Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây mã đề có tác dụng gì? Cách dùng và 7 lưu ý cần biết

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Cây mã đề là thảo mộc quý Đông Y với nhiều công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tác dụng, cách dùng mã đề hiệu quả. Thế nên, hãy theo dõi bài viết ngay sau đây để khám phá những điều thú vị về mã đề và cách sử dụng hiệu quả!

Khám phá mã đề là cây gì, chữa bệnh gì?

Đôi nét về cây mã đề

Cây mã đề (Plantago major L.) là một loại cây cỏ, sống lâu năm, mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trên khắp nước ta. Cây còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: Xa Tiền, Mã Đề Lớn, Mã Tiền Xá, Mã Đề Trồng, rau Mã Đề.

  • Tên khoa học: Plantago
  • Bộ (ordo): Lamiales
  • Chi (genus): Plantago; L.

Cây mã đề có thân ngắn (10 - 15cm), mọc sát đất với nhiều lá mọc thành cụm từ gốc. Lá mã đề hình bầu dục hoặc hình trứng, mép nguyên hoặc có răng cưa, mặt trên màu xanh lục và mặt dưới có nhiều gân nổi rõ. Hoa (bông) mã đề nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc thành bông dài ở kẽ lá. Quả mã đề là quả hộp, bên trong chứa từ 8 - 13 hạt màu nâu đen bóng. 

Hình ảnh cây mã đề

Mã đề chứa rất nhiều chất có hoạt tính sinh học tốt, bao gồm:

  • Iridoid glycosides: aucubin, catalpol, asperuloside
  • Flavonoids: luteolin, apigenin, rutin
  • Polysaccharides
  • Axit hữu cơ: axit citric, axit malic, axit succinic
  • Vitamin và khoáng chất: vitamin C, vitamin K, kali, canxi, magie.

Nhờ các thành phần trên, mã đề thường xuyên được sử dụng như một loại dược liệu tự nhiên.

>>> Xem thêm: Cây đinh lăng

Tác dụng của cây mã đề

Cây mã đề có tác dụng gì” là thắc mắc được nhiều người quan tâm. 

Theo Đông Y, mã đề có vị ngọt, tính hàn, giúp thanh nhiệt ra mồ hôi nên có tác dụng sau:

  • Lợi tiểu: Uống nước sắc từ mã đề có tác dụng kích thích bài tiết nước tiểu, giải độc cơ thể. Từ đó góp phần điều trị các bệnh về đường tiết niệu như viêm bàng quang, sỏi thận. 
  • Kháng viêm: Các thành phần trong mã đề có khả năng ức chế các chất gây viêm, giúp giảm đau, sưng tấy và chữa mưng mủ ở các nốt mụn nhọt có mủ. 
  • Trị ho: Trong y học cổ truyền, nước sắc từ mã đề có tác dụng làm tan đờm làm giảm ho (từ 6-7h), đồng thời giúp cải thiện các bệnh về đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, viêm phế quản.
  • Chữa đái dầm: Ở trẻ em, bông mã đề có tác dụng chữa đái dầm (tiểu đêm) hoặc tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Điều chỉnh hơi thở: Hoạt chất plantagin trong mã đề giúp kích thích hệ thần kinh tiết ra các niêm dịch của phế quản, ống tiêu hóa. Nhờ đó, sử dụng mã đề đều đặn giúp điều chỉnh hơi thở nhẹ nhàng và sâu hơn.
  • Chữa cao huyết áp: Chỉ với 20-30g mã đề nấu nước uống hàng ngày, chứng cao huyết áp của bạn sẽ dần được cải thiện.

Công dụng của mã đề

Theo Y học hiện đại (Tây Y), mã đề có tác dụng hỗ trợ giảm viêm, làm lành vết thương, cải thiện hệ tiêu hóa, da liễu.

Ngoài ra, mã đề còn có công dụng hỗ trợ giảm tiểu rắt, tiểu ra máu, viêm gan,... trong một số ít trường hợp.

Tác dụng phụ của cây mã đề

Cây mã đề tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Dưới đây là một số tác dụng phụ của mã đề mà bạn cần lưu ý:

  • Mất nước, điện giải
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Chuột rút
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Nổi mẩn đỏ, sưng tấy
  • Khó thở
  • Tương tác với thuốc (ví dụ: thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống đông máu,...).

Nên thận trọng khi sử dụng mã đề

Cách sử dụng cây mã đề

Mã đề có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một vài gợi ý về cách sử dụng cây mã đề hiệu quả, ít tác dụng phụ, được nhiều người áp dụng: 

Sắc uống

Cây mã đề nấu nước uống là cách sử dụng phổ biến nhất và mang lại hiệu quả cho sức khỏe như thanh nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hóa, giảm ho,... 

Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn răng “uống nhiều nước mã đề có tốt không?”. Câu trả lời là KHÔNG! Theo khuyến cáo, người trưởng thành chỉ nên sử dụng cây mã đề với liều lượng khoảng 20-30g mỗi ngày, và không nên lạm dụng. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Cây râu mèo là cây gì

Cách nấu nước mã đề:

  • Chuẩn bị: 20-30g mã đề khô (hoặc 50-60g mã đề tươi) và 500ml nước.
  • Thực hiện: Rửa sạch mã đề với nước. Bỏ nước và mã đề vào ấm đun sôi rồi hạ lửa nhỏ và sắc trong 15-20 phút. Lọc lấy nước, uống trong ngày, và bạn có thể thêm đường phèn hoặc cam thảo để dễ uống hơn.

Pha trà

Nếu mới sử dụng mã đề lần đầu, bạn nên uống trà mã đề thay vì uống mã đề sắc nước. Bởi, trà mã đề có vị thanh mát, dễ uống, ít tác dụng phụ hơn so với nước sắc và có thể sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, hiệu quả của trà thường chậm hơn rất nhiều so với nước sắc.

Các pha trà mã đề: 

  • Chuẩn bị: 15g mã đề khô
  • Thực hiện: Cho mã đề vào ấm trà, đổ nước sôi vào hãm trà như thông thường. Uống 1-2 ấm/ngày.

Trà mã đề rất tốt cho sức khỏe

Tắm mã đề

Tắm lá hoặc bông mã đề có tác dụng thanh nhiệt, làm mát da, trị rôm sảy, mẩn ngứa ở trẻ nhỏ. Mặc dù có thể tác động lên toàn bộ vùng da cơ thể nhưng phương pháp này diễn ra khá chóng vánh nên cần nhiều thời gian để thấy hiệu quả.

Cách tắm mã đề: Đun sôi nước với lá mã đề, sau đó lọc lấy nước để tắm.

Đắp ngoài da

Đắp mã đề lên da là cách giảm sưng tấy, ngứa ngáy, trị mụn nhọt, dị ứng da hiệu quả. Tuy nhiên, cách làm này chỉ tác động lên một khu vực da nhất định và có thể gây bết dính, khó chịu, nhất là với trẻ em.

Cách đắp mã đề: Giã nát lá mã đề tươi hoặc dùng bột mã đề, sau đó đắp lên da bị ngứa, mụn hoặc dị ứng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Uy linh tiên

Bài thuốc dân gian với mã đề

Dưới đây là các bài thuốc dân gian chữa bệnh với cây mã đề:

  • Bài thuốc lợi tiểu: Sắc 10g hạt mã đề, 2g cam thảo và 600ml nước đến khi còn 200ml. Uống 3 lần/ngày.
  • Bài thuốc chữa viêm cầu thận cấp tính: Sắc  16g mã đề, 20g thạch cao, 12g ma hoàng, 8g mộc thông, 6g gừng, 6g cam thảo, 12g bạch truật, 12g đại táo, 6g quế chi. Uống 1 lần/ngày.
  • Bài thuốc chữa viêm cầu thận mãn tính: Sắc 16g mã đề, 12g hoàng bá, 8g trư linh, 8g mộc thông, 8g hoạt thạch, 12g hoàng liên, 12g phục linh, 12g rễ cỏ tranh, 8g bán hạ chế. Uống 1 lần/ngày.
  • Bài thuốc chữa đi tiểu ra máu: Giã nát 12g lá mã đề, 12g ích mẫu rồi vắt nước cốt. Uống 1 lần/ngày.
  • Bài thuốc chữa sỏi đường tiết niệu: Sắc 20g mã đề, 30g kim tiền thảo, 20g rễ cỏ tranh. Uống 1 lần/ngày.
  • Bài thuốc chữa viêm bàng quang cấp tính: Sắc 16g mã đề, 12g hoàng bá, 8g trư linh, 8g mộc thông, 12g hoàng liên, 12g phục linh, 12g rễ cỏ tranh, 8g hoạt thạch, 8g bán hạ chế. Uống 1 lần/ngày.

Bài thuốc dân gian từ mã đề

Lưu ý khi sử dụng cây mã đề

Cây mã đề khá lành tính nhưng vẫn cần thận trọng trong quá trình sử dụng, không nên tùy tiện và lạm dụng chúng. Đặc biệt, khi sử dụng mã đề tại nhà, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Tránh sử dụng mã đề vào buổi tối vì có thể gây tiểu đêm nhiều lần, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Chưa có đủ bằng chứng về tính an toàn của mã đề đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó, tốt nhất là bạn nên tránh sử dụng mã đề trong giai đoạn này.
  • Nên sử dụng mã đề tươi hoặc phơi khô trong bóng râm, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Không sử dụng mã đề bị mốc hoặc hư hỏng.
  • Không dùng mã đề như trà giải khát hoặc quá 30g mỗi ngày.
  • Người có tiền sử sỏi thận, sỏi mật cũng không nên sử dụng mã đề.
  • Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, nên ngừng sử dụng mã đề và đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

Mã đề là loại thảo mộc quý với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Do đó, để sử dụng cây mã đề an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc để được tư vấn cụ thể. Trên đây là những thông tin mà Dược Phẩm Thái Minh muốn chia sẻ đến bạn đọc, mong rằng những thông tin này là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn đã đón đọc!

>> Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/03/26

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.