Cây núc nác khá to, mọc hoang và được trồng khắp nước ta cũng như một số nước Châu Á lân cận. Vỏ thân núc nác đã được chứng minh là có nhiều tác dụng dược lý, được ứng dụng trong cả Đông y và Tây y ngày nay. Vậy cây núc nác chữa bệnh gì?
Lá cây núc nác có tác dụng gì?
Đặc điểm tên gọi, thành phần hoá học
Tên gọi, danh pháp
- Tên Tiếng Việt: Núc nác, nam hoàng bá, hoàng bá nam, thiều tầng chỉ, thiên trương chi, bạch ngọc nhi, so đo thuyền, triển giản, lim may, ung ca, mộc hồ điệp.
- Tên khoa học: Oroxylum indicum (L.) Kurz
- Họ: Bignoniaceae (Chùm ớt)
Đặc điểm tự nhiên
- Núc nác là loại cây khá to với chiều cao thông thường từ 7 - 12m, thậm chí cây có thể cao tới 20 - 25m. Thân cây nhẵn và ít phân nhánh.
- Vỏ cây màu xám tro, khi bẻ ra bên trong có màu vàng nhạt, không mùi, hơi hắc và đắng. Phía trên vỏ có rất nhiều sẹo do cuống lá cũ để lại và nhiều đám nhỏ nổi lên.
- Lá cây là dạng lá kép lông chim, các lá chét có hình bầu dục, bìa nguyên, đầu nhọn và chiều dài mỗi lá chét từ 7.5 - 15cm, chiều rộng từ 5 - 6.5cm.
- Hoa núc nác khá to, màu đỏ tím và mọc thành chùm ở đầu cành. Hoa gồm 5 nhị trong đó 1 nhị nhỏ hơn 4 nhị còn lại.
- Quả nang dẹt, cong dài từ 50 - 80cm, rộng 5 - 7cm và khi chín nứt thành 2 mảnh, nhiều hạt hình bầu dục cứng. Bao quanh hạt là một màng mỏng màu trắng nâu nhạt, bóng và trong, có các gân tỏa ra.
- Cả hạt và lớp màng dài 1.5 - 2.5cm; rộng 1 - 2cm. Khi bóc lớp màng ngoài ra có thể thấy được rễ phôi và lá mầm mỏng giòn, hơi đắng, không mùi.
Hình ảnh cây núc nác
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng khắp ở Việt Nam. Ngoài ra, còn có thể thấy được ở các nước lân cận như Malaysia, Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Campuchia,..
Thu hoạch và chế biến: Cây có thể thu hoạch bất cứ lúc nào, gần như quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa xuân hạ. Người ta thường gọt vỏ ở trên thân cây còn sống, vỏ núc nác sau khi thu hái có thể dùng tươi hoặc cắt nhỏ rồi đem phơi khô. Hạt núc nác thu hoạch vào khoảng cuối mùa thu sang mùa đông.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng: Vỏ thân và hạt.
Thành phần hoá học
Vỏ thân núc nác có chứa alkaloid, tannin cùng một số dẫn xuất flavonoid (chiếm 3 – 4% tính trên vỏ khô) ở dạng tự do hay heterosid.
Các flavonoid thường thấy:
- Oroxylin A (C6H12O5)
- Baicalein
- Chrysin (C15H10O4)
- Tetuin
Vỏ cây núc nác có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, vỏ thân núc nác có vị đắng, tính hàn, quy vào kinh bàng quang và tỳ. Vì vậy, dược liệu này có công dụng thanh nhiệt, tiêu độc, sát trùng, chỉ khái, chỉ thống.
Vỏ núc nác được dùng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, đau dạ dày, viêm nhiễm đường tiết niệu, tiểu ra máu, tiểu buốt, viêm họng, ho,.... Ngoài ra, nó còn được dùng để chữa dị ứng và các bệnh ngoài da như ban, sởi, mẩn ngứa,...
Tác dụng của cây núc nác trong y học cổ truyền và hiện đại
Theo y học hiện đại
Năm 1965, tại Viện nghiên cứu hoạt chất sinh vật chi nhánh Siberia Viện hàn lâm khoa học Liên Xô cũ, dựa trên kết quả lâm sàng sử dụng vỏ núc nác chữa dị ứng của bệnh viện Việt - Tiệp Hải Phòng, các nhà khoa học I. I Brekhman và P.P. Glico đã tiến hành thí nghiệm trên vỏ cây núc nác Việt Nam và đưa đến kết luận:
- Vỏ núc nác cho thấy rõ tác dụng của việc chống dị ứng;
- Tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân bất lợi từ bên ngoài;
- Vỏ núc nác có độc tính rất thấp, LD50 ở chuột nhắt trắng là 23ml dịch chiết vỏ núc nác 100% dựa trên 1kg thể trọng.
- Núc nác làm giảm tính thấm của mạch máu ở chuột đã được gây mẫn cảm bằng huyết thanh ngựa trộn lẫn với dầu parafin.
- Tại vị trí tiêm trong da histamin và formaldehyde, tính thấm của mạch máu giảm do sự ảnh hưởng của vỏ thân núc nác. Tính thấm mạch máu không giảm khi thực hiện gây viêm bằng xylen.
- Không ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển của hiện tượng Actuýt Sakharôv, tuy nhiên thỏ đã được gây mẫn cảm hồi phục nhanh hơn thỏ đối chứng.
- Núc nác có tác dụng giảm vết sưng phồng do lòng trắng trứng gây ra. Sau khi cắt bỏ tuyến thượng thận, ức chế giai đoạn cấp của phản ứng viêm của núc nác vẫn còn tồn tại. Tác dụng kháng viêm ở động vật đã được gây mẫn cảm mạnh hơn so với việc không gây.
Liều dùng & cách dùng cây núc nác
- Liều dùng: Dùng 5 - 10g/ ngày vỏ núc nác phơi khô, đem sắc lấy nước uống. Nếu dùng ngoài không cần chỉnh liều lượng.
- Lưu ý: Không dùng dược liệu núc nác cho người bị đau bụng, hư hàn, đầy bụng, tiêu chảy.
Bài thuốc từ cây núc nác
Bài thuốc chữa bệnh từ cây núc nác
Chữa táo bón
Lấy vỏ núc nác và lá cối xay với tỷ lệ bằng nhau, sắc uống mỗi ngày.
Chữa lở loét, mẩn ngứa
Bài thuốc 1: Chữa lở loét, chảy nước vàng
- Nấu 100g vỏ núc nác và 50 hạt xà sàng với nước rồi xông rửa 1 lần/ ngày, dùng trong 3 - 4 ngày.
Bài thuốc 2: Chữa mẩn ngứa, mày đay, viêm nhiễm
- Dược liệu: 13g vỏ núc nác (có thể thay bằng 15g thổ phục linh/ 13g vỏ gạo), 20g sinh địa, 15k ké đầu ngựa, 20g kim ngân, 50g sài đất, 15g cam thảo dây.
- Sắc 2 lần các dược liệu, chia thành nhiều lần uống trong ngày, sử dụng từ 5 - 7 ngày liên tục.
Bài thuốc 3: Chữa eczema bội nhiễm gây chảy nước vàng
- Dược liệu: Sài đất, vỏ núc nác, sâm đại hành, nấu các dược liệu trên thành cao đặc rồi bôi lên vùng bị tổn thương.
Bài thuốc 4: Chữa lở loét
- Giã nát vỏ núc nác tươi, ngâm trong khoảng 2 - 3 giờ theo tỷ lệ 1 phần vỏ núc nác và 3 phần rượu 30 - 40%.
- Dùng rượu đã ngâm bôi vào vết lở loét từ 3 - 4 lần/ ngày trong 2 - 3 ngày là khỏi.
Bài thuốc 5:
- Dược liệu: 15g hoạt thạch, 20g vỏ núc nác, 25g thanh đại, 20g thạch cao sống.
- Nghiền tất cả các dược liệu trên và trộn đều hỗn hợp bột trên với dầu vừng và bôi vào vết loét. Nếu vết loét chảy nước nhiều thì cho thêm 1 ít bột mai mực vào.
Chữa xương khớp
Bài thuốc chữa xương khớp từ cây núc nác
Bài thuốc 1: Chữa trật khớp, bong gân
- Dược liệu: Vỏ núc nác, lá canh châu, vỏ sồi, lá đau xương, lá tầm gửi cây khế, lá bưởi bung, lá náng, lá thầu dầu tía, lá kim cang, lá mua, quế, hồi hương, nghệ, đinh hương, gừng sống, hạt chấp, hạt máu chó, huyết giác, mủ xương rồng bà. Trường hợp sưng cơ thì thay lá đau xương bằng giấm.
- Giã nát các vị thuốc sau rồi sao lên và chườm lên chỗ trật khớp, bong gân.
Bài thuốc 2: Chữa thấp khớp, sưng đau khớp, lưu ý không dùng cho phụ nữ có thai.
- Dược liệu: Dây đau xương, vỏ núc nác, cây vòi voi, rễ bưởi bung, phòng kỷ, ngũ gia bì chân chim, rễ cỏ xước, độc lực, kê huyết đằng, rễ trinh nữ, quế chi, thiên niên kiện, độc hoạt.
- Dược liệu phơi khô rồi sao vàng (trừ thiên niên kiện, độc hoạt, quế chi không sao). Cho ngập dược liệu 20cm rồi sắc 2 lần (lần đầu sắc 6h, lần sau sắc 3h). Sau đó hòa 2 nước lại, lọc rồi tiếp tục sắc đến trước khi sắc xong 40 phút thì cho thiên niên kiện, quế, độc hoạt vào. Cô đến tỷ lệ 1:1 rồi pha cao với siro đơn theo tỷ lệ 10%. Uống 200 - 250ml/ ngày và chia thành 2 lần.
>> Ngoài ra để chữa các bệnh xương khớp, bạn còn có thể tham khảo một số dược liệu có tác dụng tương tự tại:
Chữa tổ đỉa, lở loét, giang mai
- Dược liệu: Khổ sâm 30g, vỏ núc nác 30g, quả ké 50g, thổ phục linh 50g, hạ khô thảo 50g, hạt dành dành 15g, sinh địa 20g.
- Tán tất cả dược liệu theo liều lượng sau thành bột rồi vo viên, uống từ 20 - 25g/ ngày.
Chữa sốt xuất huyết kèm mẩn ngứa
- Dược liệu: vỏ núc nác, hoa mã đề mỗi loại 20g, rau má, cỏ nhọ nồi mỗi loại 30g.
- Giã nát các dược liệu trên rồi thêm nước dùng lọc uống hoặc sắc uống.
Chữa bệnh tiết niệu
Vỏ núc nác cũng có tác dụng chữa các bệnh về tiết niệu rất tốt
- Bài thuốc 1: Dược liệu: vỏ núc nác, thạch hộc, quả dành dành mỗi loại 12g, rau má 20g, nhục quế 4g. Mỗi ngày sắc 1 thang dược liệu trên, trường hợp nặng thì có thể tăng lên 2 thang/ ngày.
- Bài thuốc 2: Sắc mỗi loại 1 nắm rồi dùng uống rễ cỏ tranh, vỏ núc nác, mã đề.
Chữa bệnh trĩ
- Dược liệu: vỏ núc nác, hoa kinh giới, ngũ bội tử mỗi loại 12g và phèn phi 4g.
- Sắc các dược liệu trên rồi dùng ngâm hậu môn mỗi ngày.
Bình Vị Thái Minh có thành phần Cao Núc nác (Oroxylum indicum extract). Bình Vị Thái Minh hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, cải thiện và giảm thiểu các biểu hiện của viêm loét dạ dày.
Đối tượng không nên sử dụng cây núc nác
Dù có nhiều công dụng nhưng núc nác không dành cho tất cả mọi người. Có những người sử dụng thì nó đúng là thần dược, nhưng cũng có người dùng lại phản tác dụng. Vì vậy, nếu nằm trong nhóm các đối tượng dưới đây thì tốt nhất không nên dùng để đảm bảo cho sức khỏe bản thân:
Đối tượng không nên sử dụng cây núc nác
- Do cây có tính hàn nên người có thể trạng hàn hay tỳ hư vị nhược không nên dùng.
- Người bị đầy bụng, đi đại tiện phân lỏng, tiêu chảy lâu ngày cũng tránh dùng.
- Người bị cảm lạnh kèm theo ho, sốt có nước mũi tốt nhất không nên sử dụng.
Núc nác là dược liệu được ứng dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc và bài thuốc trước khi sử dụng.
Xem thêm:
Cập nhật lúc: 2024/07/10