Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây mộc tặc là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Cây mộc tặc được biết đến với vẻ đẹp độc đáo, kỳ lạ, không giống với bất cứ loài thực vật nào khác, khơi gợi sự tò mò và say mê cho nhiều nhà nghiên cứu. Không chỉ có thế, cây còn đem tới rất nhiều công dụng tuyệt vời khác như chữa các bệnh về mắt, đau đầu, đau lưng, viêm da, nhiệt miệng, trĩ, lợi tiểu... Để có thêm nhiều thông tin hữu ích gửi tới bạn đọc, Dược Thái Minh đã tổng hợp trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé.

I. Tìm hiểu chung về cây mộc tặc

Cỏ tháp bút, mộc tặc thảo, tiết cốt thảo, bút đầu thái là những tên gọi khác của mộc tặc, chúng có tên khoa học là Herba Equiseti debilis, thường mọc ở những vùng đất sét ẩm ướt hoặc bên bờ sông, bờ suối.

1.1 Đặc điểm mộc tặc

Cây thuộc thân thảo, sống lâu năm và có thể cao tới hơn 1m. Thân rễ dài, chia đốt lóng thân rỗng, đặc ở phần mắt lóng, mọc bò dưới mặt đất. Thân cây mộc tặc có nhiều khía rãnh dọc, phần thân trên chứa cơ quan sinh sản gọi là hữu thụ, phần thân dưới chứa cơ quan không sinh sản gọi là bất thụ.

Phần bất thu chia thành từng đoạn nhỏ, rãnh dọc và dài tới 20cm. Tại mỗi đoạn sẽ có một vòng lá nhỏ, dính liền nhau ở gốc, tạo thành ba hình ống phía bên trên vòng lá. Màu sắc mỗi ống tương ứng với số rãnh của đoạn cây.

Hình ảnh cây mộc tặc

Phần hữu thụ sinh sản bao gồm một túi bào tử mọc ngay mặt dưới của các lá, sau đó biến thành dạng vảy. Vảy lại tập trung thành bông thuôn ở ngọn cây, như đầu nhọn cây bút chì, chắc do hình dáng thế này nên cây được gọi là cỏ tháp bút. Ngoài ra bào tử có hình cầu, cây sinh sản vào mùa thu đông, từ tháng 10 - 12.

1.2 Phân bố

Cỏ tháp bút được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi và trung du, chúng mọc thành từng đám nhỏ tại vùng đất ẩm như bờ ao, suối, ruộng. Cây có hệ thống thân rễ khá phát triển, nhánh nhiều nên rất khó để phân biệt từng cá thể.

Bào tử của cây sẽ được phát tán nhờ vào gió hoặc dòng nước. Đồng thời vì hệ thống thân rễ nằm ở dưới mặt đất, nên khi cây bị chặt phá hay đốt vẫn có thể tái sinh và tồn tại.

1.3 Thu hái và chế biến

Cây mộc tặc thường được thu hái vào mùa hạ hoặc thu. Đến vụ thu hoạch, những chồi màu lục không sinh sản nữa sẽ được hái về, đem đi rửa sạch và phơi khô. Sau đó bảo quản ở nơi khô thoáng.

1.4 Bộ phận dùng

Bộ phận được sử dụng làm thuốc là toàn bộ phần cây.

1.5 Thành phần hóa học

Trong Mộc tặc chứa hỗn hợp nhiều alkaloid như nicotin, equisetum, palustrine…Ngoài ra còn phải kể tới saponoside, phytosterol, flavonic, galuteosid, flavoxanthin, vitamin C,...

Đặc biệt, hoa mộc tặc còn có thể chiết được arculatin, acid equisetolic, 1 ít isoarticulatin,...

||Xem thêm:

II. Tác dụng của cây mộc tặc theo Y học cổ truyền

Mộc tặc là một loài thảo dược có vị ngọt, hơi đắng, tính bình. Được quy vào kinh can, đởm, phế và thận. Đem tới tác dụng tán phong, lợi tiểu, giải cơ, ra mồ hôi và cầm máu.

Dùng để chữa đau mắt đỏ, bí tiểu, rong kinh, cảm mạo, ho,...Liều dùng khuyến cáo: Ngày dùng 5 - 15g mộc tặc kết hợp với cùng nhiều loại thuốc khác, dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn.

Cỏ bút tháp giúp điều trị tình trạng bí tiểu

Ở Ấn độ, cây được dùng để làm mát hoặc trị bệnh lậu. Trong khi tại Nga, họ sẽ dùng làm thuốc lợi tiểu. Nepal thường ép rễ của cây để trị bệnh sốt rét, phần còn lại đem đi bôi bỏng, ghẻ trên cơ thể.

*Lưu ý: Những người bị âm hư hỏa vượng, không có phòng hàn không nên sử dụng.

III. Mộc tặc có tác dụng gì theo Y học hiện đại

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về vị thuộc mộc tặc và chỉ ra một số lợi ích của nó đối với sức khỏe như sau:

 - Hỗ trợ bảo vệ xương khớp

Cây mộc tặc chữa bệnh gì? Theo các kết quả nghiên cứu, cỏ bút tháp có khả năng giúp làm lành xương. Cụ thể hơn, bạn có thể hiểu rằng, các tế bào xương gồm tế bào hủy xương và nguyên bào xương. Chúng có nhiệm vụ đảm bảo cân bằng xương khớp và tổng hợp các dưỡng chất giúp xương chắc khỏe. Trong khi đó tế bào hủy xương phân sẽ thông qua quá trình tiêu xương.

Nhưng mộc tặc lại có tác dụng ức chế tế bào hủy xương và kích thích tăng sinh tế bào nguyên xương. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh như loãng xương,..

Ngoài ra khi thí nghiệm lên chuột với liều 120mg/kg thì cho kết quả mật độ xương cải thiện hơn so với nhóm không bổ sung.

 - Đem đến tác dụng tương đương thuốc lợi tiểu

Một nghiên cứu được tiến hành trên 36 nam thanh niên khỏe mạnh, với liều 900mg dịch chiết từ cỏ bút tháp, kết quả cho thấy tác dụng lợi tiểu mạnh hơn so với thuốc lợi tiểu thường dùng. Điều này là do trong dược liệu có nồng độ muối khoáng và chất chống oxy hóa cao.

Dược liệu có tác dụng như một thuốc lợi tiểu

Loài dược liệu này còn cho thấy tiềm năng trong việc điều trị bệnh tiểu đêm, tiểu không tự chủ. Tuy nhiên những nghiên cứu này vẫn còn nhiều hạn chế.

 - Vai trò của mộc tặc trong việc giúp tóc phát triển và chắc khỏe

Một số nghiên cứu có chỉ ra rằng, nhờ vào hàm lượng silicon và chất chống oxy hóa của dược liệu mà ngăn ngừa được tình trạng lão hóa và viêm gây ra do gốc tự do. Bên cạnh đó, hàm lượng silicon cao cũng là yếu tố giúp tóc được khỏe mạnh và ít rụng hơn.

 - Hỗ trợ chống viêm, kháng khuẩn

Trong chiết xuất từ mộc tặc có chứa hoạt chất ức chế tế bào lympho, đây là một tế bào giúp cơ thể phòng thủ, liên quan đến các bệnh miễn dịch. Bên cạnh đó, nó còn có hoạt tính chống khuẩn mạnh như S. Aureus, E.Coli và Candida albicans.

 - Hỗ trợ chống đái tháo đường

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên động vật và chứng minh rằng, dịch chiết từ cỏ tháp bút có thể làm giảm lượng đường huyết và tái tạo lại mô tụy đã bị tổn thương.

>> Cây tai chuột - Dược liệu độc đáo với công dụng bất ngờ

IV. Một số bài thuốc áp dụng cây mộc tặc

- Bài thuốc chữa sỏi thận, sỏi niệu đạo

  • Nguyên liệu:
    • Cỏ tháp bút 30g
    • Mã đề 20g
    • Kim tiền thảo 20g
    • Râu ngô 20g
  • Cách dùng: Sắc tất cả nguyên liệu với 1 lít nước, đến khi còn 500ml thì chia thành 3 lần uống trong ngày.

- Bài thuốc chữa phù thũng do thấp nhiệt

  • Nguyên liệu:
    • Cỏ tháp bút 20g
    • Mộc thông 12g
    • Trạch tả 12g
    • Phục linh 12g
    • Cam thảo 8g
  • Cách dùng: Sắc tất cả nguyên liệu với 1 lít nước, đến khi còn 500ml thì chia thành 3 lần uống trong ngày.

- Bài thuốc chữa rong kinh

  • Nguyên liệu:
    • Cỏ tháp bút 20g
    • Ích mẫu 20g
    • Ngải cứu 16g
    • Hương phụ 12g
    • Thục địa 12g
  • Cách dùng: Sắc tất cả nguyên liệu với 1 lít nước, đến khi còn 500ml thì chia thành 3 lần uống trong ngày.

- Bài thuốc chữa lỵ

  • Nguyên liệu:
    • Cỏ tháp bút 30g
    • Rau sam 30g
    • Nhọ nồi 20g
    • Hoàng liên 8g
  • Cách dùng: Sắc tất cả nguyên liệu với 1 lít nước, đến khi còn 500ml thì chia thành 3 lần uống trong ngày.

- Bài thuốc chữa ho ra máu

  • Nguyên liệu:
    • Cỏ tháp bút 20g
    • Diếp cá 20g
    • Sinh địa 16g
    • Huyền sâm 12g
    • Mạch môn 12g
  • Cách dùng: Sắc tất cả nguyên liệu với 1 lít nước, đến khi còn 500ml thì chia thành 3 lần uống trong ngày.

V. Những lưu ý khi sử dụng vị thuốc mộc tặc

Khi làm thí nghiệm trên chuột, dược liệu này có thể vô hại nhưng nghiên cứu trên người vẫn còn hạn chế. Đặc biệt, nó có thể gây tương tác với thuốc kháng virus được kê đơn nhằm điều trị HIV/AIDS.

Ngoài ra, cây còn có hoạt tính thiaminase, một enzym gây phân hủy thiamine hay còn gọi là vitamin B. Nên khi dùng dược liệu trong thời gian dài, sẽ khiến những người bị rối loạn sử dụng rượu hoặc người có thiamine thấp sẽ bị thiếu vitamin B1.

Trên đây tổng hợp những thông tin hữu ích về cây mộc tặc mà bạn có thể tham khảo. Ngoài những công dụng ở trên, người bệnh nên thận trọng khi sử dụng dược liệu lâu dài. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, tránh gây tác dụng không mong muốn.

||Tham khảo bài viết khác:

 
Cập nhật lúc: 2024/04/02

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.