Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây lưỡi rắn: Đặc điểm, công dụng và 5 lưu ý khi sử dụng

Thẩm định bởi:

Tiến sĩ Phạm Hà Thanh Tùng

Chuyên khoa: Đa khoa, dược liệu, dược cổ truyền

Cây lưỡi rắn là thảo dược quý với tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng chữa rắn cắn, sốt rét và nhiều công dụng đa dạng khác. Tuy nhiên, loài cây này lại ít được biết đến và không phổ biến rộng rãi. Vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn khám phá chi tiết về đặc điểm, công dụng, tác hại cũng như những lưu ý khi sử dụng cây cỏ lưỡi rắn.

cây lưỡi rắnTìm hiểu cây lưỡi rắn chữa bệnh gì

Cây lưỡi rắn là cây gì? 

Cây lưỡi rắn (Ophioglossum Petiolatum Hook), còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như đơn đòng, vương thái tô, nọc sởi, cóc mẩn,  xà thiệt thảo (bạch hoa),... Đây là một loài thảo mộc quý giá mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, thường mọc hoang ở những nơi ẩm mát như bờ ruộng, sườn núi hoặc hai bên đường đi.

Cây lưỡi rắn có thân nhỏ, màu nâu nhạt, mọc bò hoặc đứng, cao khoảng 10-25 cm. Lá lưỡi rắn hình bầu dục, mọc đối, có mép nguyên và đầu nhọn. Rễ cây ít và có củ.

Hoa lưỡi rắn nhỏ, màu trắng hoặc tím nhạt, mọc thành từng cụm ở nách lá. Quả hình nang nhỏ, chứa nhiều hạt nhỏ li ti. 

Cây thường được thu hái vào mùa hè, thu khi ra hoa, sau đó để tươi hoặc phơi khô dùng dần. 

Cây mọc nhiều ở các khu rừng hoặc đồng bằng, chủ yếu từ Lào Cai đến Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng. Ngoài ra, cây còn được tìm thấy ở nhiều tỉnh phía Nam Trung Quốc, một số nước Châu Mỹ và Châu Phi.

hình ảnh cây lưỡi rắnHình ảnh cây lưỡi rắn

Thành phần hóa học của cây lưỡi rắn bao gồm các hợp chất flavonoid, saponin, alcaloid và các loại axit hữu cơ. Những hợp chất này đóng vai trò quan trọng trong các tác dụng dược lý của cây.

Tác dụng của cây lưỡi rắn

Các bộ phận của cỏ lưỡi rắn đều có thể dùng làm thuốc. Trong đó, một số tác dụng của cây lưỡi rắn được đề cập nhiều trong Đông Y phải kể đến:

Chống viêm, kháng khuẩn

Cây lưỡi rắn có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn mạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy các chất chiết xuất từ cây có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn và nấm gây bệnh, giúp làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm và ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng.

Giải độc, thanh nhiệt

Lưỡi rắn được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền để giải độc và thanh nhiệt cơ thể. Chúng có vị ngọt hơi đắng, tính mát nên có thể dùng để cải thiện tình trạng nóng trong, mụn nhọt và các bệnh do nhiệt gây ra.

Cải thiện sức khỏe

Để trả lời cho câu hỏi “cây lưỡi rắn trị bệnh gì?”, hãy nhìn vào thành phần hóa học của chúng. Cây lưỡi rắn chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như alkaloids, flavonoid, saponin, polysaccharide... 

Các hợp chất này mang đến cho cây nhiều đặc tính dược lý quý giá, góp phần cải thiện các bệnh lý: viêm xoang, chứng ho do phế nhiệt, viêm amidan, sốt, viêm họng, cao, kiết lỵ, viêm khoang bụng, ung nhọt.

Ngoài ra, cây lưỡi rắn còn có công dụng chữa chứng viêm phổi, kinh phong, sốt cao và đau dạ dày ở trẻ nhỏ.

cây lưỡi rắn có tác dụng gìKhám phá cây lưỡi rắn chữa bệnh gì

Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu của Đại học Y Học Cổ Truyền Phúc Kiến, cây lưỡi rắn trắng còn có khả năng khống chế sự phát triển của ung thư đại tràng, ung thư gan thời kỳ đầu. Nhờ đó, ức chế sự phát triển của các khối u lành tính, ác tính, các bệnh lý gan mật có liên quan đến virus viêm gan B.

Mặt khác, theo khoa học hiện đại, nước sắc của lưỡi rắn có tác dụng điều hòa hormone tuyến thượng thận, giúp cơ thể thích nghi tốt hơn với căng thẳng, mệt mỏi, ức chế sự phát triển của trực khuẩn thương hàn, mủ xanh và một số loại vi khuẩn khác.

Liều dùng & cách dùng cây lưỡi rắn

Cây lưỡi rắn có thể được sử dụng dưới dạng tươi hoặc phơi khô để sắc thuốc uống hoặc đắp ngoài da. Liều dùng và cách dùng cụ thể tùy thuộc vào từng bệnh lý và tình trạng sức khỏe của người sử dụng.

Theo khuyến cáo, người trưởng thành chỉ nên dùng 60g lưỡi rắn tươi mỗi ngày, đắp ngoài da không kể liều lượng.

Gợi ý 7 bài thuốc sử dụng cây lưỡi rắn

Theo kinh nghiệm dân gian, cỏ lưỡi rắn có thể kết hợp với một số vị thuốc khác để dùng trong những trường hợp như:

  • Chữa viêm gan, vàng da: Chuẩn bị 40g bạch hoa xà thiệt thảo, 40g hạ khô thảo, 16g cam thảo. Rửa sạch, sắc lấy nước đặc và uống luôn trong ngày.
  • Chữa ung nhọt: Chuẩn bị 120g bạch hoa xà thiệt thảo, 60g bán chi liên. Rửa sạch, sắc lấy nước uống, chia thành 3 lần trong ngày. Nếu dùng ngoài da, bạn chỉ cần giã nát lưỡi rắn rồi đắp lên chỗ đau.
  • Chữa viêm amidan cấp: Chuẩn bị 12g bạch hoa xà thiệt thảo, 12g xa tiền thảo, sắc thành thuốc, uống sáng, trưa, tối.
  • Chữa tiểu rắt, tiểu buốt, viêm đường tiết niệu: Chuẩn bị 40g bạch hoa xà thiệt thảo, 40g dã cúc hoa, 40g kim ngân hoa, 20g thạch vi. Rửa sạch, sắc các nguyên liệu thành nước, uống thay trà.
  • Chữa ho do viêm phổi: Chuẩn bị 40g bạch hoa xà thiệt thảo, 8g trần bì. Rửa sạch và sắc thành nước, uống 3 lần trong ngày.
  • Chữa viêm nhiễm cổ tử cung: Chuẩn bị 30g bạch hoa xà thiệt thảo, 30g bạch anh, 30g nhất chi hoàng hoa, 15g quán chúng, sắc thành nước uống trong ngày.
  • Chữa rắn cắn: Chuẩn bị 60g bạch hoa xà thiệt thảo, 200ml rượu. Sắc lấy nước, uống 3 lần trong ngày. Phần bã có thể giữ lại và đắp vào vết bị rắn cắn.

cây lưỡi rắn trị bệnh gìKết hợp cỏ lưỡi rắn cùng các cây thuốc chữa bệnh

Lưu ý khi sử dụng cây lưỡi rắn

Mặc dù công dụng của cây lưỡi rắn rất đa dạng và có nhiều ứng dụng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thận trọng và lưu tâm đến một số vấn đề sau:

  • Phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền không nên sử dụng lưỡi rắn.
  • Trẻ em, phụ nữ cho con bú nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
  • Không dùng cỏ lưỡi rắn đã bị héo úa, thối rữa.
  • Nên sử dụng cỏ lưỡi rắn tươi để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
  • Tùy theo tình trạng sức khỏe, người dùng có thể sử dụng cây cỏ lưỡi rắn ở dạng sắc uống, xay nhuyễn đắp ngoài hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác.

Ngoài ra, cỏ lưỡi rắn ức chế quá trình sinh tinh ở chuột thí nghiệm, do vậy nam giới yếu sinh lý cũng cần lưu ý.

Lưỡi rắn là một loại thảo dược quý với nhiều công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, cần sử dụng cây một cách hợp lý và an toàn để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hy vọng với thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về cây lưỡi rắn và áp dụng hiệu quả chúng để chăm sóc sức khỏe của mình.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/05/30

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.