Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây mật gấu – Dược liệu quý hiếm “đắng” nhưng giã tật!!!

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Cây mật gấu là loại dược liệu quý hiếm được dùng để điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau. Vậy cây mật gấu chữa bệnh gì? Cách sử dụng cây mật gấu chữa bệnh ra sao? Cùng duocthaiminh.vn tìm hiểu nhé!

Cây mật gấu trị bệnh gì? Công dụng không thể bỏ qua

Cây mật gấu trị bệnh gì? Công dụng không thể bỏ qua

Tìm hiểu cây mật gấu

Tên tiếng Việt: Cây mật gấu, Cây kim thất tai, Lá đắng

Tên khoa học: Vernonia amygdalina Delile

Họ: Asteraceae (Cúc)

– Đặc điểm: 

  • Là loại cây sống lâu năm, cây bụi mọc thẳng, cao khoảng 2 - 3m. Đường kính thân nhỏ từ 2 - 4cm. Cây thường được phân nhánh ở gần gốc.
  • Thân non khá nhiều lông và sẽ rụng lông khi về già.
  • Cuống lá dài, lá kép lông chim, phiến lá hình trái xoan ngược, mép lá có hình răng cưa.
  • Hoa cây mật gấu có màu vàng nhạt, nở từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Mỗi bông gồm 6 cánh và tụ thành cụm nở trên ngọn cây. Sau khi hoa tàn, quả mật gấu sẽ dần xuất hiện và chín vào tháng 5 đến tháng 6.
  • Cây được thu hái quanh năm khi đã trưởng thành, không thu hoạch những cây quá già hay quá non.

Hình ảnh cây mật gấu

Hình ảnh cây mật gấu

– Phân loại: Cây mật gấu có mấy loại? – Ở nước ta, loại dược liệu này được phân thành 2 loại là cây mật gấu miền bắc (thân đỏ) và mật gấu miền nam (thân trắng). Tùy vào mục đích sử dụng và chữa bệnh để lựa chọn loại phù hợp. 

– Phân bố: Loại cây này thường mọc hoang tại các vùng núi cao, khí hậu mát mẻ. Tại Việt Nam, người ta thường tìm thấy dược liệu ở Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai (Phan Si Pan), Bắc Kạn, Lâm Đồng (Lang Bian)… Tại các quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal cũng dùng cây mật gấu để làm thuốc chữa bệnh. 

– Bộ phận sử dụng: Lá, thân và rễ. Bởi nó có chứa các thành phần chính như vitamin A, B1, B2, vitamin C, E, flavonoid, tannin, xanthone, steroid, terpene, axit phenolic, một số khoáng chất (như  sắt, kẽm, đồng, magie, selenium,...), nước.

Cây mật gấu có tác dụng gì?

Cây mật gấu chữa xương khớp, phong tê thấp

Thành phần rễ và thân cây mật gấu có chứa moocphin, berberin có tác dụng giảm đau, tiêu viêm. Đặc biệt, những bệnh về đau xương khớp, phong tê thấp ở những người tuổi cao, các khớp xương lỏng lẻo, thoái hóa, sử dụng cây mật gấu ngâm rượu uống hoặc xoa bóp có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ giảm bớt các cơn đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết. Bên cạnh đó, sử dụng cây kim thất tai hàng ngày còn có tác dụng tăng cường sức khỏe, tăng đề kháng cho người dùng. 

Vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa xương khớp

Vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa xương khớp

Hỗ trợ chữa bệnh gút

Sử dụng lá hoặc thân cây mật gấu để hãm hoặc đun với nước, uống thay nước lọc hàng ngày có thể làm giảm các cơn đau từ bệnh Gút. Tuy nhiên, liều lượng và bài thuốc sử dụng điều trị bệnh cần có sự hướng dẫn, chỉ định trực tiếp từ bác sĩ. 

Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật

Đây là loại thảo dược có vị đắng rất đặc trưng, vì vậy nó còn có tên khác là lá đắng. Nước cây có tính hàn, có tác dụng tiêu mỡ, giảm lượng cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa quá trình hình thành sỏi mật. Bởi cholesterol và bilirubin (sắc tố mật) khi kết tụ với nhau là nguyên nhân chính gây nên bệnh sỏi mật. 

Việc sử dụng loại thảo dược này giúp bảo vệ thận, kháng viêm, làm mát gan, lợi mật, bảo vệ thận khỏi thận hư và suy thận. Kiên trì sử dụng loại lá đắng này cũng góp phần thu nhỏ đường kính viên sỏi, giảm triệu chứng đau bụng và tăng sức đề kháng cơ thể.

Chữa bệnh tiêu hóa, đường ruột, viêm đại tràng

Trong thành phần của dược liệu mật gấu có chứa các hợp chất hóa học mang gốc benzene: chứa tới 0,35% – 2,5%. Đây là loại kháng sinh thực vật có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh mà không ảnh hưởng tới các vi sinh vật có lợi cho cơ thể con người.

Chúng còn có tác dụng hỗ trợ chức năng của các vi sinh vật trong đường ruột, tiêu hóa thức ăn, tăng cường dịch vị trong dạ dày. Sử dụng cây mật gấu góp phần điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa, kiết lỵ, đau bụng tiêu chảy, phân sống, chán ăn, ăn không tiêu, viêm đại tràng và nhiễm khuẩn đường ruột. 

Thành phần cây chứa loại kháng sinh thực vật có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh

Thành phần cây chứa loại kháng sinh thực vật có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh

Hỗ trợ điều trị béo phì

Lá cây mật gấu có tác dụng gì? – Trong lá cây mật gấu có chứa thành phần dưỡng chất giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hỗ trợ gan đào thải chất độc hại. Từ đó, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa mỡ thừa trong cơ thể. Đặc biệt, nó còn hạn chế sự tích tụ của chúng khiến giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Điều này góp phần giúp cơ thể có được cân nặng ổn định, phòng ngừa các bệnh do mỡ thừa gây nên. 

Giải rượu

Cây mật gấu uống có tác dụng gì? – Thành phần của cây mật gấu có chứa rabdonserrin A, excisanin A, ursolic acid,… Theo như tác dụng dược lý, chúng có tác dụng bảo vệ gan, kháng viêm, lợi mật. 

Ngoài ra, chúng còn giảm thiểu tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn ý thức giải rượu rất tốt. Hơn nữa, với khả năng giải độc cực hiệu quả, cây mật gấu có thể giúp gan loại bỏ chất độc hại tốt hơn, nhờ vậy sức khỏe và thể trạng cơ thể được bảo vệ toàn diện hơn.

Bài thuốc sử dụng dược liệu mật gấu 

Mật gấu là loại thảo dược quý có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người dùng cần sử dụng đúng cách và liều lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là một số bài thuốc mà người dùng có thể tham khảo:

Bài thuốc sử dụng dược liệu từ mật gấu

Bài thuốc sử dụng dược liệu từ mật gấu

Bài thuốc trị khó tiêu, kiết lỵ, tiêu chảy

  • Chuẩn bị: Rễ mật gấu 10 - 20gr, cho vào ấm và thêm từ 1.5 - 2 lít nước. 
  • Đun sôi sau đó hãm lửa nhỏ liu riu và đun thêm 15 - 20 phút rồi chắt nước uống hàng ngày. 

Bài thuốc trị mát gan, giải độc, giã rượu

  • Thân, rễ cây mật gấu từ 10 - 20 gram, đem rửa sạch, thái lát nhỏ. 
  • Sau đó, cho rễ thân mật gấu đã chuẩn bị vào nồi, đun sôi 15 phút. Để lửa nhỏ liu riu 10 - 15 phút rồi tắt bếp. Chắt nước đã sắc ra uống hàng ngày. 

Bài thuốc trị sỏi thận, viêm túi mật

  • Chuẩn bị rễ, thân cây mật gấu 30g; sau đó rửa sạch, thái lát nhỏ. 
  • Cho vào ấm, đổ 2 lít nước ngập thuốc, rồi đun sắc cạn chắt 1 bát. Lại đổ thêm nước đun (3 lần), ngày uống 3 bát. 

Cây mật gấu ngâm rượu trị rối loạn tiêu hóa, đường ruột

Cây mật gấu ngâm rượu có tác dụng gì? – Đây là loại rượu có tác dụng trị bệnh rối loạn tiêu hóa, đường ruột. 

Rượu cây lá đắng

Rượu cây lá đắng

Cách ngâm rượu cây mật gấu: 

  • Cây mật gấu 1kg, rửa sạch thái lát rồi phơi khô.
  • Trước khi cho bình ngâm tráng qua 1 lượt rượu trắng. Sau đó, cho mật gấu đã chuẩn bị vào bình thủy tinh/ bình sứ.
  • Đổ 10 lít rượu trắng 40 - 45 độ, ngâm đậy nắp 30 - 40 ngày. Ngâm đến khi rượu chuyển sang màu vàng là có thể dùng được. 

Bài thuốc trị xuất tinh sớm

  • Lá mật gấu 10 lá, rửa sạch cho vào bình hãm với 1.5 lít nước sôi.
  • Ngâm hãm khoảng 15 phút là có thể sử dụng, uống thay nước lọc hàng ngày. 

Bài thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ

  • Lá mật gấu 8 lá, rửa sạch rồi giã nát hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước. Sau đó, pha thêm ½ cốc bia rồi uống trước khi đi ngủ. 

Lưu ý khi dụng cây mật gấu chữa bệnh 

Khi sử dụng cây mật gấu chữa bệnh người dùng cần lưu ý một số điểm sau:

Lưu ý khi sử dụng cây kim thất tai chữa bệnh

Lưu ý khi sử dụng cây kim thất tai chữa bệnh

  • Đây là loại dược liệu có chứa thành phần kháng sinh, tốt cho bệnh tiểu đường, viêm gan, loãng xương, chống ung thư. Tuy nhiên, bởi nó là kháng sinh nên không được tự ý sử dụng, không dùng quá liều và không được dùng kéo dài.
  • Khi bắt đầu sử dụng, hãy để cơ thể kịp làm quen thích ứng thì nên sử dụng với một liều lượng ít. Đặc biệt, không được ngưng đột ngột các loại thuốc đặc trị.
  • Do thành phần có tác dụng hạ huyết áp, vì vậy những người có huyết áp thấp không nên sử dụng, tránh cho huyết áp xuống quá thấp. 
  • Nên sử dụng đúng liều và tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trong quá trình sử dụng, người dùng cần tuân thủ theo sự kiểm tra của thầy thuốc và nên có các xét nghiệm định kỳ, đánh giá tình trạng bệnh.

Xem thêm: 

Cập nhật lúc: 2024/02/21

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.