Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây mộc thông là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Ẩn mình trong các cánh rừng rậm rạp, cây mộc thông mang vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn với tán lá rậm rạp và những bông hoa tinh tế. Loài cây này từ lâu đã thu hút sự tò mò của con người bởi những giá trị mà nó mang lại cho sức khỏe. Hãy cùng Dược Thái Minh tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm và tác dụng của dược liệu này nhé. 

I. Cây Mộc thông là cây gì?

Mộc thông có tên khoa học là Akebia trifoliata, thuộc họ Mộc hương, được gọi với nhiều tên khác nhau như thông thảo, biển đằng, đinh phụ, hoạt huyết đằng, phụ chi…Cây chủ yếu phân bố ở Trung Quốc, hiện tại giống chưa được di thực và gieo trồng ở Việt nam. 

1.1 Đặc điểm hình thái

Cây mộc thông thuộc loại dây leo thân gỗ, thân mảnh khảnh, hình trụ và uốn lượn, trên cành non có lông tơ mỏng. Thân dài 7 - 10m, vỏ thân có màu nâu xám. Lá mọc thành chùm trên nhánh ngắn hoặc mọc xen kẽ. Thường có 5 lá chét, đôi khi là 3 - 4 hoặc 6 - 7. Cuống lá dài 4,5 - 10cm, lá chét hình elip, oval hoặc hình trứng.

Cây mộc thôngHình ảnh cây mộc thông

Quả của cây thường là đôi hoặc đơn độc, hình thuôn dài khoảng 5 - 8 cm và đường kính 3 - 4cm. Khi trưởng thành quả có màu tím và nứt dọc. Bên trong quả chủ yếu là hạt phẳng và không xếp đều. Thời điểm ra hoa là từ tháng 4 - tháng 5, đậu quả từ tháng 6 - tháng 8.

Còn đối với dược liệu thông thảo, nếu quan sát kỹ sẽ thấy phần gỗ có màu trắng vàng, da sần sùi, dày và có nhiều vết nứt không đều. Các nút không rõ, chỉ nhìn thấy vết gãy nhanh bên, chạm vào rất cứng và xơ. Vị đắng, loại tốt nhất sẽ vàng đều từ trong ra ngoài.

1.2 Phân bố, thu hái và chế biến

Ở Việt Nam hiện chưa được di thực và gieo trồng, mà chủ yếu dược liệu sẽ nhập từ Trung Quốc sang. Do cây phân bố ở các vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên và Vân Nam. Mộc thông thu hoạch sau khi trồng 6 năm vào mùa thu. Sau khi hái về, đem bỏ các cành già, lá héo đi, sau cắt thành từng khúc dài 40cm. Sau đó làm sạch vỏ bằng cách cạo sạch lớp bên ngoài và phơi khô hoàn toàn. Cuối cùng, đem đi bào chế theo 2 cách sau: 

Cạo bỏ, thái thành lát mỏng và phơi khô. Hoặc tán thành bột mịn và làm viên hoàn.

Đem dược liệu ngâm vào nước, sau đó thái thành lát và phơi trong bóng râm. Đặc biệt lưu ý không được phơi dưới ánh nắng mặt trời vì có thể làm mất tác dụng dược lý.

1.3 Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng là thân và cành già của cây, người ta sẽ tẩy đi vỏ bẩn trên cây, chặt nhỏ chúng, phơi hoặc sấy khô khi sử dụng. Tuy nhiên không phải phần thân cây nào cũng có thể làm dược liệu. Hầu như, những cây có thân xốp, bên ngoài vàng nhạt, bên trong vàng đậm thì sẽ được chọn.

>> Xem thêm: Cây thiên môn chùm: Đặc điểm, công dụng và cách dùng hợp lý

II. Cây mộc thông có tác dụng gì đối với sức khỏe

Theo Y học cổ truyền, dược liệu có vị cay, ngọt tính bình và không độc. Tuy nhiên theo như trong tài liệu Dược tính luận có ghi chép, thông thảo là vị thuốc có tính hàn, quy vào kinh tâm, phế, bàng quang và tiểu trường. Vị thuốc đem đến công dụng thông lợi cửu khiếu, chỉ hãn, lợi tiểu tiện, thoái nhiệt, chủ khứ ác trùng, trừ phiên, thông mạch,... Chủ trị thủy thũng, phụ nữ bế kinh, phiền nhiệt, thống kinh, rối loạn kinh nguyệt, mụn nhọt, đau nhức xương khớp, miệng lưỡi lở loét…

Còn theo Y học hiện đại, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và cho ra kết quả bất ngờ sau:

2.1 Hỗ trợ giảm mỡ

Theo một nghiên cứu vào năm 2012 của Hwang và công sự, đã chứng minh dược liệu mộc thông có tác dụng ức chế quá trình biệt hóa tế bào mỡ 3T3 - L1 cùng việc giảm đáng kể sự tích lũy lipid bằng cách điều hòa một số yếu tố phiên mã đặc hiệu ở tế bào mỡ. Bên cạnh đó, thông thảo còn gây ức chế quá trình tạo mỡ, ức chế sự phát triển gen: axit béo tổng hợp adiponectin, lipoprotein lipase và aP2 trên thử nghiệm chuột béo phì do ăn nhiều chất béo.

2.2 Tác dụng tốt trên gan

Năm 2016, Kwak và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá tác dụng bảo vệ gan của dược liệu này. Cụ thể là chiết xuất ethyl acetate của thông thảo trong thử nghiệm viêm gan nhiễm mỡ không do rượu mà do chế độ ăn uống nhiều chất béo gây ra. Kết quả là tình trạng viêm nhiễm và gan nhiễm mỡ giảm đi rõ rệt, mức lipoprotein tăng lên trong quá trình điều trị, chất béo trung tính ở gan giảm và ức chế gen tạo mỡ tại gan.

Cây mộc thông có tác dụng gìDược liệu có tác dụng tốt đối với gan

2.3 Tác dụng trên tim mạch

Theo các báo cáo, nước sắc từ vị thuốc mộc thông mã đậu linh khi dùng liều nhỏ sẽ có tác dụng tăng sức bóp cơ tim. Tuy nhiên khi dùng liều lớn lại làm yếu đi sức co bóp của tim và dẫn tới hiện tượng tim ngừng đập ở trạng thái tâm giãn. Khi tiến hành cô lập trên chuột, nước sắc dược liệu có tác dụng kích thích. Điều này khác với tác dụng ion canxi, nhưng cả 2 vẫn có tương đồng.

2.4 Hỗ trợ chống ung thư

Theo nghiên cứu vào năm 2010 của Hegde và cộng sự báo về chiết xuất methanol của thông thảo, đã phát hiện có hai hợp chất glycoside phenantherene và phenanthrene. Chúng điều được xác định là chất ức chế enzym CDK2. Mà CDK2 có vai trò hạn chế tốc độ phát triển chu kỳ tế bào nên được xem là mục tiêu tiềm năng trong điều trị ung thư.

III. Những bài thuốc kinh nghiêm phổ biến từ cây mộc thông

  • Bài thuốc chữa khó tiểu tiện hoặc tiểu tiện đau buốt: Dùng Mộc thông, Phục linh, Đăng tâm, Trạch tả, Xa tiền, Chư linh mỗi vị 6g. Đem tất cả đi sắc với 600ml nước sau cho còn 200ml. Sau đó chia thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc chữa tiểu ra huyết: Dùng Mộc thông, sinh địa, hoàng bá, thiên môn đông, ngưu tất, cam thảo, mỗi vị 4g. Đem tất cả sức với 600ml còn khoảng 200ml. Sau đó chia thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc chữa thấp nhiệt ở phần dưới, tiểu rắt, nóng buốt: Dùng 10g mộc thông, 12g hoàng cầm, 20g sinh đại, 4g cam thảo. Đem tất cả đi sắc hoặc nghiền thành bột để uống, nhằm trị nóng, tiểu nhỏ giọt và mụn lở loét..
  • Bài thuốc chữa đau co rút khắp người: Dùng 12g mộc thông đi sắc lấy nước uống, nên uống khi còn nóng để ra ít mồ hôi.
  • Bài thuốc trị kinh nguyệt tắc: 12g mộc thông, 20g sinh địa, 12g diên hồ sách, 12g ngưu tất và 8g hoa hồng. Đem tất cả đi sắc lấy nước uống.

IV. Lưu ý khi sử dược liệu mộc thông

Thông thảo tuy mang đến nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, nhưng cần phải lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng:

  • Liều dùng phù hợp từ 4 - 6g, có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp cùng loại thuốc khác
  • Tuyệt đối không được dùng cho phụ nữ đang mang thai, người có thể trạng mệt mỏi, không có hoạt tinh và thấp nhiệt
  • Những người đang gặp phải tình trạng tiểu tiện quá nhiều cũng không được dùng.

Trên đây là tổng hợp một số thông tin về đặc điểm, công dụng và những bài thuốc đông y phổ biến từ cây mộc thông. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và phát huy hết tác dụng của dược liệu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ ngay với bạn bè và người thân của mình nhé.

||Tham khảo bài viết khác:

 
Cập nhật lúc: 2024/05/27

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.