tròn; lá vông nem 30g, tâm sen 5g. Đem tất cả các dược liệu trên sắc uống ngày 1 thang, chia thành 2 lần uống. Dùng liên tiếp từ 5 - 10 ngày. 

Lưu ý khi sử dụng dược liệu lục lạc ba lá tròn

Lưu ý khi sử dụng cây lục lạc lá trònLưu ý khi sử dụng dược liệu lục lạc ba lá tròn

  • Có xác định độc tính trên thân lá và hạt lục lạc. Vì vậy, người dùng không nên tự ý dùng theo các mẹo dân gian mà cần có sự tư vấn của thầy thuốc chuyên khoa y học cổ truyền. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên sử dụng. 
  • Không dùng thuốc ở dạng tươi để uống khi chưa đun nấu, bởi vị thuốc có độc tính ở dạng cây tươi.
  • Không sử dụng dược liệu này dưới hình thức ngâm rượu uống.
  • Phân biệt kỹ, tránh nhầm lẫn với cây muồng muồng (loại cây có cụm lá kép, mọc đối với nhiều cặp lá chức không phải có có ba lá như cây lục lạc).

Trên đây là những thông tin chia sẻ về cây lục lạc ba lá tròn. Hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn tổng quát về dược liệu này. Lưu ý, mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý sử dụng mà không thông qua ý kiến bác sĩ.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/04/20

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.