Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây sâm đất là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Khi nhắc đến cây sâm đất, người ra sẽ nghĩ ngay tới công dụng giảm đau, cải thiện đường tiêu hóa, hỗ trợ điều trị sỏi thận hay tiểu đường. Nhưng thực sự có ai hiểu rõ được về những tác dụng này cũng như cách sử dụng dược liệu một cách hiệu quả. Đọc ngay bài viết dưới đây sẽ có thêm thông tin hữu ích.

I. Tìm hiểu về cây sâm đất

Sâm đất có tên khoa học là Talinum fruticosum, được nhắc với nhiều tên gọi khác như sâm thảo, sâm mồng tơi, đông dương sâm,... Cây có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Mỹ, sau này du nhập vào Việt Nam từ những năm 1909, cây chủ yếu là mọc hoang và phát triển tự nhiên.

Dưới đây là cách nhận biết cây sâm đất. Cây thuộc loại thân thảo, mọc thẳng đứng, cành phân nhiều nhánh và thân cây nhẵn. Lá cây mọc so le, hình trái xoan hoặc trứng ngược, cuống rất ngắn. Phiến lá dày và bóng ở 2 mặt, mép lá dạng lượn sóng. Hoa nhỏ, màu hồng tím, thường mọc thành từng chùm ở ngọn và dài tầm 30cm. Sâm đất ra hoa từ tháng 6 - 7. Đậu quả khoảng tháng 8 - 9. Quả cây nhỏ, khi chín có màu xám tro hay đổ nâu như quả của rau mồng tơi, hạt rất là nhỏ, dẹt và màu đen.

cây sâm đấtHình ảnh cây sâm đất

1.1 Cây sâm đất có mấy loại?

Theo nghiên cứu hiện nay, sâm đất được chia thành 2 loại chính, gồm:

  • Sâm đất Việt Nam (Talinum fruticosum L.)
    • Đây là loại sâm đất phổ biến nhất ở Việt Nam, mọc hoang dã ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc. Chúng có thân mọc đứng, cao khoảng 30 - 50 cm, lá hình bầu dục, dày và mọng nước. Củ sâm đất màu vàng nhạt, ăn bùi bùi, ngọt nhẹ.
  • Sâm Ngọc Linh (Mán Tù Chù)
    • Sâm Ngọc Linh là loại sâm đất quý hiếm, được tìm thấy ở dãy núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Quảng Nam. Cây có thân mọc bò, lá hình tim, củ sâm đất to hơn và có nhiều hoạt chất quý hơn so với sâm đất Việt Nam.
    • Ngoài ra còn các loại khác như sâm cau rừng, sâm quy đá, sâm đương quy,...

1.2 Phân bố, phân bố và chế biến

Tại Việt Nam, cây sinh trưởng ở khắp mọi miền, nhưng nhiều nhất vẫn là ở các tỉnh trung du và miền núi, người dân nơi đây thường dùng cây để làm thức ăn hàng ngày. Ở Trung Quốc, người ta thường bào chế thành thuốc bổ, ngoài ra còn làm cây cảnh vì cây dễ chăm sóc và hoa thì rất đẹp.

Sâm đất ưa ẩm, cần nhiều ánh nắng nên dễ trồng và có thể thu hoạch quanh năm. Người dân sau đó sẽ đem về nấu canh ăn hàng ngày hoặc phơi khô để dùng thuốc trị ho.

1.3 Bộ phận dùng và thành phần hóa học

Tất cả bộ phận trên cây đều có thể sử dụng làm thuốc. Thành phần hóa học chủ yếu là pectin, sắt, canxi, fructooligosaccharide, polysaccharide, protein, saponin, vitamin (A, C) và các loại khoáng chất khác. Những dưỡng chất này mang đến nhiều lợi ích quý cho sức khỏe.

||Xem thêm:

II. Cây sâm đất có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Sâm đất có vị ngọt, ăn rất giòn lại thanh mát nên được sử dụng nhiều để nấu canh, xào, ăn sống hoặc ngâm với rượu. Củ cũng để được lâu, có khi tới 6 tháng, bảo bản ở nhiệt độ thường, đem phơi nắng hoặc sấy khô. Cây đem tới nhiều công dụng trị bệnh, đồng thời khi kết hợp cùng các vị thuốc khác còn giúp hiệu quả nâng cao. 

 - Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đường huyết, mỡ máu

Sâm đất có chứa hàm lượng fructooligosaccharides dồi dào, giúp hỗ trợ cơ thể giảm hấp thu đường đơn, giảm lượng đường trong gan, hạn chế tăng đường huyết và tăng cường hoạt động của insulin. 

Bên cạnh đó, nhờ vào việc chuyển hóa tinh bột thành đường đơn, dược liệu có thể điều chỉnh mức cholesterol và giảm mỡ tích tụ trong máu. Từ đó giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể và cho vào mức an toàn.

Cây sâm đất có tác dụng gìSâm đất có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu

 - Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng

Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm, sâm đất có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và các bệnh truyền nhiễm khác. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ăn rau sâm đất thường xuyên có thể tác động tích cực đối với tình trạng xơ vữa động mạch hoặc đau tim.

 - Tăng cường sức khỏe tim mạch

Fructooligosaccharides chuyển hóa thành cacbonhydrat và polyphenol, từ đó hỗ trợ làm giảm lượng natri trong máu, phòng ngừa bệnh lý hạ huyết áp và góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch. 

 - Bổ máu

Uống nước cây sâm đất có tác dụng gì? Giúp cải thiện các tế bào máu bởi lượng protein trong dược liệu khá cao. Do đó, thường xuyên tiêu thụ rau sâm đất sẽ cải thiện tế bào hồng cầu và bạch cầu, đặc biệt là hàm lượng sắt trong cây cũng hỗ trợ bổ máu hiệu quả.

 - Hỗ trợ ổn định huyết áp

Lượng chất xơ và khoáng chất trong dược liệu sẽ giúp duy trì huyết áp ổn định và kiểm soát nhịp tim. Nên khi huyết áp quá cao, uống nước ép sâm đất để giúp hỗ trợ điều trị bệnh lành tính và hiệu quả. 

 - Cải thiện làn da

Cây sâm đất có tính mát và giàu vitamin A, C nên có tác dụng tăng trưởng tế bào và mô của cơ thể. Đồng thời những chất chống oxy hóa trong rau cũng có khả năng cải thiện sắc tố da và hạn chế da khô, giúp làn da khỏe mạnh hơn.

cây sâm đất trị bệnh gìDược liệu có tác dụng cải thiện làn da

 - Tăng thị lực

Sâm đất giàu vitamin A giúp tốt cho mắt và ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Cùng với đó là hàm lượng vitamin C đem tới tác dụng bảo vệ võng mạc khỏi những tổn thương gây ra bởi gốc tự do và giảm tình trạng khô mắt.

 - Cải thiện hệ tiêu hóa

Cây sâm đất trị bệnh gì? Hoạt chất fructooligosaccharide trong sâm đất có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột, từ đó chống lại hại khuẩn và bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.Đặc biệt hàm lượng chất xơ lớn còn có thể ngăn ngừa bệnh lý tiêu hóa như táo bón, viêm loét dạ dày và đầy bụng.

>> Xem thêm: Cây sâm đất có mấy loại? Cách nhận biết 9 loại sâm đất

III. Những lưu ý khi sử dụng cây sâm đất

Bệnh cạnh những tác dụng vốn có, người dùng cần phải lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng:

  • Dược liệu phù hợp với người muốn tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, trị táo bón, làm đẹp da, trị mụn nhọt.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Người có hệ tiêu hóa kém, hay đau bụng nên tránh dùng vì sâm đất có tính hàn.
  • Người đang mắc bệnh viêm gan, viêm túi mật không nên dùng vì sâm đất có thể làm giảm cảm giác thèm ăn.
  • Người đang sử dụng thuốc tây nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng sâm đất vì có thể xảy ra tương tác thuốc.
  • Nên dùng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn, nếu dùng quá liều sẽ gây nên tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, hạ huyết áp,...

Qua bài viết trên, hy vọng người đọc sẽ hiểu hơn về đặc điểm và lợi ích đến từ cây sâm đất, đồng thời cần lưu ý một số vấn đề để sử dụng đúng cách và tránh gây tác dụng phụ. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ ngay với người thân và bạn bè của mình nhé.

||Tham khảo bài viết khác:

 
Cập nhật lúc: 2024/07/05

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.